Phương pháp phân tích độ nhạy:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-Chi nhánh Tây Hà Nội (Trang 25)

Phương pháp này thường dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án.

Nội dung của phương pháp phân tích độ nhạy của dự án là xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án(lợi nhuận, thu nhập thuần, tỷ suất hòan vốn nội bộ,…) khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi. Phương pháp phân tích độ nhạy của dự án cho phép lựa chọn được những dự án có độ an toàn cao cho những kết quả dự tính cũng như đánh giá được tính vững chắc của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án.

Ở phương pháp này, đầu tiên phải xác định được những yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Sau đó, dự kiến một số tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai theo chiều hướng xấu đối với dự án như:giá cả chi phí đầu vào tăng,vượt chi phí đầu tư và giá tiêu thụ sản phẩm giảm, có thay đổi về chính sách thuế theo hướng bất lợi…

Chi nhánh đã chuyển từ phương pháp phân tích tài chính trong trạng thái tĩnh sang trạng thái động ,cụ thể là việc áp dụng phương pháp phân tích độ nhạy của các chỉ tiêu phân tích dự án trong trạng thái động, các yếu tố biến động theo hướng bất lợi để đánh giá tính vững chắc của dự án trong trường hợp có rủi ro. Phương pháp này sẽ giúp các cán bộ thẩm định có thể lường trước được các kịch bản có thể xảy ra và đánh giá lại hiệu quả của dự án từ đó có thể đưa ra nhận xét về mức độ an toàn, vững chắc của dự án trong điều kiện bất lợi của dự án. Do vậy sẽ giảm được hậu quả rủi ro mất khả năng thu hồi vốn của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-Chi nhánh Tây Hà Nội (Trang 25)