Phương pháp đánh giá.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác thực hiện công việc của cán bộ, nhân viên tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Xuyên (Trang 35)

- Về chất lượng lao động.

2.2.2.Phương pháp đánh giá.

Hiện tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Xuyên đang sử dụng phương pháp thang đo đánh giá đồ họa kết hợp với phương pháp quản lý bằng mục tiêu để đánh giá tình hình thực hiện công việc của nhân viên. Phương pháp này được sử dụng cho cả hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

Các tiêu chí đánh giá bao gồm:

- Đánh giá cán bộ trên cơ sở thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao thông qua: Khối lượng, chất lượng, tiến độ thực hiện và kết quả, hiệu quả công việc

đối với từng vị trí, từng cán bộ. Căn cứ để đánh giá cán bộ, người lao động được theo dõi trên hệ thống quản lý đánh giá cụ thể: Kết quả làm việc của từng cá nhân, đơn vị đối chiếu với chỉ tiêu, nhiệm vụ, trách nhiệm của đơn vị, của từng cá nhân, mức lương được hưởng và năng suất, chất lượng, kết quả công việc của từng lao động phải thực hiện.

- Khả năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ được phân công; khả năng điều hành, khuyến khích năng lực làm việc của nhân viên; khả năng giải quyết vấn đề và phong cách, thái độ trong điều hành; kiểm tra giám sát, đánh giá mức độ hoàn thành của nhân viên; thực hiện Quy chế nội quy, Văn hóa doanh nghiệp và các cam kết khác với NHCT; đoàn kết, phối hợp thực hiện nhiệm vụ trong, ngoài đơn vị; thái độ với công việc và tinh thần phục vụ khách hàng và mức độ tín nhiệm với nhân viên (đối với cán bộ có chức danh).

- Khả năng lập kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ được phân công; chủ động sáng tạo, khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm; thực hiện Quy chế nội quy, Văn hóa doanh nghiệp và các cam kết khác với NHCT; Đoàn kết, giao tiếp phối hợp thực hiện nhiệm vụ trong, ngoài đơn vị; tinh thần học hỏi; thái độ với công việc và tinh thần phục vụ khách hàng và mức độ tín nhiệm trong đơn vị (đối với cán bộ, người lao động không có chức danh).

Từ bảng phụ lục 05 của Phòng Tổ chức – Hành chính về đánh giá thực hiện công việc đối với cán bộ nhân viên ta nhận thấy có 5 mức điểm được đưa ra. Kết quả đánh giá có thể không được chính xác vì người đánh giá có thể mắc phải lỗi xu hướng bình quân và đánh giá mọi người ở mức độ trung bình do đó gây ra hiện tượng mất công bằng trong thực hiện công việc và không tạo động lực làm việc cho người lao động.

Ngoài ra, các tiêu chí đánh giá của cơ quan còn chưa rõ ràng, khó có thể lượng hóa và gây khó khăn cho việc đánh giá cán bộ. Cụ thể là:

Đối tượng điều tra: Cán bộ nhân viên trong chi nhánh

Khối lượng công việc 5 4 3 2 1 Đáp ứng công việc được giao

Xuất sắc Tốt Hoàn thành Hoàn thành

mức độ thấp

Không hoàn thành

(Nguồn: Phụ lục mẫu 05, công văn 1445, Phòng Tổ chức – Hành chính, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Bình Xuyên)

Yếu tố này không được đi kèm với bản phân tích công việc, điều này gây khó khăn cho người đánh giá trong việc xác định ranh giới giữa các chỉ tiêu giữa việc thực hiện tốt công việc và chưa tốt công việc nên kết quả đánh giá thường dựa trên sự đánh giá chủ quan của người đánh giá.

Yếu tố 2 Mức độ thực hiện của nhân viên

Lập kế hoạch và tổ chức sự kiện

1 2 3 4 5

Khả năng lập kế hoạch để thực hiện công việc

Không có Có nhưng chưa đầy đủ

Có Tốt Rất tốt

(Nguồn: Phụ lục mẫu 05, công văn 1445, Phòng Tổ chức – Hành chính, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Bình Xuyên)

Tiêu chí này được xây dựng nhưng không được đi kèm với bản yêu cầu công việc với người thực hiện làm cho người đánh giá khó xác định được khả năng của từng nhân viên.

Chủ động sáng tạo 1 2 3 4 5 Tính chủ động sáng tạo trong công việc

Không có Đôi khi Có Thường

xuyên Luôn luôn

(Nguồn: Phụ lục mẫu 05, công văn 1445, Phòng Tổ chức – Hành chính, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Bình Xuyên)

Tiêu chí này không được quy định rõ trong bản phân tích công việc nên khó có thể xác định được mức độ sáng tạo của từng người như thế nào.

Yếu tố 4 Mức độ thực hiện của nhân viên

Làm việc theo nhóm 1 2 3 4 5 Sự phối hợp giữa các cá nhân trong thực hiện công việc Thường xuyên tranh cãi với đồng nghiệp Thỉnh thoảng có tranh cãi với đồng nghiệp Có thể phối hợp với đồng nghiệp Phối hợp tương đối tốt với đồng nghiệp Luôn thành công trong việc phối hợp với đồng nghiệp (Nguồn: Phụ lục mẫu 05, công văn 1445, Phòng Tổ chức – Hành chính, Chi

nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Bình Xuyên) Câu hỏi: Các tiêu chí đánh giá có dễ dàng cho việc đánh giá không? a. Có. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Không.

Kết quả trả lời

Có 3 6% Dễ hiểu

Không 47 94% Tiêu chí đưa ra không rõ ràng, khó

lượng hóa

Tổng 50 100%

(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp từ mẫu phiếu điều tra)

Trong số 50 người được hỏi thì có tới 47 người tương ứng với 94%mọi người đều cho rằng các tiêu chí đánh giá là không dễ dàng trong việc đánh giá vì các tiêu chí đánh giá không rõ ràng nên khó định lượng trong việc xác định kết quả đánh giá.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác thực hiện công việc của cán bộ, nhân viên tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Xuyên (Trang 35)