Các biến nghiên cứu quản trị chất lượng

Một phần của tài liệu Tác động của thực hành Quản trị chất lượng và JIT tới kết quả cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất. Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho các doanh nghiệp sản xuất (Trang 51)

Phƣơng pháp nghiên cứu thực chứng là một cách tiếp cận hữu hiệu để lấp đầy khoảng trống giữa lý thuyết và thực tiễn trong quản trị hoạt động sản xuất (Flynn và cộng sự, 1990). Từ những năm 1980, nguyên tắc quản trị hoạt động sản xuất đã bắt đầu đƣợc triển khai nghiên cứu thực chứng, đặc biệt là theo phƣơng pháp nghiên cứu khảo sát. Hay nói cách khác, việc nghiên cứu thực nghiệm này đã góp phần làm sáng tỏ rất nhiều lý thuyết quản trị hoạt động sản xuất. Luận văn này mong muốn áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu khảo sát để thực hiện các mục tiêu đã nêu trong Chƣơng 1. Mƣời một biến nghiên cứu đƣợc đo lƣờng dựa vào mƣời một bộ chỉ số đo lƣờng nhƣ sau:

Có ba bộ chỉ số nhằm đo lƣờng các khía cạnh của quản trị lực lƣợng lao động . Giải quyết vấn đề theo nhóm nhỏ (GVNN): Bộ chỉ số này đánh giá cách mà nhà máy sử dụng các hoạt động tập thể để giải quyết vấn đề.

Đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên (DTNV): Bộ chỉ số này đánh giá xem liệu nhà máy có tập trung phát triển các kỹ năng của lao động bằng cách cung cấp các khóa đào tạo phù hợp.

Sáng kiến cải tiến của nhân viên (SKCT): Bộ chỉ số này đƣợc thiết kế để đo lƣờng nhận thức của nhân viên trong việc chủ động cung cấp các sáng kiến cải tiến và cách thức các nhà lãnh đạo phản hồi các sáng kiến của nhân viên.

Ba bộ chỉ số tiếp theo nhằm mục đích đo lƣờng các khía cạnh của quản trị quá trình .

Sạch sẽ và Tổ chức (SSTC): Bộ chỉ số này đánh giá cách thức lãnh đạo nhà máy thực hiện những bƣớc để tổ chức và duy trì nơi làm việc nhằm giúp nhân viên hoàn thành công việc nhanh hơn và nâng cao ý thức tự giác của nhân viên trong nhà máy.

Kiểm soát quá trình (KSQT): Bộ chỉ số này nhằm đo lƣờng liệu nhà máy có sử dụng phƣơng pháp kiểm soát quá trình theo thống kê nhằm giảm thiểu sự sai lệch trong quá trình.

Bảo trì phòng ngừa (BTPN): Bộ chỉ số này nhằm đo lƣờng cách thức nhà máy tiến hành bảo trì phòng ngừa để cải tiến năng suất thiết bị .

Năm bộ chỉ số sau đây nhằm mục đích đo lƣờng năm khía cạnh khác của quản trị chất lƣợng: hỗ trợ từ lãnh đạo cấp cao, hoạch định chiến lƣợc, phân tích thông tin, mối quan hệ với nhà cung ứng, và quan hệ khách hàng .

Hỗ trợ của lãnh đạo cấp cao về chất lƣợng (LDCL): Bộ chỉ số này nhằm đo lƣờng mức độ cam kết của lãnh đạo cấp cao và sự tham gia của cá nhân họ với mục tiêu theo đuổi các chƣơng trình cải tiến liên tục.

Hoạch định chiến lƣợc chính thức (HDCL): Bộ chỉ số này đánh giá cách mà nhà máy tiến hành hoạch định chiến lƣợc và mức độ thƣờng xuyên cập nhật các hoạch định chiến lƣợc đƣợc văn bản hóa.

Phân tích thông tin (PTTT): Bộ chỉ số này đánh giá liệu nhà máy có cung cấp cho nhân viên các thông tin liên quan đến kết quả sản xuất (bao gồm cả chất lƣợng và năng suất) một cách kịp thời và chính xác.

Sự tham gia vào chất lƣợng từ nhà cung ứng (TCCU): Bộ chỉ số này đánh giá số lƣợng và các loại hình tƣơng tác từ phía nhà cung ứng nhằm mục tiêu nâng cao chất lƣợng. Sự tham gia của khách hàng (TGKH): Bộ chỉ số này đánh giá mức độ tiếp xúc khách hàng, định hƣớng khách hàng và đáp ứng khách hàng.

Một phần của tài liệu Tác động của thực hành Quản trị chất lượng và JIT tới kết quả cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất. Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho các doanh nghiệp sản xuất (Trang 51)