Đối với thẩm định tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-Chi nhánh Tây Hà Nội (Trang 75)

Thứ nhất, khi thẩm định về tổng vốn đầu tư, Chi nhánh cần có quy định cụ thể về các nội dung trong tổng vốn đầu tư của một dự án như: vốn đầu tư cố định, vốn đầu tư dự phòng ,vốn đầu tư lưu động, vốn đầu tư bù đắp các chi phí… bởi trong thực tế có nhiều dự án khi trình lên ngân hàng thì tổng vốn đầu tư thường thấp hơn thực tế. Bởi lẽ do dự án khi đi vào thực hiện có thể phát sinh nhiều hạng mục chi phí mới hay do chủ đầu tư cố tình làm giảm tổng vốn đầu tư để có thể dễ xin vay vốn hơn. Đối với những dự án đầu tư được tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau, cán bộ thẩm định cần kiểm tra kỹ tính xác thực của từng nguồn vốn và nhất là các cam kết bỏ vốn của các cơ quan tài trợ cả về mặt số lượng và tiến độ, để tránh để xảy ra tình trạng thiếu vốn dẫn đến làm chậm tiến độ thi công của công trình.

Thứ hai, khi thẩm định các yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh của dự án như: lãi vay vốn lưu động, chi phí thuê đất ,chi phí quản lý doanh nghiệp, thuê chuyên gia… ngân hàng cần có sự tham khảo các quy trình của Bộ tài chính và các cơ quan chủ quản của doanh nghiệp, không nên chấp thuận hay mặc nhiên theo sự tính toán của chủ đầu tư. Nếu là đó dự án mở rộng hoặc dự án mới của doanh nghiệp đã hoạt động trong ngành, cán bộ thẩm định có thể lấy các chỉ tiêu cũ để làm cơ sở. Nếu là

liệu tham khảo tốt.

Thứ ba,đối với chi phí khấu hao thì ngân hàng cần kiểm tra đối chiếu với các văn bản quản lý kinh tế mới nhất do Nhà nước ban hành nhằm đảm bảo tính hợp pháp và chính xác trong tính toán. Ngân hàng cần xem xét mức khấu hao cho phù hợp với từng dự án, của từng loại hình doanh nghiệp nhằm tránh tình trạng các doanh nghiệp áp dụng mức khấu hao nhanh để giảm nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.

Thứ tư, cần chú ý hơn đến các khoản thu hồi khi xác định dòng tiền của dự án.Khi xác định dòng tiền của dự án thì cán bộ thẩm định cần chú ý các khoản hoàn trả vốn lưu động và thu hồi các giá trị thanh lý khi dự án chấm dứt hoạt động. Bên cạnh đó,khi dự án kết thúc doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn lưu động ròng, vì vậy khoản thu này cần phải được cộng vào dòng tiền cuối cùng của dự án

Thứ năm,các chỉ tiêu như NPV, IRR, T là các chỉ tiêu thường gặp trong các dự án đầu tư của ngân hàng, tuy vậy khi sử dụng chúng cần phải quan tâm đến giá trị thời gian của tiền, nếu không các chỉ tiêu này sẽ không phản ánh đầy đủ ý nghĩa. Bên cạnh đó, cùng với các chỉ tiêu NPV, IRR, T, ngân hàng cũng nên đưa các chỉ tiêu khác vào tính toán như chỉ tiêu điểm hoà vốn, lợi ích- chi phí, năng lực hoà vốn… các chỉ tiêu này sẽ bổ sung cho nhau giúp cán bộ thẩm định có một cái nhìn toàn diện hơn về dự án thẩm định.

Thứ sáu, chi nhánh cũng nên xác định được sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án khi các chỉ tiêu khác thay đổi bằng việc phân tích độ nhạy.

Thứ bảy, chi nhánh cần đưa ra một phương pháp tính tỷ suất chiết khấu thích hợp. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính trên là cơ sở quan trọng để đánh giá tính khả thi của mỗi dự án và là căn cứ quan trọng cho các quyết định tài trợ vốn của ngân hàng. Bên cạnh đó, để các chỉ tiêu này phản ánh đầy đủ bản chất của chúng thì việc lựa chọn một tỷ suất chiết khấu thích hợp ,có ý nghĩa hết sức quan trọng. Một dự án đầu tư có thể được tài trợ vốn từ nhiều nguồn khác nhau, ở những thời điểm khác nhau và với mức lãi suất khác nhau. Vì vậy, tỷ suất chiết khấu phải phản ánh được tổng chi phí cơ hội của tất cả các nguồn vốn đó.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-Chi nhánh Tây Hà Nội (Trang 75)