Kết quả cạnh tranh

Một phần của tài liệu Tác động của thực hành Quản trị chất lượng và JIT tới kết quả cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất. Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho các doanh nghiệp sản xuất (Trang 46)

Các tài liệu trích dẫn chỉ ra rằng kết quả cạnh tranh thƣờng đề cập đến khả năng mà một tổ chức kinh doanh có thể tồn tại trong một thị trƣờng cạnh tranh bằng cách cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng khách hàng. Bên cạnh thị trƣờng và quan điểm tài chính, kết quả hoạt động với các chỉ số nhƣ chất lƣợng phù hợp, chất lƣợng thiết kế, chi phí sản xuất, phân phối, sản lƣợng và tính linh hoạt sản phẩm là các chỉ số hoạt động quan trọng của các công ty sản xuất để phấn đấu giành đƣợc vị thế cạnh tranh cao .

Các chỉ số đo lƣờng kết quả cạnh tranh là một vấn đề quan trọng trong nghiên cứu quản trị. Porter (1985) mô tả hai lợi thế cạnh tranh riêng biệt: chi phí thấp và khác biệt, có thể bao gồm chất lƣợng, tính năng, giao hàng, và dịch vụ. Hayes và Wheelwright (1984) cho rằng có năm lợi thế cạnh trạnh trong hoạt động sản xuất bao gồm: chi phí thấp, chất lƣợng cao, độ tin cậy, tính linh hoạt và sáng tạo. Trong

khuôn khổ của dự án sản xuất kết quả cao (HPM), Schroeder và Flynn (2001) đề xuất một danh sách mƣời ba chỉ số về kết quả cạnh tranh bao gồm: Chi phí đơn vị sản xuất; Phù hợp với các thông số kỹ thuật sản phẩm; Khả năng giao hàng đúng hạn; Giao hàng nhanh; Tính linh hoạt để thay đổi cơ cấu sản phẩm; Tính linh hoạt để thay đổi sản lƣợng; Hàng tồn kho; Thời gian thực hiện sản xuất; Tốc độ giới thiệu sản phẩm mới vào nhà máy; Khả năng và kết quả sản phẩm; Triển khai sản phẩm mới đúng hạn; Sáng tạo sản phẩm; Hỗ trợ và dịch vụ khách hàng.

Trong giới hạn của bài luận văn, tác giả mong muốn nghiên cứu điều tra mối quan hệ giữa quản trị chất lƣợng, JIT và một số chỉ số kết quả cạnh tranh nhƣ:

Chất lƣợng: Chất lƣợng phù hợp

Chi phí: Chi phí sản xuất và luân chuyển hàng tồn kho Giao hàng: Giao hàng đúng hạn

Linh hoạt: Tính linh hoạt trong sản xuất Thời gian: Thời gian sản xuất

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này trình bày các phương pháp áp dụng cho việc nghiên cứu. Nội dung sẽ được bắt đầu với việc mô tả khung nghiên cứu và các biến nghiên cứu xuất phát từ việc xem xét lý thuyết của nghiên cứu quản trị chất lượng và JIT. Hai phần cuối cùng trình bày các phương pháp thu thập dữ liệu và các kết quả phân tích.

Một phần của tài liệu Tác động của thực hành Quản trị chất lượng và JIT tới kết quả cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất. Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho các doanh nghiệp sản xuất (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)