Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, CBPTTBDH về TBDH và quản lý TBDH trong nhà trường.

Một phần của tài liệu SKKN Đổi mới quản lý thiết bị dạy học ở trường THPT Ân Thi, tỉnh Hưng Yên (Trang 46)

- Nguyên nhân làm hư hỏng TBD Hở trường THPTÂn Thi hiện nay:

3.2.1.Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, CBPTTBDH về TBDH và quản lý TBDH trong nhà trường.

trong nhà trường.

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Nhận thức là cơ sở của hành động, nhận thức đúng thì có thể có hành động đúng, nhận thức không đúng có thể dẫn đến hành động sai lệch. Một thói quen cố hữu là nhiều nhà QL, nhiều GV vẫn xem nhẹ tác dụng của TBDH và QL TBDH trong nhà trường. Việc nâng cao nhận thức cho CB, GV, NV, HS, PHHS về vai trò của TBDH và QL TBDH là một việc làm cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác QL TBDH trong nhà trường. Tuy nhiên, việc thay đổi nhận thức con người không phải là công việc một sớm một chiều khi mà nó đã trở thành thói quen cố hữu. Vì vậy việc nâng cao nhận thức này phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và phải được tiến hành đồng bộ tới tất cả các đối tượng thì mới có thể đạt hiệu quả cao.

3.2.1.2.Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

-BGH phải sưu tầm và hệ thống hoá toàn bộ các văn bản chỉ đạo, các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục về TBDH và QL TBDH; xây dựng được danh mục thiết bị hiện có của nhà trường thành tài liệu QL TBDH chung có bổ sung hàng năm. Đề ra quy định thống nhất để cùng phối hợp thực hiện, thay đổi một cách căn bản nhận thức của các thành viên từ CBQL đến HS....

-Tiến hành tuyên truyền các tài liệu QL TBDH đến toàn bộ CB, GV, NV trong nhà trường bằng nhiều hình thức:

+ Phổ biến trong hội nghị đầu năm học.

+ Để ở thư viện, phòng NVTB để mọi người cùng tham khảo, nghiên cứu.

+ Phổ biến thường xuyên trong các cuộc họp hội đồng sau các lần kiểm tra, đánh giá công tác QL TBDH nhà trường tổ chức.

-Đưa nội dung QL TBDH vào kế hoạch năm học để dựa vào đó các tổ chuyên môn cùng GV xây dựng kế hoạch của tổ, kế hoạch cá nhân trong đó yêu cầu thể hiện rõ kế hoạch làm, sử dụng và bảo quản TBDH; thống nhất chỉ đạo thay đổi cách trao đổi, rút kinh nghiệm và đánh giá giờ dạy của giáo viên ( từ chỗ quan tâm đến việc chuyển tải và truyền đạt nội dung dạy học đến học sinh sang việc chú trọng nhận xét đánh giá các phương pháp, kỹ năng sử dụng và khai thác TBDH) để giúp HS biết cách tiếp cận và tìm ra nội dung kiến thức cần chiếm lĩnh.

+ Việc xây dựng kế hoạch QL trang bị và tái trang bị TBDH phải được triển khai trước khi bước vào năm học (khoảng tháng 7); xây dựng kế hoạch QL sử dụng, bảo quản TBDH phải được tiến hành từ tháng 8. Có như vậy mới đảm bảo cung ứng kịp thời TBDH cho việc giảng dạy của GV.

+ Việc chỉ đạo thực hiện các kế hoạch QL trang bị, sử dụng, bảo quản phải được tiến hành đồng bộ và tuân thủ theo đúng nguyên tắc.

kì, đột xuất. Sau khi kiểm tra đánh giá phải có đúc rút kinh nghiệm.

+ Việc thi đua làm TBDH phải được phổ biến từ đầu năm học và phải có tổng kết đánh giá, trao thưởng cuối năm học.

- Tuyên truyền vai trò của TBDH và QL TBDH đến HS để nêu cao tinh thần tự giác tham gia QL TBDH.

+ Phối hợp với GVCN thông qua các tiết sinh hoạt đưa nội dung tuyên truyền phổ biến đến HS.

+ Phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các chương trình ngoại khoá về nội dung tuyên truyền như như các nội dung trò chơi hóa học, học vui – vui học... giúp các em thấy TBDH gần gũi và giúp học tập thật nhẹ nhàng, hiệu quả.

+ Phối hợp với GV bộ môn khuyến khích động viên học sinh tham gia làm TBDH và bảo quản TBDH.

- Tuyên truyền vai trò của TBDH và QL TBDH đối với quá trình dạy học và giáo dục của nhà trường đến PHHS để kêu gọi sự ủng hộ, quan tâm đến công tác XHHGD về TBDH.

+ Phối hợp với ban thường trực CMHS tuyên truyền đến ban đại diện CMHS qua hội nghị đầu năm của ban đại diện CMHS để từ đó xây dựng kế hoạch ủng hộ trang bị TBDH cho nhà trường.

+ Phối hợp với GVCN tuyên truyền đến từng PHHS thông qua các cuộc họp chủ nhiệm. - Tổ chức cho các tổ nhóm chuyên môn tìm hiểu TBDH bộ môn dựa trên danh mục TBDH hiện có của nhà trường, trao đổi kĩ năng sử dụng hiệu quả TBDH; tổ chức tập huấn về công nghệ thông tin trong soạn giảng bằng máy tính, tìm tư liệu dạy học từ đó trao đôi kinh nghiệm về phương pháp tìm tư liệu, làm TBDH, sử dụng và bảo quản TBDH hiệu quả.

GV tự khẳng định về khả năng làm TBDH của mình và được học tập kinh nghiệm ở các bạn bè đồng nghiệp.

- Chỉ đạo thống nhất mục tiêu QL TBDH phải phù hợp với nội dung chương trình SGK, phương pháp dạy học của từng bộ môn nâng cao hiệu quả QL TBDH trong nhà trường.

3.2.1.3.Điều kiện thực hiện biện pháp

- BGH phải có đầy đủ và hiểu rõ các văn bản về TBDH và QL TBDH.

- BGH phải nhận thức đúng đắn vai trò và tầm quan trọng của TBDH và QL TBDH.

- Phải xây dựng được kế hoạch tuyên truyền đến các đối tượng có liên quan.

- Đầu tư thời gian và kinh phí cho hoạt động nâng cao nhận thức về vai TBDH và QL TBDH.

Một phần của tài liệu SKKN Đổi mới quản lý thiết bị dạy học ở trường THPT Ân Thi, tỉnh Hưng Yên (Trang 46)