Tình hình đầu tư phát triển kinh tế phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2005-

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hóa. Thực trạng và giải pháp (Trang 43)

2005-2008

Cơ cấu kinh tế tỉnh Thanh Hóa đã dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp. Cụ thể là cơ cấu kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ trong GDP năm 2005 lần lượt là 31,6% - 35,1% - 33,3%; trong khi đó năm 2008 tỷ lệ này lần lượt là: 29,9% - 36,1% - 34%. Đạt được kết quả trên một phần là do cơ cấu vốn đầu tư theo ngành kinh tế đã có sự thay đổi tương đối hợp lý so với giai đoạn 2001-2005, bởi cơ cấu đầu tư có ảnh hưởng lớn đển cơ cấu kinh tế. Dươi đấy ta có thể thấy cơ câu đầu tư phân theo các ngành kinh tế

Bảng 2.10: Cơ cấu đầu tư phân theo ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2005-2008 Năm Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng VĐTPT (tỷ đồng) trong đó: 6095 7794 10.641 15405 - Nông lâm thủy sản(tỷ đồng) 481,5 996,8 2064 2618,8 - Thương mại, dịch vụ (tỷ đồng 785 1259,5 2947,6 4313,4 - Công nghiệp xây dựng (tỷ đồng) 4828,4 5537,5 5629,4 8472,8

Nguồn: Cục thống kê Thanh Hóa

Từ bảng số liệu trên ta thấy, xét trên cả giai đoạn 2005-2008 giá trị tuyệt đối của ba khối ngành đều tăng đáng kể do vốn đầu tư phát triển tăng nên vốn các ngành đều tăng. Trong ba khối ngành thì ngành công nghiệp xây dựng được

đầu tư nhiêu nhất, trong giai đoạn này tỷ trọng của ngành này lúc nào cũng chiếm gần 80 %, bởi vậy mà giá trị sản xuất của ngành dịch vụ và thương mại tăng lên, trong khi đó tỷ trọng ngành nông lâm thủy sản lại rất thấp và có xu hướng giảm.

Nông, lâm, thủy sản.

Quy mô vốn đầu tư cho nông, lâm, thủy sản trong các năm đều có xu hướng tăng và tốc độ tăng vốn đầu tư liên hoàn qua các năm từ 2002 đến 2005 lần lượt

là: 30,2% - 6,73% - 6,34% - 10,07%. Tuy nhiên để có được nhận xét chính xác chúng ta cần phải xem xét giá trị tuyệt đối của vốn đầu tư cho lĩnh vực này qua 5 năm. Năm 2001, vốn đầu tư là 393 tỷ đồng chiếm 14,2% tổng vốn đầu tư phát triển. Vốn đầu tư qua các năm liên tục tăng và năm 2005 vốn đầu tư cho nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 639 tỷ đồng cao nhất trong vòng 5 năm.

Về nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp năm 2008 gặp nhiều khó khăn, vụ đông xuân thời tiết không thuận lợi , do luc lụt sâu bệnh phá hoại, Thanh Hóa có diện tích tự nhiên là 11.106,609 ha trong đó có 52,5% là diện tích đất nông nghiệp và 81,5% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp do vậy đây là điều kiện thuận lợi để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp. Tăng cường đầu tư cho nông nghiệp là một vấn đề tất yếu được đặt ra để nhằm khai thác được thế mạnh của sản xuất nông nghiệp ở một tỉnh có diện tích đất nông nghiệp lớn như ở Thanh Hóa. Vốn được sử dụng chủ yếu vào các công trình thủy lợi lớn và kiên cố hóa kênh mương như: kênh ở phía Nam sông Mã chiếm 10 tỷ đồng, đắp đê tả sông Thị Long xã Tượng Lĩnh huyện Nông Cống 4 tỷ đồng, kiên cố hóa trạm bơm Cống Phủ, Hà Trung 6 tỷ đồng. Bên cạnh đó đầu tư vào việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp cũng rất được coi trọng, bao gồm cả việc tìm ra giống lúa mới ngắn ngày và đem lại năng suất cao, các giống cây trồng mới xen canh gối vụ đem lại hiệu quả sử dụng đất cao và tăng thu nhập cho người nông dân. Bên cạnh đó còn tăng cường đầu tư vào xây dựng các đồng muối lớn như: đồng muối Nam Tiến thuộc huyện Hậu Lộc 3 tỷ đồng, đây là một trong các đồng muối có chất lượng tốt cung cấp muối cho xuất khẩu với chất lượng cao.

Về lâm nghiệp: Là một tỉnh có diện tích rừng lớn, và độ che phủ rừng không cao khoảng 42% trong giai đoạn 2001– 2005. Trong giai đoạn 2005 – 2008 việc trồng rừng tái sinh, phủ xanh đồi trọc đã đem lại một kết quả khả quan nâng độ che phủ của rừng lên 43,2 % ở năm 2005 , 44,2 % năm 2006, 46% năm 2008, cao hơn mức độ che phủ rừng nói chung của cả nước là 5%. Bên cạnh đó, các dự án giao đất giao rừng cho từng hộ gia đình để người dân yên tâm định canh định cư đã

được thực hiện rất tốt nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân. Mặt khác việc đầu tư cho các chương trình trồng cây công nghiệp ngắn ngày như: cà phê, quế, hồi… ngày càng đem lại hiệu quả rõ rệt, và đầu tư cho các vùng rừng trồng cây công nghiệp lâu năm như: dổi, lim, táu, sến, lát...

Về thủy sản: Các chương trình đánh bắt thủy hải sản xa bờ, và hỗ trợ các hộ dân mua các phương tiện đánh bắt được xem là các dự án tập trung vốn đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực lâm nghiệp. Đầu tư vào một số quy trình bảo quản và chế biến sản phẩm tại chỗ tại huyện Quảng Cư và Hậu Lộc nhằm đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Mặt khác, hỗ trợ đầu tư hạ tầng cho các dự án chuyển đổi cơ cấu lúa - thủy sản và đầu tư xây dựng một số cống đầu mối cho các vùng nuôi nước lợ ước tính có vốn đầu tư khoảng 15 tỷ đồng, đã đầu tư được 5 tỷ đồng trong giai đoạn 2001 – 2005. Năm 2005, đánh dấu bước ngoặt mới trong hoạt động kinh doanh sản phẩm thủy, hải sản khi mà chợ đầu mối hải sản Hải Bình – Tĩnh Gia với vốn đầu tư 2 tỷ đồng và chợ Bản thuộc xã Định Long được đưa vào hoạt động. Đến năm 2008 thời tiết tương đối thuận lợi, diện tích nuôi trồng tăng 0,3 % phương tiện đánh bắt tăng 66 %, tỉnh thực hiện quyết định số 289 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ trợ cho ngư dân nên sản xuất thủy sản tăng khá nhiều so với năm 2007. Năm 2008 giá trị sản xuất thủy sản đạt 850,2 tỷ đồng tăng 9,2 % so với năm 2007, sản lượng thủy sản 91,7 nghìn tấn, tăng 9,3 % so với năm 2007.

Công nghiệp và xây dựng.

Trong giai đoạn năm 2005-2008 vốn đầu tư cho các ngành công ngiệp,xây dựng 24.768,1 tỷ đồng. Được đánh giá là ngành kinh tế có khối lượng vốn đầu tư chiếm tỷ trọng cao nhất so với các ngành kinh tế khác, tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp và xây dựng vào GDP ngày càng tăng, năm 2008 đạt 36,1 % tăng hơn so năm 2005 đạt 35,1% tăng 9,6% so với tỷ lệ này năm 2000. Điều này khẳng định rằng: tăng cường đầu tư vào công nghiệp và xây dựng đã làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tăng tỷ

trọng của công nghiệp và xây dựng trong GDP. Nhìn chung trong giai đoạn 2005 – 2008, vốn đầu tư vào công nghiệp – xây dựng không ngừng tăng về quy mô và cả về tốc độ gia tăng vốn đầu tư liên hoàn. Năm 2005, vốn đầu tư đạt 4828,4 tỷ đồng chiếm 79,2% tổng vốn đầu tư; năm 2006, vốn đầu cho cho công nghiệp – xây dựng là 5537,5 tỷ đồng chiếm 71,1% tổng vốn đầu tư, giảm 8,1% so với năm 2005. Liên tục qua các năm còn lại vốn đầu tư cho công nghiệp – xây dựng tiếp tục tăng và năm 2007 vốn đầu tư cho công nghiệp – xây dựng là 5629,3 tỷ đồng chiếm 52,9% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, đến năm 2008 con số này là 8472,8 tỷ đồng chiếm 55% tổng vốn đầu tư phát triển kinh tế.

Đầu tư cho công nghiệp chế biến và khai thác chiếm 45% tổng vốn đầu tư cho công nghiệp – xây dựng, bên cạnh đó công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu như: giầy dép, may mặc cũng thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư. Tập trung đầu tư cho hạ tầng khu công nghiệp Bỉm Sơn với 20 tỷ đồng, khu công nghiệp Nghi Sơn có diện tích hơn 700 ha với hơn 8 tỷ đồng, hạ tầng bên ngoài hàng rào khu công nghiệp như: điện, nước, đường xá cũng được quan tâm đúng mức.

Đầu tư cơ sở hạ tầng: đường vào nhà máy giấy Châu Lộc - Hậu Lộc 4 tỷ đồng, xây dựng tuyến đường Lang Chánh – Yên Khương 8 tỷ đồng, cải tạo một số tuyến đường huyện lộ với vốn đầu tư đã thực hiện là hơn 9,5 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các dự án liên doanh với các đối tác nước ngoài cũng là một yếu tố làm tăng đáng kế vốn đầu tư vào công nghiệp – xây dựng. Trong giai đoạn 2001 – 2005, có rất nhiều dự án liên doanh trong đó có 2 dự án với quy mô lớn như: liên doanh đá ốp lát Tự Lập - Việt Hưng với vốn là 20 tỷ đồng, dự án Vinastone khai thác và chế biến các sản phẩm từ đá hoa cương với tổng vốn đầu tư là 28 tỷ đồng…, đến giai đoạn năm 2005-2008 thực hiện chủ yếu dự án Hồ Cửa Đạt thực hiện được 799,5 tỷ đồng đạt 99,9 % KH, giải ngân 457,3 tỷ đồng, các dự án phát triển cơ sở hạ tầng ( Chương trình 135) đã hoàn thành 80,2

% KH. Thanh Hóa khởi công nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, nhà máy Sakurai Nhật Bản-Việt Nam, nhà máy xi măng Thanh Sơn..

Tuy ngành công nghiệp – xây dựng ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Thanh Hóa, và là “đầu tàu” kéo theo sự phát triển của các ngành có liên quan. Do vậy cần có những chính sách thu hút và sử dụng có hiệu quản hơn nữa vốn đầu tư cho ngành này.

Thương mại Dịch vụ

Khối lượng vốn đầu tư cho ngành dịch vụ có xu hướng tăng nhanh qua các năm chiếm 23,3% tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2005 – 2008, tỷ trọng này khá nhỏ nếu so với tỷ trọng vốn đầu tư phát triển dành cho ngành công nghiệp và xây dựng là 36.1% tuy vậy đóng góp của ngành dịch vụ lại chiếm 34% GDP (năm 2008), trong khi đó ngành xây dựng và công nghiệp chỉ chiếm 35,1% GDP. Điều này thể hiện rõ hiệu quả của vốn đầu tư vào ngành dịch vụ.

Vốn đầu tư cho ngành dịch vụ liên tục tăng qua các năm. Năm 2005, vốn đầu tư chỉ là 785tỷ đồng chiếm 12,8% tổng vốn đầu tư phát triển, năm 2006 đạt khối lượng vốn là 1259,5 tỷ đồng chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư và tăng 60% so với năm 2005. Ta nhận thấy tỷ trọng vốn đầu tư cho dịch vụ trong tổng vốn đầu tư phát triển liên tục tăng. Tốc độ tăng vốn đầu tư cho dịch vụ đạt bình quân 63,8 %/năm. Từ năm 2005, Thanh Hóa đã nhận thức rõ hơn về vai trò quan trọng của ngành dịch vụ trong sự phát triển kinh tế, do vậy đã có sự phân bổ hợp lý hơn vốn đầu tư dành cho ngành dịch vụ so với giai đoạn 2001-2005, tỷ trọng vốn đầu tư cho dịch vụ giai đoạn này chỉ chiếm 7,5% tổng vốn đầu tư.

Thanh Hóa là một tỉnh có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành dịch vụ như: có các tuyến đường sắt, bộ, thủy quan trọng nối liền hai miền Nam và Bắc, thuận lợi cho sự phát triển dịch vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa; một số khu dị tích lịch sử như: Lam Kinh, làng văn hóa Đông Sơn, núi Đọ…; bãi biển Sầm Sơn với nhiều cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn…Tất cả các yếu tố trên nếu được khai thác một cách hợp lý sẽ đem lại sự phát triển mới cho ngành dịch vụ ở Thanh Hóa.

Trong giai đoạn 2005 – 2008, vốn đầu tư được sử dụng cho một số dự án, công trình lớn như sau: đầu tư nâng cấp và hiện đại hóa đường truyền tín hiệu của hệ thống bưu chính viễn thông, nâng cấp và trang bị mới các thiết bị cho đài truyền hình thành phố với hơn 8 tỷ đồng, nhờ đó chất lượng mạng bưu chính viễn thông được cải thiện đáng kể. Tập trung tu bổ và tôn tạo khu di tích lịch sử Lam Kinh với vốn đầu tư thực hiện là 3 tỷ đồng. Đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái thuộc xã Quảng Cư - Sầm Sơn với hơn 9 tỷ đồng. Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng một số khu du lịch như Quảng Yên, suối cá Cẩm Lương. Đầu tư trang bị 12 ôtô 40 chỗ ngồi đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách tuyến chất lượng cao Hà Nội – Thanh Hóa và ngược lại. Năm 2008 Thanh Hóa đã trang bị 7 tuyến xe buýt đi vào hoạt động. Tính đến năm 2008 Thanh Hóa đã phục vụ 1596 hành khách tăng 12 % so với năm 2007. Nhìn chung trong giai đoạn này Thanh Hóa đã chú trọng đến các ngành dịch vu, khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của tỉnh.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hóa. Thực trạng và giải pháp (Trang 43)