Đặc điểm bệnh lí nhiễm khuẩn của bệnh nhân

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 28)

3.1.5.1. Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn

Tìm hiểu các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn bệnh viện, góp phần quan trọng giúp các bác sĩ lâm sàng hạn chế sự hình thành thêm bệnh nhiễm khuẩn trên bệnh nhân, đồng thời giúp xác định nguyên nhân và vị trí nhiễm khuẩn khi xảy ra nhiễm khuẩn trên bệnh nhân trong thời gian bệnh nhân nằm viện. Từ đó, giúp giảm thời gian và chi phí điều trị cho bệnh nhân. Tỷ lệ yếu tố nguy cơ được xác định trên tổng số bệnh nhân nghiên cứu.

Bảng 3.6: Một số yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn

Yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)

Thủ thuật xâm lấn 67 100,0

Thở máy 46 68,7

Can thiệp ngoại khoa 10 14,9

Giảm bạch cầu trung tính 3 4,5

Nhận xét:

Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu đều có yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn chủ yếu là từ các thủ thuật xâm lấn như: đặt nội khí quản, đặt catheter, chọc dịch… (100,0%). Nguy cơ từ thở máy cũng là yếu tố đáng kể chiếm 68,7%. Ngoài ra, các

yếu tố nguy cơ khác như can thiệp ngoại khoa, giảm bạch cầu trung tính chiếm tỷ lệ thấp (lần lượt 14,9% và 4,5%). Từ kết quả ở bảng 3.6 trên cho thấy, một bệnh nhân có thể tiếp xúc với nhiều yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn. Số yếu tố nguy cơ trung bình trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu tương đối cao 3,8 ± 1,5.

3.1.5.2. Bệnh nhiễm khuẩn của bệnh nhân

Các bệnh nhiễm khuẩn của bệnh nhân (trong đó có nhiễm khuẩn bệnh viện) đều được ghi nhận theo chẩn đoán của bác sĩ. Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu đều có bệnh nhiễm khuẩn trong đó đáng lưu ý là tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện khá cao (38,8%). Các bệnh nhiễm khuẩn của bệnh nhân được phân loại theo các nhóm cơ quan nhiễm khuẩn, tần suất là số lượt bệnh nhân mắc bệnh nhiễm khuẩn đó. Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện được tính trên tổng số 67 bệnh nhân trong nghiên cứu. Kết quả khảo sát bệnh nhiễm khuẩn của bệnh nhân được trình bày trong bảng 3.7.

Bảng 3.7: Bệnh nhiễm khuẩn của bệnh nhân

Chỉ tiêu Tần suất Tỷ lệ (%)

Bệnh nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn hô hấp 58 55,2

Nhiễm khuẩn huyết 20 19,0

Nhiễm khuẩn tiêu hóa 13 12,4

Nhiễm khuẩn tiết niệu – sinh dục 7 6,7

Nhiễm khuẩn thần kinh trung ương 5 4,8

Nhiễm khuẩn ổ bụng 2 1,9

Tổng số 105 100,0

Số bệnh nhiễm khuẩn trên 1 bệnh nhân

1 33 49,3

2 24 35,8

3 10 14,9

Trung bình 1,7 ± 0,7

Nhận xét:

Colistin được chỉ định chủ yếu trong nhiễm khuẩn hô hấp (55,2%) với các chỉ định như viêm phổi, COPD đợt cấp. Tiếp theo là nhiễm khuẩn huyết (19,0%) và nhiễm khuẩn tiêu hóa (12,4%). Các bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu – sinh dục, ổ bụng, thần kinh trung ương chiếm tỷ lệ thấp. Các bệnh nhân mắc từ 2 bệnh nhiễm khuẩn trở lên chiếm tỷ lệ cao (2 bệnh: 35,8%, 3 bệnh 14,9%).

3.2. Đặc điểm vi khuẩn trong nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 28)