Nhóm giải pháp nâng cao tình trạng sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện môi trường sống cho con ngườ

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp Nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế xã hội ở thành phố đà nẵng (Trang 99)

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục đào tạo:

3.2.4.Nhóm giải pháp nâng cao tình trạng sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện môi trường sống cho con ngườ

dân số, cải thiện môi trường sống cho con người

Cùng với việc nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, trình độ khoa học kỹ thuật bằng việc phát triển sự nghiệp giáo dục, việc nâng cao tình trạng sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện môi trường sống cho người dân là tiền đề quan trọng, là bước có tính chất đột phá cho vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố. Bởi vì không có sức khỏe thì con người không thể trở thành nguồn lực xã hội được.

Trong những năm qua, Thành phố Đà Nẵng đã thực hiện đạt chỉ số phát triển con người (HDI) nằm trong nhóm các tỉnh, thành cao nhất nước, năm 2001 xếp hạng

4/61 tỉnh, thành phố, sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng; năm 2003 nằm trong nhóm 4 tỉnh, thành phố có chỉ số HDI cao nhất nước.

Biểu 3.10: Một số chỉ tiêu tổng hợp về sức khỏe của người dân

ĐVT

Đà Nẵng Tp Tp Hà 1999 2004

Tuổi thọ bình quân năm 74,4 75,86 75,51 75,50 Tỷ lệ chết trẻ sơ sinh ‰ 19,4 22.0 14,88 14,91 Số bác sỹ/vạn dân bác sỹ 10,23 12,98 8,17 13,19 Số giường bệnh/vạn dân giường 31,93 43,00 31,35 31,84 Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng (cân

nặng theo tuổi) % 27,60 23,60 ... ...

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 2003.

Nhưng nhìn chung tình trạng sức khỏe của người dân Đà Nẵng vẫn chỉ ở mức trung bình, đặc biệt tỷ lệ yếu còn khá cao, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cũng khá cao. Nguồn nhân lực Đà Nẵng còn kém cả về tầm vóc và thể lực thuộc loại trung bình thấp của thế giới. Nguyên nhân của thực trạng trên là do một mặt thể trạng chung của người châu á, mặt khác do tình hình chăm sóc sức khỏe trẻ em những năm trước đây chưa thực hiện tốt, đồng thời do kinh tế phát triển chưa mạnh, thu nhập thấp, đời sống khó khăn, môi trường sống và làm việc bị ô nhiễm, trình độ hiểu biết về dinh dưỡng và sức khỏe của người dân chưa cao, trình độ phát triển y tế và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe còn thấp.

Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao, Đà Nẵng phải không ngừng nâng tình hình sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số và cải thiện môi trường sống bằng các biện pháp sau:

+ Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục về sức khỏe và dinh dưỡng cho mọi người dân;

+ Mở rộng mạng lưới y tế dự phòng, tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi trẻ em dưới 5 tuổi giảm xuống còn dưới 10% vào năm 2010, phấn đấu đưa chiều cao trung bình của thanh niên đạt từ 1,6m trở lên; từng bước chuẩn hóa công tác đào tạo các loại cán bộ y tế và có chính sách ưu đãi thu hút nhân lực y tế để có 10 tiến sỹ và bác sỹ chuyên khoa II, 15 thạc sỹ và bác sỹ chuyên khoa I trên 100.000 dân; có 10 bác sỹ, 01 dược sỹ đại học (và trên đại học) trên 10.000 dân. Phấn đấu đến năm 2010, mức dinh dưỡng bình quân của một người dân đạt 3.000 Kcalo/ngày. Đến năm 2010 có 4.250 giường bệnh đạt 45 giường bệnh/10.000 dân, trong đó thành phố quản lý 3.150 giường.

+ Đầu tư nâng cấp, cải thiện hạ tầng cơ sở, xây dựng mới bệnh viện quy mô 600 giường với trang thiết bị hiện đại, cải thiện môi trường sống xanh, sạch, đẹp. Hiện nay mật độ cây xanh ở thành phố còn quá thấp, bình quân chưa đến 1m2/người, phấn đấu đến năm 2010 đạt 3m2 cây xanh/người. Đặc biệt là xử lý tiếng ồn và bụi, chất thải công nghiệp nguy hại môi trường sống bằng cách đưa các nhà máy công nghiệp ra khu vực ngoại thành; phấn đấu đến 2010 có 100% số hộ dân có nước sạch sinh hoạt;

+ Thực hiện nghiêm túc chế độ bảo hộ lao động, đặc biệt đối với lao động trong điều kiện độc hại, chú trọng đối với lao động nữ.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp Nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế xã hội ở thành phố đà nẵng (Trang 99)