Vốn đầu tư cho vùng đồng bằng đạt 406.734.534 tr đồng chiếm 25,35% tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2005 – 2008. Sự gia tăng vốn liên tục cho vùng đồng bằng là một xu hướng dễ nhận thấy. Năm 2005 vốn đầu tư chỉ là 1.495.329 Tr đồng thì năm 2006 đạt 1.943.596 triệu đồng tăng 24,94% so với năm 2005 và giá trị gia tăng tuyệt đối là 448.267triệu đồng. Qua các năm 2005đến 2008, vốn đầu tư cho vùng đồng bằng có xu hướng tăng nhẹ. Năm 2008 vốn đầu tư đạt quy mô lớn nhất với 400.535.000 triệu đồng, tốc độ gia tăng
liên hoàn vốn đầu tư là 26% so với năm 2007. Tốc độ gia tăng bình quân vốn đầu tư giai đoạn này là 25,35%, tốc độ tăng khá cao. Là do trong giai đoạn vùng đồng bằng đã trở thành một trung tâm lớn của sự phát triển, do vậy lượng vốn đầu tư được phân bổ một cách tập trung hơn cho vùng kinh tế này.
Trong giai đoạn này vốn đầu tư được sử dụng để đầu tư cho hàng loạt các dự án lớn nhằm phát huy được lợi thế vốn có về: đất đai, công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp… Đối với nông nghiệp, đầu tư vào nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật sản xuất vào nông nghiệp tạo ra sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi, tạo ra năng suất cao trong sản xuất nông nghiệp. Đầu tư cho hệ thống tiêu thoát lũ ở Đông Sơn và Triệu Sơn, xây dựng. Tập trung đầu tư phát triển các làng nghề: mây, tre đan, làng nghề sản xuất các sản phẩm từ đá hoa cương đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Bên cạnh đó đầu tư phát triển các ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp…
2.2.5.4. Vùng biển.
Thời kỳ 2005 – 2008, vốn đầu tư cho vùng biển đạt 346.579.610 triệu đồng chiếm 19,27% tổng vốn đầu tư phát triển. Lượng vốn này có xu hướng liên tục tăng nhẹ qua các năm, không có sự gia tăng đột biến. Qua 5 năm tỷ trọng vốn đầu tư cho vùng kinh tế này so với tổng vốn đầu tư có xu hướng tăng xen kẽ xu hướng giảm nhưng biên độ tăng giảm là không rộng.và nguyên nhân là: vùng kinh tế miền biển luôn giữ một vai trò quan trọng và luôn thu hút đước sự quan tâm của các nhà đầu tư trong các năm qua.
Vốn đầu tư được huy động và sử dụng đầu tư vào một số ngành, lĩnh vực dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên và phát triển mạnh về thủy, hải sản. Đầu tư cho: công nghiệp chế biến sản phẩm xuất khẩu từ thủy, hải sản; đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng các kỹ thuật nuôi trồng mới và sản xuất: như kỹ thuật nuôi trai lấy ngọc, kỹ thuật và trang thiết bị cho hoạt động đánh bắt. Đầu tư phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông ven biển, phát triển dịch vụ bằng cách đưa vào hoạt động các khu du lịch sinh thái ở Sầm Sơn. Đầu tư cho các dự án trồng mới các rừng cây chắn cát ven bờ biển ngăn cản sự xâm mặn của nước biển vào đất liền , xây dựng và củng cố hệ thống đê biển tại Hậu Lộc, Sầm Sơn. Tập trung đầu tư xây dựng và đã đưa vào vận hành cảng nước sâu Nghi Sơn.
CHƯƠNG 3