Khung phân tích

Một phần của tài liệu Tác động của thực hành Quản trị chất lượng và JIT tới kết quả cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất. Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho các doanh nghiệp sản xuất (Trang 48)

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm phân tích tác động của thực hành quản trị chất lƣợng và JIT lên kết quả chất lƣợng và kết quả cạnh tranh của các nhà máy sản xuất. Để đo lƣờng hoạt động quản trị chất lƣợng và JIT, một số khung thực chứng đã đƣợc xem xét. Thực tế cho thấy rằng các nghiên cứu thực chứng về quản trị chất lƣợng và JIT sử dụng các biến và các phép đo lƣờng khác nhau sẽ thu đƣợc các kết quả khác nhau. Nghiên cứu này đi theo hƣớng tiếp cận của Flynn và thông qua các biến để đo lƣờng thực hành quản trị chất lƣợng và thực hành JIT. Có tổng cộng mƣời một bộ chỉ số đo lƣờng thực hành quản trị chất lƣợng và bảy bộ chỉ số đo lƣờng thực hành JIT đã đƣợc thông qua và sử dụng trong nghiên cứu này nhằm minh chứng cho tác động của quản trị chất lƣợng và JIT đến kết quả. Khung này đã đƣợc thử nghiệm bởi nhiều học giả để nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của quản trị chất lƣợng và JIT (Flynn và đồng nghiệp,1995; Flynn và Schroeder năm 2001; Cua và đồng nghiệp 2001; Matsui, 2002) sử dụng số liệu điều tra thu thập đƣợc trong những năm 1990 và 2000.

Hình 2.1: Khung phân tích về nghiên cứu sự tác động của Quản trị chất lƣợng, Sản xuất JIT, Kết quả chất lƣợng đến Kết quả cạnh tranh

Để đo lƣờng việc thực hiện các thực hành quản trị chất lƣợng và thực hành JIT trong nhà máy sản xuất, mƣời một bộ chỉ số đo lƣờng thực hành quản trị chất lƣợng và bảy bộ chỉ số đo lƣờng sản xuất JIT đã đƣợc xây dựng từ các câu hỏi dạng khảo sát. Bƣớc đầu tiên của quá trình phân tích là phân tích độ tin cậy và độ chính xác của các bộ chỉ số đo lƣờng cho dữ liệu từng nƣớc và dữ liệu tổng thể 5 nƣớc.

Thực hành Quản trị Chất lƣợng

Sự hỗ trợ từ lãnh đạo cấp cao Lập kế hoạch chiến lƣợc Giải quyết vấn đề theo nhóm nhỏ

Sáng kiến cải tiến của nhân viên Đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên

Sự tham gia của khách hàng Sự tham gia vào chất lƣợng từ nhà

cung ứng Kiểm soát quá trình Phân tích thông tin chất lƣợng

Bảo trì phòng ngừa Sạch sẽ và tổ chức Kết quả chất lƣợng Kết quả cạnh tranh Thực hành sản xuất JIT Lịch trình tổng thể cân bằng Thiết kế nhà xƣởng JIT Phân phối JIT từ nhà cung ứng

JIT liên kết tới khách hàng Hệ thống kéo

Nhân viên đa chức năng Giảm thời gian cài đặt

Độ tin cậy là sự đánh giá tính chính xác nội bộ. Trong nghiên cứu này, nó đƣợc đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha. Tiêu chí để chấp nhận là 0,6 nhƣ đƣợc đề xuất trong các tài liệu trích dẫn (Nunnally, 1967).

Độ chính xác của các bộ chỉ số đo lƣờng đƣợc kiểm tra lại về nội dung và biến. Độ chính xác về nội dung: Ngoài việc mở rộng xem xét cơ sở lý luận đƣợc thực hiện đối với các thực hành quản trị chất lƣợng, quản trị sản xuất và tác nghiệp, kết quả của tổ chức để đánh giá độ chính xác về nội dung. Bài luận văn đi theo lối nghiên cứu của Flynn và cộng sự (1994 và 1995), Schroeder và Flynn, (2001), Cua và cộng sự (2001), và Matsui (2002) đã phát triển và kiểm tra một bộ các tiêu chí đo lƣờng về quản trị chất lƣợng và JIT trong khuôn khổ của Dự án sản xuất kết quả cao (HPM). Độ chính xác biến: Độ chính xác biến đƣợc thực hiện nhằm đảm bảo rằng tất cả các câu hỏi trong bộ tiêu chí đều đo lƣờng cùng một biến. Việc phân tích các yếu tố trong bộ tiêu chí đƣợc kiểm tra trên ba tiêu chí: (1) tính đơn chiều, (2) giá trị đặc trƣng nhỏ nhất của 1, (3) Hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.4. Kết quả của phân tích đo lƣờng cho các tiêu chí đơn lẻ đƣợc trình bày trong bảng 3.3 gồm các mẫu đƣợc lấy theo năm nƣớc và mẫu trong toàn bộ bể dữ liệu. Quan sát trong bảng, ta thấy tất cả các giá trị alpha của các tiêu chí đo đều vƣợt quá giá trị cho phép thấp nhất là 0.6. Hầu hết các tiêu chí đo đều có giá trị đặc trƣng lớn nhất lớn hơn hai. Hệ số tải nhân tố cho mỗi nhân tố đều lớn hơn 0.4, hầu hết nằm trong khoảng từ 0.7 đến 0.9 nhƣ đƣợc trình bày trong phụ lục A,B và C. Để đảm bảo tính đơn chiều của các tiêu chí đo, một vài câu hỏi sẽ bị loại bỏ. Nhìn chung, tất cả các tiêu chí đo thể hiện đƣợc độ tin cậy và độ chính xác trong các mẫu theo nƣớc và mẫu trong toàn bộ bể dữ liệu. Nghiên cứu này đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở dữ liệu của dự án sản xuất kết quả cao (HPM). Đây là một dự án nghiên cứu quốc tế đang diễn ra trong đó tập trung vào việc nghiên cứu các thực hành tốt nhất và đóng góp của nó vào sản xuất kết quả cao. Một số nghiên cứu thực chứng về quản trị chất lƣợng đã đƣợc đã đƣợc tiến hành dựa trên cơ sở dữ liệu HPM . Nghiên cứu này đƣợc thực hiện bằng cách phân

tích dữ liệu mà đã đƣợc thu thập từ một trăm sáu mƣơi ba nhà máy sản xuất trên năm quốc gia: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Ý, và Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu Tác động của thực hành Quản trị chất lượng và JIT tới kết quả cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất. Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho các doanh nghiệp sản xuất (Trang 48)