vốn huy động giai đoạn 2006-2008
Xem xét, đánh giá các nguồn tài trợ cho đầu tư phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế là một vấn đề cấp thiết hiện nay.Chúng ta cần nắm được vai trò vị trí của từng nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư để có thể phát huy được vai trò của chúng để phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế của tỉnh một cách hiệu quả và chủ động.
Dưới đây là quy mô và cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2005-2008:
Bảng 2.2: Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phân theo nguồn vốn giai đoạn 2005-2008
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
Tổng VĐTPTKT(tỷ đồng): 6095 7794 10641 15405
- Vốn NSNN (tỷ đồng) 1913.2 2431.5 3580 3910
- Vốn TDĐT (tỷ đồng) 579.7 631.3 1104.7 2366,9
- Vốn tự có của DNNN (tỷ đồng) 256.3 653.7 368.6 1144 - Vốn của dân cư &TPKT khác(tỷ
đồng) 2933.8 3602. 5 4785 5779,3 - Vốn ĐTNN (tỷ đồng) 412 475 802.7 2250 Tốc độ tăng định gốc TVĐT (%) 27.88 74.59 152.75
Tốc độ tăng liên hoàn TVĐT (%) 27.88 36.53 44.77
Đồ thị 2.2:Cơ cấu vốn đầu tư phát triển trên địa bàn Tỉnh Thanh Hoá
Từ bảng số liệu và đồ thị ta thấy vốn và cơ cấu vốn đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa được huy động từ các nguồn khá đa dạng bao gồm cả
trong nước và nước ngoài. Nguồn vốn trong nước phong phú gồm ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước, vốn đầu tư của các doanh nghiệp, vốn của dân cư và tư nhân. Trong đó:
+ Trong sự gia tăng về quy mô vốn đầu tư phải nói tới sự gia tăng đáng
kể và vai trò chủ đạo của nguồn vốn thu hút từ ngân sách, chiếm 30 % tổng vốn
đầu tư phát triển. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước là nguồn vốn cơ bản quyết định quá trình phát triển kinh tế của tỉnh, đồng thời cũng thể hiện chính sách của nhà nước quyết tâm xây dựng và phát triển đồng đều tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước, chú trọng khai thác tiềm năng của Thanh Hóa, cải thiện đời sống nhân dân địa phương.
+ Các nguồn vốn khác cũng gia tăng rất nhanh, đặc biệt là nguồn vốn từ dân cư, trong khi đó nguồn vốn của các doanh nghiệp nhà nước lại giảm, không ổn định. Nhưng nhìn chung, các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước cũng tăng khá nhanh thể hiện sự thu hút đúng hướng và khả năng tiềm tàng về mở rộng nguồn vốn thu hút của Thanh Hóa.
+ Về quy mô nguồn vốn ngoài ngân sách chiếm tỷ trọng rất lớn, đặc biệt là vốn ngoài nhà nước là các nguồn huy động từ dân cư và của các doanh nghiệp chiếm 48% tổng vốn đầu tư phát triển. Mặc dù thành phần Vốn huy động từ đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng chưa cao, khoảng 7%, nhưng tăng dần qua các năm, Đây là điều rất hợp lý trong xu thế phát triển đa dạng hóa các thành phần kinh tế hiện nay. Điều này góp phần nâng cao kết quả hoạt động đầu tư phát triển của tỉnh Thanh Hóa.