Xây dựng và tổ chức các bộ phận quản lý TBDH

Một phần của tài liệu SKKN Đổi mới quản lý thiết bị dạy học ở trường THPT Ân Thi, tỉnh Hưng Yên (Trang 49)

- Nguyên nhân làm hư hỏng TBD Hở trường THPTÂn Thi hiện nay:

3.2.2. Xây dựng và tổ chức các bộ phận quản lý TBDH

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp.

Ðể thực hiện công tác quản lý TBDH có hiệu quả, các truờng THPT cần phải xây dựng các bộ phận quản lý TBDH có kiến thức chuyên môn vững, có đủ năng lực và nhiệt tình với công việc để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý.

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp.

- Việc quản lý TBDH do HT nhà trường chỉ đạo chung, gồm các bộ phận sau:

+ Bộ phận quản lý việc mua sắm, trang bị các TBDH gồm: Kế toán nhà trường, cán bộ phụ trách TBDH; tổ trưởng chuyên môn. Bộ phận này do một PHT phụ trách cơ sở vật chất trực tiếp chỉ đạo, điều hành.

+ Bộ phận quản lý việc sử dụng TBDH gồm: Cán bộ phụ trách TBDH, các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn, các GV và HS. Bộ phận này do đồng chí PHT chuyên môn phụ trách chỉ đạo, điều hành.

+ Bộ phận quản lý việc bảo quản TBDH: có sự phối hợp trách nhiệm của hai bộ phận trên. Mỗi thành viên trong nhà trường phải chấp hành nghiêm túc những quy định về việc bảo quản TBDH, đồng thời coi quản lý việc bảo quản TBDH là trách nhiệm chung của mỗi cá nhân và tập thể trong nhà trường.

HT chỉ đạo việc thực hiện giữa các bộ phận cần phải có sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất với nhau nhằm phát huy tối đa hiệu quả và tăng tần suất sử dụng của các TBDH, góp phần nâng cao CLDH trong nhà trường.

3.2.2.3. Ðiều kiện thực hiện biện pháp.

+ Nhà trường có đủ cán bộ, GV chuyên trách TBDH.

+ Phó Hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn tham gia tích cực vào việc sử dụng và QLTBDH.

Một phần của tài liệu SKKN Đổi mới quản lý thiết bị dạy học ở trường THPT Ân Thi, tỉnh Hưng Yên (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w