Biểu 2.8: Trình độ nguồn nhân lực của Thành phố
Đơn vị tính: Người 2001 2002 2003 2004 2005 - LLLĐ chia theo trình độ 338.500 348.997 355.820 370.978 386.487 - CN kỹ thuật 50.440 60.000 66.667 79.760 97.000 - Trung học 17.700 20.000 23.333 26.154 29.027
- CĐ-ĐH 36.830 40.000 42.667 41.179 56.048 - Đối tượng khác 233.530 228.997 223.153 223.885 204.412 - Đối tượng khác 233.530 228.997 223.153 223.885 204.412
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2005
Qua biểu 2.8 ta thấy rằng tỷ lệ lao động có trình độ chiếm tỷ lệ cao và có xu huớng tăng lên khá. Cụ thể, tỷ trọng lao động có trình độ so với lực lượng lao động của thành phố có xu hướng tăng khá, năm 2001 tỷ lệ này là 31,10% năm 2005 tỷ lệ này tăng lên là 42,79% tăng 11,69% trong khoảng thời gian 2001- 2005. Cụ thể tăng nhanh và cao nhất là công nhân kĩ thuật năm 2001 có 50.440 người lên 97.000 người, kế đến là lao động có trình đô ĐH tăng từ
36.830 người năm 2001 lên 56.048 người năm 2005, cuối cùng là trung học chuyên nghiệp mức tăng thấp nhất và chiếm tỷ lệ thấp nhất, năm 2001 có 17.700 người đến năm 2005 tăng lên là 29.027 người. Đây là kết quả của việc đầu tư cho giáo dục và xã hội hóa giáo dục của thành phố (mọi người đều được đi học) đã làm cho lao động có trình độ tăng lên đáng kể. Mặt khác, còn có sự tác động của chính sách thu hút nhân tài của thành phố. Nhưng xét về mặt cơ cấu trình độ lao động của thành phố ta thấy rằng tỷ lệ này còn bất hợp lý, cụ thể:
Biểu 2.9: Cơ cấu trình độ lao động
Năm ĐH-CĐ THCN CNKT 2001 1 0,48 1,37 2002 1 0,50 1,50 2003 1 0,55 1,56 2004 1 0,64 1,94 2005 1 0,68 2,11
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2005
Trong khi đó chuẩn của thế giới là: ĐH-CĐ:THCN:CNKT là 1:4:10
Đem so sánh ta thấy: cơ cấu lao động theo trình độ của thành phố đã thay đổi theo chiều hướng tích cực nhưng còn chậm, còn cách quá xa với chuẩn thế giới cụ thể như:
+ Trong khi tỷ lệ công nhân kỹ thuật là 10 thì ở thành phố cao nhất mới chỉ đạt là: 2,11
+ Tỷ lệ trung học chuyên nghiệp là 4 thì ở đây chỉ có 0,68
Chính sự bất hợp lý này đã dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, không chỉ ở Thành phố Đà Nẵng mà còn trong cả nước. Đặc biệt là thiếu thợ lành nghề phục vụ cho không chỉ ngành Công nghiệp mà tất cả các ngành của Thành phố. Vì vậy, Thành phố cần nhanh chóng điều chỉnh lại cơ cấu này để đáp ứng yêu cầu về trình độ lao động của các ngành trong xã hội.