Cơ cấu nòng cốt của đội ngũ lao động là đội ngũ trí thức, với cơ cấu đồng bộ trong các lĩnh vực khoa học-công nghệ, quản lý kinh tế-xã hội…là lực lương nòng cốt trong nguồn nhân lực có chất lượng cao.Cũng chính từ đội ngũ này mà đào tạo, bồi dưỡng thu hút các tài năng trẻ, tạo nên một thế hệ đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học giỏi và những cán bộ có năng lực công nghệ giỏi cho sự nghiệp CNH, HĐH.Việt Nam đang diễn ra quá trình đổi mới khoa học, công nghệ. Quá trình này diễn ra rộng khắp, từ các doanh nghiệp, các ngành, địa phương và chính quá trình này kéo theo sự đổi mới về nguồn nhân lực. Trong lịch sử phát triển của loài người, bao giờ các cuộc cách mạng khoa học, công nghệ cũng dẫn đến sự biến đổi có tính cách mạng, sự biến đổi về chất của lực lượng sản xuất xã hội; trong đó con người là một thành phần chủ chốt của lực lượng sản xuất ấy. Trường hợp của Việt Nam cũng thế, sự đổi mới khoa học công nghệ đang và sẽ tác động ngày càng mạnh đến nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Theo báo cáo cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới(WEF), chỉ số cạnh tranh tăng trưởng (GCI) của nền kinh tế nước ta từ vị trí thứ 60/101 năm 2003
đã lùi xuống vị trí thứ 79/104 năm 2004 và 81/117 năm 2005, và thấp hơn vị trí của nhiều nước (thứ 77 của Philippin, 74 của Inđônêxia, 49 của Trung Quốc, 36 của Thái Lan, 24 của Malaysia,6 của Singapore). Một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho chỉ số cạnh tranh của nước ta thấp và vị trí xếp hạng liên tục bị giảm sút là do chỉ số ứng dụng công nghệ thấp, đứng thứ 92/117. So sánh với Thái Lan, vị trí của nước ta còn thua kém rất xa, như chỉ số chuyển giao công nghệ (66 so với 4), chỉ số thông tin và viễn thông (86 so với 55 nước). Tỷ lệ sử dụng công nghệ cao trong công nghiệp của Việt nam mới chiếm khonảg 20%, thấp hơn tỷ lệ tương ứng của các nước (Philippines 29%, TL 31%, Singapore 73%...). Để rút ngắn khoảng cách về khoa học công nghệ so với các nước trong khu vực, năm 2003, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học & công nghệ Việt Nam đến năm 2010 với mục tiêu đưa tổng đầu tư toàn xã hội cho KH& CN đạt 1% GDP vào năm 2005 và 1,5% GDP vào năm 2010. Đồng thời, phấn đấu đạt tỷ lệ 50/50 giữa kinh phí đầu tư cho KH&CN từ nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước và nguồn ngoài ngân sách Nhà nước trên cơ sở áp dụng biện pháp hữu hiệu đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho hoạt động KH&CN [47].