Với khối lượng vốn đầu tư cho vùng miền núi 293.578.612 tr đồng 21,68% tổng vốn đầu tư phát triển thời kỳ 2005 – 2008, tỷ trọng khá cao. Như chúng ta đã biết, tỷ lệ hộ nghèo của Thanh Hóa tính đến năm 2008 là 12% và tập trung chủ yếu ở
các huyện miền núi, bên cạnh đó diện tích miền núi của Thanh Hóa là 798,15 ha chiếm 79% tổng diện tích của tỉnh. Một điều dễ nhận thấy là: trong thời gian qua khối lượng vốn đầu tư cho vùng kinh tế này còn thấp, dàn trải và chưa đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên theo số liệu thực tế thì vốn đầu tư cho vùng miền núi liên tục tăng trong các năm qua về giá trị tuyệt đối, năm 2005 khối lượng vốn đầu tư là 1.409.149 tr đồng, năm 2008 đạt 288.077.240 tr đồng. Tuy vậy, tỷ trọng vốn đầu tư cho vùng miền núi lại liên tục giảm từ năm 2005 đến năm 2008, nguyên nhân là do trong giai đoạn này thực hiện chú trọng đầu tư cho vùng đô thị để từ đó tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư cho các vùng khác.
Vốn đầu tư đã được sử dụng: tập trung hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp tập trung, các trang trại nông lâm kết hợp dựa trên thế mạnh về đất đai và vốn rừng. Đầu tư công nghệ chế biến nông sản, lâm sản đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và sản xuất. Đầu tư cho hệ thống giao thông miền núi như: tuyến đường phía Tây Thanh Hóa bao gồm 1 uyến đường chính và 11 tuyến đường ngang, đường vào các xã chưa có ôtô, nâng cấp tuyến đường từ Sơn La – Hòa Bình đi theo quốc lộ 115A nối với đường Hồ Chí Minh. Đầu tư cho dự án hồ thủy điện Cửa Đạt, khi hoàn thành dự án này sẽ cung cấp điện đáp ứng nhu cầu sử dụng cho khu vực Thường Xuân – Thanh Hóa. Đặc biệt vốn đầu tư còn được sử dụng thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo 135, các chương trình mục tiêu quốc gia: xóa nhà tranh tre, xóa mù chữ… cho người dân miền núi. Đầu tư thực hiện các chương trình, dự án đầu tư về: y tế, trường học, phát thanh truyền hình để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào miền núi.