Tình hình thực hiện tổng mức đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hóa. Thực trạng và giải pháp (Trang 29)

Sau khi đất nước chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, nền kinh tế đất nước còn gặp nhiều khó khăn, nhiều vấn đề trọng đại của đất nước cần được ưu tiên phát triển, phát triển kinh tế đối với vùng kinh tế trọng điểm, những tỉnh có vị trí chiến lược đặt lên hàng đầu, do đó vấn đề định hướng phát triển kinh tế như Ninh Bình còn nhiều lúng túng, dẫn đến nhiều khó khăn trong sản xuất các

ngành kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đầu tư phát triển còn nghèo nàn, thiếu đồng bộ, các cơ chế chính sách, chủ trương đầu tư thiếu sự quy hoạch và quan tâm đúng mức nên hiệu quả đầu tư chưa cao.

Nhưng đến giai đoạn 1995-2000 đã ghi dấu mốc quan trọng trong công cuộc 20 năm đổi mới đất nước, đạt nhiều thành tựu cả về mặt kinh tế và xã hội. Vấn đề phát triển đồng bộ giữa các vùng miền, mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ giữa phát triển kinh tế các tỉnh, địa phương chưa được quan tâm hơn bao giờ hết. Cơ chế chính sách của nhà nước mặc dù chưa hoàn thiện nhưng đang dần dần phù hợp với xu thế của tình hình mới, thúc đẩy mạnh mẽ các thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tư, thu hút mọi nguồn lực cho phát triển.

Với việc nhận thức sâu sắc vai trò chiến lược đầu tư phát triển đối với sự vững mạnh của kinh tế địa phương, Đảng, Nhà nước ta nói chung và chính quyền nhân dân tỉnh Thanh Hóa luôn dành một sự quan tâm đặc biệt cho việc huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển. Vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh luôn là một con số đáng kể và không ngừng tăng lên qua các năm. \

Thực hiện chủ trương phát huy nội lực, đa dạng hóa các nguồn vốn cho hoạt động đầu tư và xây dựng, trong những năm qua công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư, huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển

Bảng 2.1: Tình hình thu hút vốn đầu tư phát triển tỉnh Thanh Hóa giai 2005-2008

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008

Tổng VĐTPT (tỷ đồng) 6095 7794 10641 15405

Vốn NSNN (tỷ đồng) 1913,2 2431,5 3580 3910

Tỷ trọng trong VĐTPT(%) 31 31 33,64 25

Tốc độ tăng định gốc Vốn NSNN(%) 27.00 87.00 104.00

Tốc độ tăng liên hoàn Vốn NSNN(%) 27.00 47.00 9.00

Đồ thị 2.1: Vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2005-2008

Nếu như trong giai đoạn 2001-2005, vốn đầu tư phát triển trên toàn lãnh thổ Thanh Hóa chỉ tăng từ 3000,9 tỷ đồng lên 6095 tỷ đồng ở năm 2005. Đây là con số kỷ lục trong 5 năm trở lại đây. Vốn đầu tư trong giai đoạn này tăng là xu thế tất yếu của tỉnh đông dân, nhiều tiềm năng . Trong 4 năm (2005-2008), có nhiều ảnh hưởng xấu về thời tiết như hạn hán, bão lụt, rét đậm, rét hại kéo dài; dịch bệnh gia súc, gia cầm, giá cả nguyên vật liệu tăng cao làm cho nhiều ngành sản xuất gặp khó khăn, nhưng dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự nổ lực của các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân, đặc biệt những năm gần đây tỉnh đã có nhiều giải pháp kêu gọi thu hút nguồn lực cho đầu tư phát triển, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng nguồn vốn. Do đó, kết quả thực hiện vốn đầu tư phát triên trên địa bàn ngày càng tăng. Tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2005 – 2008 đạt trên 39.808,5 tỷ đồng. Vốn đầu tư phát triển qua các năm có sự gia tăng không đồng đều. Nếu năm 2005 vốn đầu tư đạt 6095 tỷ; năm 2006 vốn đầu tư thực hiện là 7794,0 tỷ đồng, tăng 27,88% so với năm 2005; năm 2007 là 10641,30 tỷ đồng, tăng 36,53% so với năm 2006; năm 2008 là 15404,5 tỷ đồng, tăng 44,77% so với năm 2007; gấp 2,5 lần so với năm 2005. Bình quân thời ký 2005-2008 là 9952 tỷ đồng. Những con số tuyệt đối ở trên chính là kết quả của tỉnh Thanh Hóa trong việc nỗ lực cải tạo môi trường đầu tư. Vốn đầu tư trong giai đoạn này tăng là một xu thế tất yếu đối với một tỉnh đông dân và có nhiều tiềm năng chưa được khai thác hợp lý như Thanh Hóa.Vốn đầu tư tăng cũng góp phần cho tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ này là 10.6%. Đây là mức

15404,510641,3 10641,3 6095 7793,8 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 2005 2006 2007 2008 N¨m ® ån g

tăng trưởng rất đáng khích lệ với điều kiện một tỉnh còn nghèo nàn, nhiều hạn hán như tỉnh Thanh Hóa.

Hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư và đã có những bước cải thiện đáng kể. Các tuyến đường giao thông chính ở miền núi như Lang Chánh – Yên Khương, Hồi Xuân – Tén Tần bên cạnh đó là sự nâng cấp các quốc 217, quốc lộ 47. Đặc biệt đối với một cảng nước sâu như Nghi Sơn thì việc khởi công tuyến đường nối ngang cảng Nghi Sơn với đường Hồ Chí Minh đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát huy được thế mạnh của cảng Nghi Sơn và tạo thuận tiện cho việc chuyên chở hàng hóa ra vào cảng nước sâu này, tạo tiền đề cho việc xây dựng khu kinh tế động lực của tỉnh.

Nhiều cơ sở sản xuất và dịch vụ lớn được đưa vào sử dụng góp phần tăng thêm năng lực sản xuất của nền kinh tế như: nhà máy đường Nông Cống, nhà máy bao bì PP, nhà máy chế biến tinh bột sắn Như Xuân, khách sạn 4 sao Sao Mai của công ty xây dựng Sông Mã, trung tâm thương mại Vinaconex, bệnh viện đa khoa Hợp Lực, khu công nghiệp Lễ Môn với nhiều nhà máy đã hoạt động tốt như nhà máy gạch Ceramic, nhà máy tầm lợp mạ màu, nhà máy thủy tinh, sữa Milas ...

Nhờ có sự gia tăng của vốn đầu tư trong các năm trở lại đây, với mức tăng của năm sau cao hơn năm trước đã mang lại những thay đổi rõ rệt trên các lĩnh vực: xây dựng, sản xuất, các công trình xây dựng mới như: Thanh Hóa Plaza, cầu vượt Hoàng Long thuộc địa phận phường Hàm Rồng, đại lộ Lê Lợi, nhà thi đấu thể thao tỉnh đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, khai thác, các chương trình trọng điểm của tỉnh (xoá đói giảm nghèo, phát triển vùng kinh tế mới ...) được giải quyết tốt, số doanh nghiệp mới thành lập nhanh chóng gia tăng...Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư tăng qua các năm là yếu tố rất quan trong cho việc tăng trưởng kinh tế của tỉnh, góp phần rất lớn trong việc tăng tỷ lệ đầu tư trong GDP của tỉnh.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hóa. Thực trạng và giải pháp (Trang 29)