- Vốn ngân sách nhà nước
Nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, là nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Các chương trình xóa đói giảm nghèo và việc làm, chương trình gia đình, chương trình nước sạch và các dự án kết cấu hạ tầng, an ninh quốc phòng... có vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Nhà nước tiến hành thu phí, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế đất... đóng góp vào ngân sách nhà nước và từ đó tiến hành chi ngân sách cho các địa phương. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ở Thanh hóa chiếm tỷ trọng khá cao. Dưới đây là bảng số liệu thể hiện vốn ngân sách nhà nước:
Bảng 2.3: Vốn ngân sách đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Chỉ tiêu 2005 2006 200 7 2008 Tổng VĐTPT (tỷ đồng) 6095 7794 10641 15405 Vốn NSNN (tỷ đồng) 1913,2 2431,5 3580 3910 Tỷ trọng trong VĐTPT(%) 31 31 33,64 25 Tốc độ tăng định gốc Vốn NSNN(%) 27.00 87.00 104.00
Tốc độ tăng liên hoàn Vốn NSNN(%) 27.00 47.00 9.00
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa 2008
Đồ thị 2.3: Vốn ngân sách nhà nước tỉnh Thanh Hóa giai đoạn2005-2008
Trong giai đoạn từ năm 2005-2008 vốn ngân sách nhà nước tăng không đều qua các năm, tăng mạnh nhất là năm 2007 tăng 47 % so với năm 2006, đạt 3580 tỷ đồng, chiếm 33,64 % trong tổng vốn đầu tư phát triển. Đến năm 2008 vốn ngân sách vẫn tăng nhưng tỷ trọng trong vốn đầu tư phát triển giảm chỉ còn 25 % và chỉ tăng 9% so với năm 2007. Nhìn vào đồ thị vốn ngân sách ta thấy vốn ngân sách nhà nước tăng giảm không đồng đều và tỷ trọng trong vốn đầu tư phát triển không đồng đều.
39103580 3580 1913,2 2431,5 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 2005 2006 2007 2008 N¨m tû ® ån g
Nguyên nhân của sự tăng giảm không đồng đều là do vốn đầu tư phát triển kinh tế phụ thuộc lớn vào tình hình thu chi ngân sách. Thu ngân sách tăng dẫn đến chi đầu tư tăng. Trong khi đó thu chi ngân sách không hoàn toàn ổn định, chịu nhiều yếu tố. Ta có thể thấy rõ qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.4: Tình hình thu chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-2008
Chỉ tiêu Đơn vị Năm2005 2006 2007 2008
Tổng thu ngân sách trên
địa bàn tỉnh Tỷ đồng 1.647 1.828 2.105 2.3185
Tổng chi ngân sách: Tỷ đồng 5.741 7.142 7.927 8.726
-Chi đầu tư phát triển Tỷ đồng 1.042 1.362 1.500 1745 -Chi thường xuyên Tỷ đồng 2.555 3.117 3.300 3490
Tỷ trọng chi đầu tư trong
tổng chi ngân sách % 18,15 19,07 18,923 19,997
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa 2008
Nhìn vào bảng trên ta thấy, thu chi ngân sách trên địa bàn qua các năm tăng liên tục nhưng tăng thu không nhanh. Như chúng ta đã biết, nguồn vốn ngân sách bao gồm vốn phân bổ từ ngân sách trung ương và nguồn để lại do tỉnh, huyện, xã quản lý. Nguồn bổ sung từ ngân sách trung ương dành cho phát triển đô thị loại II, vốn cho sự nghiệp giáo dục, chương trình mục tiêu quốc gia. Thu ngân sách qua các năm có xu hướng tăng dần. Năm 2005, thu ngân sách chỉ đạt 6.295 tỷ, nhưng đến năm 2006 đạt mức thu là 7365 tỷ đồng tăng 17,04% so với thu ngân sách năm 2005. Năm 2007, năm 2008 mức thu ngân sách không tăng nhiều so với chỉ tiêu kế hoạch. Thu ngân sách tăng là một trong những nhân tố dẫn đến chi ngân sách cho hoạt động đầu tư phát triển tăng. Tốc độ tăng liên hoàn của thu ngân sách qua các năm phần nào phản ánh được xu thế tất yếu, nếu như năm 2006 tốc độ này là 17,04% thì năm 2007 đạt tốc độ tăng là 18,49, năm 2007 là giai đoạn mà tình hình phát triển kinh tế có nhiều khởi sắc cùng với sự hoàn thành công tác thực hiện đầu tư và đưa vào vận hành một số nhà máy chế biến nguyên liệu, cũng như sự thành lập và làm ăn có hiệu quả của hàng loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng..
Nhìn chung thời kỳ này, Chi đầu tư phát triển trong thời kỳ này cũng tăng không đồng đều, chi thường xuyên chiếm trên 40 % tổng chi tiêu. Chi cho đầu tư vẫn có xu hướng tăng dần qua các năm. Điều này thể hiện rõ, vai trò quan
hoạt động đầu tư phát triển. Tỉnh Thanh Hóa vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào nguồn ngân sách trung ương cấp, trong khi đó khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định được vai trò của thành phần này trong sự phát triển kinh tế tỉnh nhà, song tỷ lệ đóng góp vào ngân sách còn quá nhỏ.
Vốn ngân sách nhà nước vẫn luôn là nguồn vốn chủ đạo, tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng tổng vốn đầu tư tăng nhanh hơn nên tỷ trọng của nguồn vốn này so với tổng vốn đầu tư có xu hướng giảm. Đây là dấu hiệu tốt cho nền kinh tế của tỉnh.
- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước
Vốn tín dụng đầu tư phát triển ngày càng đóng vai trò đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Tuy vậy trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thì lượng vốn đầu tư phát triển được huy động từ tín dụng đầu tư còn rất hạn chế được thể hiện qua bảng số liệu sau đây.
Bảng 2.5 : Vốn tín dụng đầu tư trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2005-2008
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
Tổng VĐTPT (tỷ đồng) 6095 7794 10641 15405
Vốn TDĐT (tỷ đồng) 579,7 631,3 1104,7 2366,9
Tốc độ tăng định gốc TVĐT (%) 8,90 90,56 308,30
Tốc độ tăng liên hoàn TVĐT (%) 8,90 74,99 114,26
Tỷ trọng trong VĐTPKT (%) 9,51 8,10 10,38 15,36
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa 2008
Đồ thị 2.5: Nguồn vốn tín dụng và vốn đầu ĐTPTKT tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-2008
Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể sự bao cấp vốn trực tiếp từ nhà nước. Và việc phân bổ vốn đầu tư ngoài việc thực hiện khuyến khích các vùng kinh tế khó khăn, giải quyết các vấn đề xã hội như xóa đói, giảm nghèo và trên hết nguồn vốn này có tác dụng tích cực trong việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Vốn tín dụng đầu tư có sự tăng qua các năm và nhìn chung lượng vốn được huy động từ nguồn này chưa cao. Nếu như năm 2005 lượng vốn này đạt 579,7 tỷ đồng, thì đến năm 2006 lượng vốn này tăng 8,9% so với năm trước đó và giá trị tuyệt đối là 631,3 tỷ đồng. Xu hướng tăng đột biến của lượng vốn tín dụng đầu tư cũng đúng cho năm 2007, 2008. Đến 2008, vốn tín dụng đầu tư là 2366,7 tỷ đồng cao nhất so với các năm trong giai đoạn phân tích và tăng 308,3% so với năm 2005 và tăng 114,26% so với năm 2007. Lượng vốn tín dụng tăng do vốn đầu tư phát triển tăng, tỷ lệ vốn tín dụng trong vốn đầu tư cũng tăng dần qua các năm. Từ năm 2005, nguồn vốn này chiếm 9,51 %, tỷ lệ này giảm vào năm 2006 là 8,1%, nhưng đến năm 2007 tỷ trọng nguồn vốn tín dụng lại tăng 10,38% và tăng cao nhất ở năm 2008 là 15,36%.
Tỷ trọng vốn tín dụng đầu tư trong tổng vốn đầu tư có xu hương gia tăng. Đây là một dấu hiệu tốt cho nền kinh tế phát triển. Vốn tín dụng chịu sự ràng buộc của ba yếu tố là :
+ Nguồn lực để thực hiện tài trợ chính sách: Nguồn này thường có sự hạn chế nguồn lực. Vốn điều lệ hầu hết bị ứ đọng tại các dự án đánh bắt xa bờ, các dự án ngành giao thông vận tải, nguồn thu của nguồn vốn này khong mấy được sự quan tâm của các nhà đầu tư do lãi suất, tính thanh quản thấp..
+ Chi phí giao dịch cũng là điểm hạn chế, kém hấp dẫn của nguồn vốn này + Xu thế phát triển tín dụng của nhà nước: một trong những yêu cầu mang tính chất cơ bản của việc toàn cầu hóa là đối xử công bằng và chống trợ cấp. Nên vốn tín dụng nhà nước như là hình thức trợ cấp của nhà nước. Nhưng theo kinh nghiệm của các nước khác thì vốn tín dụng nhà nước không mất đi mà
nó chuyển từ dạng này sang dạng khác. Trong điều kiện đó lãi suất và các điêu kiện sẽ tiến dần đến mức của thị trường hơn.
Dù có ba ràng buộc trên, nguồn vốn tín dụng của nhà nước vẫn là hình thức cần được đầu tư nhân rộng bởi hình thức này cần cho các cơ sở sản xuất kinh doanh phải cân nhắc tính toán nhu cầu chi tiêu và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn theo những nguyên tắc tín dụng, vay nợ tín dụng. Các doanh nghiệp buộc phải làm ăn có hiệu quả để có thể chi trả lãi các khoản tín dụng.
- Vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước
Nguồn vốn này là vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước. Do thành phần kinh kế nhà nước vẫn là thành phần kinh tế chủ đạo, năm giữ những ngành then chốt nên nguồn vốn này vẫn được nhà nước quan tâm đầu tư. Dưới đây là số liệu của nguồn vốn này trong 4 năm từ 2005-2008.
Bảng 2.6: Vốn tự có của DNNN trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2005-2008 Năm
Chỉ tiêu
2005 2006 2007 2008
Tổng VĐTPTKT(tỷ đồng): 6095 7794 10641 15405
- Vốn tự có của DNNN (tỷ đồng) 256 654 368 1.144 Tốc độ tăng liên hoàn TVĐT (%) 155,47 -43,73 210,87
Tỷ trọng trong vốn ĐTPTKT 4,20 8,39 3,46 7,43
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa 2008
Doanh nghiệp nhà nước được xác định là thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, tuy nhiên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn rất hạn chế. Lượng vốn đầu tư từ nguồn này chỉ chiếm từ 4,2% đến 8,39% tổng số vốn đầu tư. Năm 2005, vốn đầu tư từ doanh nghiệp nhà nước là 256 tỷ đồng, chiếm 4,2% tổng vốn đầu tư thì năm 2006 có sự tăng trưởng rõ rệt về vốn đầu tư với giá trị tuyệt đối là 654 tỷ đồng tăng 155,47% so với năm 2005. Điều đặc biệt ở đây là năm 2007 và 2008, lượng vốn đầu tư này giảm mạnh so với năm liền trước, năm 2007 chỉ huy động được 368 tỷ đồng từ doanh nghiệp nhà nước và giảm 43,33% so với năm 2006. Điều
này là do: các doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hóa, sắp xếp lại doanh nghiêp như: doanh nghiệp cơ khí ôtô 2 – 9, công ty cổ phần ăn uống Thanh Hóa, nhà máy bia Thanh Hoa… và trong giai đoạn đầu do chưa có kinh nghiệm và kiến thức một cách đầy đủ để điều hành các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa nên không ít doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả dẫn tới quy mô của hoạt động đầu tư trong các doanh nghiệp nhà nước này bị hạn chế.
Năm 2008, đánh dấu sự tăng trưởng trở lại của lượng vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nhà nước, với số vốn đầu tư là 1144 tỷ đồng đạt mức cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, tăng 210,87% so với năm 2007. Các doanh nghiệp nhà nước trong năm này làm ăn rất hiệu quả, do đã có kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo, điều hành các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa. Mặt khác cùng với sự giúp đỡ của tỉnh ủy, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, Sở kế hoạch và đầu tư các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh đã dần củng cố, vượt qua khó khăn, tổ chức sắp xếp lại bộ máy đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ và đa dạng hóa sản phẩm.
- Vốn của dân cư và thành phần kinh tế khác
Nguồn vốn từ khu vực này bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã.. Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vốn đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển.
Bảng 2.7: Vốn của dân cư và TPKT khác trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2005-2008
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
Tổng VĐTPTKT(tỷ đồng): 6095 7794 10641 15405
- Vốn của dân cư vàTPKT khác(tỷ
đồng) 2.933 3.602 4.785 5.779
Tốc độ tăng liên hoàn TVĐT (%) 22,81 32,84 20,77
Từ bảng số liệu trên ta thấy xu hướng tăng không đồng đều của vốn dân cư và ngoài quốc doanh. Nguồn vốn từ khu vực này bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã.. Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vốn đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển. Xu hướng tăng dần của nguồn vốn này được thể hiện rõ trong bảng số liệu trên đây. Năm 2005, lượng vốn huy động được chỉ là 2.933 tỷ đồng, chiếm 48,12% tổng vốn đầu tư, đến năm 2008 có sự gia tăng mạnh mẽ về vốn đầu tư đạt 5779 tỷ đồng, tăng 20,77% so với năm 2007 Từ năm 2005 đến năm 2008 có sự gia tăng về vốn đầu tư thu hút được từ khu vực này một cách đáng kể. Điều dễ nhận thấy là vốn đầu tư huy động được từ khu vực này chiếm bình quân 43% tổng vốn đầu tư của mỗi năm. Tốc độ gia tăng vốn của khu vực dân cư và các thành phần kinh tế khác đạt 23,4%/năm. Lực lượng doanh nghiệp tư nhân và dân cư ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đây là một xu hướng tích cực, phù hợp với xu hướng phát triển chung của cả nước và trên thế giới.