độ và phong cách làm việc của người lao động
Tiến hành CNH, HĐH trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường, nhiều nhà nghiên cứu lý luận nước ta cho rằng, khi nói tới NNL thì ngoài thể lực và trí lực của con người cũng cần phải nói tới kinh nghiệm sống, năng lực hiểu biết thực tiễn và nắm bắt nhu cầu thị trường của họ. Bởi vì, ngoài thể lực và trí lực, cái làm nên nguồn lực con người là kinh nghiệm sống, đặc biệt là những kinh nghiệm nếm trải trực tiếp của con người.
Đồng thời, khi xem xét chất lượng NNL con người, không thể không nói đến đạo đức, nhân cách, thái độ và phong cách làm việc của con người. Đây là những phẩm chất đạo đức, tinh thần có vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng của
con người, nó thúc đẩy tính tích cực và làm gia tăng hiệu quả hoạt động của con người. Do vậy, phát triển NNL trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, đòi hỏi người lao động phải có hàng loạt phẩm chất cần thiết như: có ý thức tổ chức kỷ luật; tự giác trong lao động, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, tác phong làm việc nhanh nhẹn, chính xác, có lương tâm nghề nghiệp…tất cả những phẩm chất đó nằm trong phạm trù đạo đức của con người, tức là đào tạo con người “vừa hồng, vừa chuyên”. Trong thực tế ở nước ta lực lượng lao động còn hạn chế về ý thức, tác phong công nghiệp, thể lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; năng lực hành nghề chưa đáp ứng tốt nhu cầu nhân lực của người sử dụng lao động, nên còn một tỷ lệ đáng kể lao động không tìm kiếm được việc làm thích hợp hoặc làm không đúng với trình độ và nghề được đào tạo. So với các nước trong khu vực, thứ bậc xếp hạng về chất lượng nguồn nhân lực của nước ta còn thấp (VN chỉ đạt 3,79/10 so với Trung Quốc là 5,73/10 và Thái Lan là 4,04/10).