Thứ nhất, Ở một số dự án đôi khi công tác thẩm định chưa được coi trọng và còn tương đối sơ sài. Điều này thể hiện ở chỗ khi Chi nhánh tiến hành thẩm định dự án còn quá coi trọng đến việc thẩm định tài sản cầm cố, thế chấp, thời gian trả nợ vay của các doanh nghiệp hay đơn vị bảo lãnh mà không thẩm định kỹ các nội dung tài chính cũng như hiệu quả tài chính của dự án. Các chỉ tiêu mới chỉ được tính toán chứ chưa có sự phân tích, nhận xét kỹ, và các chỉ tiêucũng chưa được so sánh, kết hợp với nhau.
Thứ hai, trong hệ thống tổ chức, quản lý điều hành thẩm định dự án còn một số hạn chế. Lượng cán bộ có kinh nghiệm và trình độ cao còn khá ít nên chưa thực sự phát huy được hiệu quả cần thiết trong công tác thẩm định dự án. Mặt khác, dù quá trình thẩm định được tiến hành thông qua sự phối hợp của nhiều phòng chức năng nhưng sự phối hợp giữa các phòng đôi khi còn lệch lạc, chưa đồng bộ và thiếu tính thống nhất nên chưa phát huy được năng lực tổng hợp trong quá trình thẩm định dự án.
Thứ ba, Các trang thiết bị đôi khi chưa được tận dụng hết các tính năng và chưa phát huy hết hiệu quả. Mặc dù Chi nhánh đã được trang bị hệ thống máy tính, các phần mềm tiên tiến khá đầy đủ nhưng do năng lực còn hạn chế nên cán bộ thẩm định chưa biết cách khai thác hết được công dụng của hệ thống máy tính trong công việc của mình và chưa ứng dụng được thành thạo các phần mềm chuyên dụng trong công tác thẩm định.Hơn nữa, công tác thẩm định dự áncần có sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa các ngân hàng và doanh nghiệp nhưng hiện nay, sự phối hợp này còn rất hạn hẹp, tồn tại nhiều vướng mắc và bất cập cả về công nghệ cũng như mức độ hợp tác của các ngân hàng.
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG
CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI
2.1. Định hướng công tác thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng TMCP Côngthương Việt Nam- chi nhánh Tây Hà Nội.