Quan điểm phát triển.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hóa. Thực trạng và giải pháp (Trang 55)

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH THANH HÓA

3.1.1.1.Quan điểm phát triển.

a) Bảo đảm hài hòa giữa phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững và mở rộng

hợp tác, đặc biệt là hợp tác đầu tư

Tiếp tục cần có tốc độ tăng trưởng nhanh trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo đột phá phát triển các ngành, lĩnh vực chủ chốt như kết cấu hạ tầng, công nghiệp và du lịch để thực hiện CNH, HĐH và CNH nông nghiệp nông thôn theo quy hoạch, kế hoạch cụ thể của tỉnh nhằm giảm mức chênh lệch so với cả nước và vùng Bắc Trung Bộ.

Trên cơ sở phát huy cả nội, ngoại lực từ các nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước, từng bước xây dựng doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực sản xuất vật lịệu xây dựng,cơ khí chế tạo, điện tử, ô tô và du lịch. Sử dụng hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, cơ chế ưu đãi v.v. và nguồn nhân lực để phát triển sản xuất hàng hóa có quy mô ngày một lớn. Đối với nông nghiệp, tạo ra giá trị trên một ha (trên 50 trịu đồng trên cơ sở năng suất lao động, năng suất cây trồng, vật nuôi cao).

Phát triển có trọng tâm, trọng điểm, có kế hoạch và coi trọng phát triển sản xuất các sản phảm chủ lực có lợi thế là xi măng, đá xây dựng, đá mỹ nghệ, sắt thép, khoáng sản, thủy điện, dầu mỏ và các loại dứa, ngô, khoai, sắn, thủy hải sản, chiếu, may mặc, da giầy v.v. gắn liền xây dựng khu, cụm công nghiệp, làng nghề trọng điểm Thông qua cơ chế, chính sách ưu đãi, tao đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng du lịch và hệ thống cấp thoát

nước, thủy lợi. Thúc đẩy dịch vụ tài chính, viễn thông và đặc biệt tạo đột phá du lịch bằng đổi mới cơ chế, chính sách.

b) Đảm bảo chất lượng tăng trưởng và gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội

Điều này đạt được thông qua chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý, thu hút nhiều thành phần tham gia phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động và tăng năng suất cây trồng vật nuôi cũng như đảm bảo sự công bằng, dân chủ, tiến bộ xã hội. Phấn đấu xây dựng xã hội mà mọi người dân đều được hưởng lợi ích từ thành quả phát triển kinh tế - xã hội mang lại, từ ăn, ở, đi lại đến giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao

Thể hiện sự chuyển dịch tích cực lao động nông nghiệp chưa qua đào tạo sang lao động công nghiẹp – xây dựng, du lịch thương mại đã được đào tạo, giảm tỷ lệ người thất nghiệp ở đô thị xuống thấp; phấn đấu giảm chênh lệch mức sống giữa tỉnh ta với các tỉnh trong vùng, giữa thành thị và nông thôn và giữa miền núi và đông bằng, tạo sự phát triển hài hòa, vững chắc trong tỉnh.

Điều đó còn thể hiện ở sự đảm bảo có được tốc độ và hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội nhanh trong một thời gian dài, là cơ sở cơ bản để năng cao mức sống, tạo động lực mới phát triển các ngành mũi nhọn là công nghiệp và du lịch của tỉnh. Đây cũng là những đảm bảo cơ bản và chắc chắn nhất để phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

c) Gắn bó chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội

d) Kết hợp việc đẩy mạnh quá trình đô thị hóa với phát triển các vùng nông thôn; đồng thời kết hợp việc đẩy mạnh phát triển vùng đồng bằng ven biển với vùng đồi núi của tỉnh

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hóa. Thực trạng và giải pháp (Trang 55)