Những hạn chế trong công tác thẩm định của Chi nhánh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-Chi nhánh Tây Hà Nội (Trang 68)

Về nội dung thẩm định

Một số nội dung được thẩm định một cách chưa linh hoạt và có một số trường hợp còn mang nặng tính hình thức. Hơn nữa, công tác thẩm định dự án còn chịu ảnh hưởng chủ quan giữa mối quan hệ Chi nhánh và khách hàng, hoặc do chỉ định theo kế hoạch của Nhà nước.Do đó, mà hiện nay tại Chi nhánh vẫn còn có nhiều dự án trong tình trạng nợ quá hạn và không có khả năng thanh toán, buộc Chi nhánh phải thức hiện các biện pháp tháo gỡ như giảm lãi suất cho vay, gia hạn nợ, thu nợ gốc trước khi thu lãi,…

Nội dung thẩm định dự án tuy đã được tính đến các khía cạnh khác nhau của một dự án song vẫn còn một số điểm chưa hợp lý.

- Khi đánh giá về khía cạnh kỹ thuật, cán bộ thẩm định chỉ mới dựa trên luận chứng kỹ thuật của khách hàng mà chưa đưa ra nhận xét của mình do bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm thực hiện thẩm định dự án.

- Khi đánh giá về phương diện thị trường, nội dung này thẩm định và đánh giá khá sơ sài về các yếu tố đầu vào và đầu ra của dự án.

- Khi đánh giá về phương diện tài chính :

+ Trong thẩm định tổng vốn đầu tư và cơ cấu bỏ vốn chi nhánh thường chấp nhận những dự toán mà chủ đầu tư đưa ra mà ít có sự cân nhắc đánh giá một cách toàn diện của mình.

+ Cán bộ thẩm định chỉ mới dựa vào một số chỉ tiêu như: NPV, T, IRR, Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư mà chưa chú ý các chỉ tiêu điểm hoà vốn, lợi ích – chi phí…, và giá trị theo thời gian của tiền cũng không được đề cập trong nhiều dự án. Chi nhánh thường tập trung xác định thời gian thu hồi vốn và xác định nguồn trả nợ dự án mà chưa quan tâm đến vòng đời dự án. Vìvậy,khi thị trường có biến động về

tài chính ví dụ như lạm phát sẽ rất khó khăn cho Ngân hàng và có tác động không nhỏ đến khả năng hoạt động của Chi nhánh.

Về phương pháp thẩm định

Các phương pháp chưa được kết hợp một cách linh hoạt trong nội dung thẩm định và việc áp dụng còn mang tính máy móc, cứng nhắc, cũng là một rào cản cho việc xin vay vốn. Các cán bộ thẩm định vẫn chưa chú trọng đánh giá luồng tiền lưu chuyển, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và chưa phải là văn bản bắt buộc trong khi đó luồng tiền ra, luồng tiền vào,luồng tiền ròng mới phản ánh chính xác năng lực tài chính và năng lực thanh khoản của dự án.

Về thông tin

Nguồn thông tin mặc dù đã được cải thiện nhưng chưa có nhiều hiệu quả đáng kể do nguồn thông tin chủ yếu vẫn dựa vào của bên khách hàng.Thông tin tổng hợp từ các nguồn thông tin(Ngân hàng Nhà Nước,ngân hàng TMCP Công thương,Chi nhánh Vietinbank-Chi nhánh TâyHà Nội) về tình hình và xu hướng phát triển các ngành kinh tế trong thời kỳ còn ít và chưa kịp thời nên Ngân hàng thiếu căn cứ, thông tin vĩ mô trong qua trình thẩm định.

Về cán bộ thẩm định

Về số lượng cán bộ thẩm định còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu công việc. Thông thường, một cán bộ thẩm định phải kiêm nhiệm rất nhiều công việc một lúc như: tìm kiếm khách hàng, gặp gỡ, giao dịch trực tiếp với khách hàng, tiếp nhận và xử lí hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính xác thực, tiến hành thủ tục cho vay, quản lí khoản vay, … Nếu quy mô khoảnvay lớn và địa bản rải rác thì khối lượng công việc cho cán bộ thẩm định càng nặng hơn và thời gian hoàn thành công việc cũng kéo dài hơn. Điều này gây cho cán bộ thẩm định áp lực rất lớn khiến họ gặp nhiều trở ngại trong quá trình thẩm định.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-Chi nhánh Tây Hà Nội (Trang 68)