Đào tạo được NNL có chất lượng đã là vấn đề khó khăn và phức tạp, song sử dụng một cách có hiệu quả NNL chất lượng cao lại không dễ, vấn đề sử dụng NNL chất lượng cao ở thành phố Đà Nẵng còn rất lãng phí, tức là chưa khai thác một cách có hiệu quả. ở Thành phố Đà Nẵng hiện nay, tỷ lệ lao động được đào tạo chiếm một phần quan trọng trong NNL của Thành phố, song vẫn còn tồn tại nạn thất nghiệp. Theo kết quả điều tra tháng 8/2006 của Sở lao động và thương binh xã hội thành phố, tỷ lệ thất nghiệp tính chung là 4,93%, nếu tính riêng khu vực thành thị là 5,06%; tỷ lệ này được tính trên cơ sở tỷ lệ thất nghiệp của từng đơn vị quận, huyện như sau:
Biểu 2.19: Tỷ lệ thất nghiệp theo quận, huyện
Đơn vị tính: % Năm 2005 Năm 2006 Tỷ lệ chung 4,85 4,93 Tính riêng khu vực thành thị 5,05 5,06 Liên Chiểu 5,64 4,72 Thanh Khê 5,00 6,01 Hải Châu 4,49 4,38 Sơn Trà 6,13 5,16 Ngũ Hành Sơn 3,03 5,04 Cẩm Lệ 5,07 5,06 Hòa Vang 3,29 4,11
Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra lao động - việc làm thành phố Đà Năng năm 2006, Sở Lao động thành phố Đà Năng, trang 18.
Trong khi đó người thất nghiệp phân theo trình độ CMKT là 18910/182420 chiếm 10,36% nguồn lao động có trinh độ CMKT, trong đó đại học, cao đẳng chiếm 4,36%.
Đáng chú ý, việc sử dụng NNL có trình độ CMKT cũng đang còn nhiều vấn đề bức xúc: là tình trạng thiếu nhân lực được đào tạo, nhất là nhân lực có trình độ cao tập trung nhiều nhất trong các lĩnh vực kiến trúc, xây dựng, hóa, quản lý, kinh doanh, phiên dịch tiếng Hàn, Nhật, Trung Quốc. Chính vì vậy năm 2006, ủy ban nhân dânThành phố Đà Nẵng đã cụ thể hóa 9 ngành ưu tiên tiếp nhận người tài đó là: CNTT, điện tử viễn thông, y tế(bác sỹ, dược sỹ, cử nhân kỹ thuật, cử nhân điều dưỡng), các ngành quản lý đô thị (xây dựng, kiến trúc, giao thông), hành chính công, luật, tài chính kế toán, du lịch, ngữ văn báo chí, ngoại ngữ (tiếng Nhật, Hàn, Thái Lan, Trung Quốc). thứ hai, là cơ cấu nhân lực được đào tạo còn bất hợp lý dẫn đến tình trạng vừa thiếu NNL đã qua đào tạo một cách tuyệt đối, lại vừa thừa một cách tương đối. Trong thực tế, nhiều người qua đào tạo phải chấp nhận làm không đúng ngành nghề, gây lãng phí cho gia đình và xã hội.
Việc phân bố nguồn nhân lực có trình độ CMKT chưa hợp lý, nguồn nhân lực có chất lượng cao chủ yếu tập trung ở các quận nội thành, trong khi đó các huyện, quận vùng ngoại ô lại rất thiếu. NNL chất lượng cao chủ yếu tập trung ở ngành Giáo dục và Đào tạo (chủ yếu là các trường trung ương quản lý), trong khi đó lĩnh vực sản xuất lai rất ít.Việc phân bổ nguồn nhân lực có trình độ CMKT cũng còn nhiều bất hợp lý theo quận huyện, chẳng hạn ở quận Cẩm Lệ chiếm 7,90%; Ngũ Hành Sơn chiếm 7,15%, ở huyện Hòa Vang là 12,89% trong khi đó ở quân Hải Châu là 24,37%.
Mặt khác, để kích thích quá trình tự đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thì đòn bẩy tiền lương là công cụ quan trọng và hiệu quả, song vấn đề tiền lương vẫn còn nhiều vấn đề bất hợp lý. Mặt bằng thu nhập đối với lao động có trình độ đại học mới ra trường ở Đà Nẵng hiện nay khoảng 800.000 đồng - 1 triệu đồng, riêng đối với lao động có kinh nghiệm được trả từ 1- 1,8 triệu đồng/tháng nhưng số lượng tuyển cũng không được nhiều, và đó cũng là một trong những nguyên nhân có nhiều sinh viên tốt nghiệp khá, giỏi đã làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, những bất hợp lý về tiền lương vẫn
đang tồn tại và ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng hoạt động của NNL chất lượng cao.
2.2.3.3.Về thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao bên ngoài để sử dụng
Trong những năm qua thành phố đã có nhiều chính sách đặc biệt để khuyến khích thu hút nhân tài, tao điều kiện và môi trường thuận lợi cho người tài phát huy năng lực của mình. Đó là các chính sách, chế độ đãi ngộ ban đầu đối với những người có trình độ cao tự nguyện đến làm việc lâu dài tại Thành phố Đà nẵng, đã góp phân không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố và đặc biệt là đã khắc phục được một phần sự thiếu hụt cán bộ có trình độ chuyên môn ở một số lĩnh vực quan trong trong quản lý. Tuy nhiên, chủ trương này cũng chưa thật sự hấp dẫn bởi vì Thành phố Đà Nẵng chưa có những điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác và nghiên cứu, môi trường để tiếp tục phát triển khoa học-công nghệ còn nhiều hạn chế so với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; mặt khác, chế độ lương bổng cũng chưa tương xứng với sự cống hiến của đội ngũ này, vì hầu hết vẫn thực hiện theo ngạch bậc lương của Nhà nước. Do vậy, trong năm 2006 chỉ thu hút được 55 người trong đó thạc sỹ 13, đại học loại giỏi 29, còn lại là đại học loại khá. Qua đó cho thấy những người có học vị cao như Tiến sỹ, chuyên gia đầu đàn vẫn chưa thu hút về công tác ở Thành phố.
2.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
ở Thành phố Đà Nẵng
2.3.1. Về thành tựu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (đào tạo, sử dụng,
thu hút)
Đà Nẵng có nguồn nhân lực dồi dào (nguồn lao động chiếm 58% dân số thành phố). Nguồn lao động này chủ yếu là trẻ, khỏe. Số lao động có chuyên môn kỹ thuật chiếm gần một phần tư lực lượng lao động. Chi phí lao động ở Đà Nẵng thấp so với một số Thành phố khác trong cả nước. Đà Nẵng là một trong những tỉnh, thành phố trong cả nước có chỉ số phát triển giáo dục cao với hệ thống giáo dục khá hoàn chỉnh, tạo nền tảng thuận lợi và vững chắc. Để thực hiện các mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, chất lượng cuộc sống, Thành phố đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở và đang tiến tới thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục phổ thông trung học. Thành phố có 6 trường đại học, cao đẳng và 15 trường trung học chuyên nghiệp với hơn 93.745 sinh viên, hệ thống các trường này thực hiện chuyên ngành đào tạo trên hầu hết các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, kinh tế, quản trị kinh doanh, ngoại ngữ và sư phạm v.v...Ngoài ra, Đại học Đà nẵng còn hợp tác với trường đại học của các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như pháp, Mỹ, Nhật Bản, Australia, Canada, Newzealand... trong việc đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cũng như đưa sinh viên sang học tập tại các nước này.
Thành phố đã ban hành quyết định số 151/20040/QĐ-UB ngày 06 tháng 9 năm 2004 về việc phê duyệt dự án đào tạo bậc đại học tại các cơ sở trong và ngoài nước cho học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn; ban hành đề án đào tạo 100 Tiến sỹ, thạc sỹ tại các cơ sở nước ngoài; Mặt khác, thành phố cũng có chủ trương hỗ trợ đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp nhận lao động vào đào tạo nghề và giải quyết việc làm với mức 200.000 đồng/tháng/người lao động cho khóa đào tạo không quá 3 tháng.Thành phố cũng đã tổ chức lễ ký kết 3 chương trình hợp tác về khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2006-2010 với đại học Đà nẵng và Học viện Chính trị Khu vực III đó là: Nghiên cứu ứng dụng KH&CN phục vụ phát triển Thành phố Đà Nẵng; Hợp tác thực hiện chương trình phát triển công nghệ thông tin; đào tạo nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH Thành phố.
Thành phố cũng đã xây dựng trung tâm công nghệ phần mềm với mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin vững mạnh, tiến đến phát triển ngành công nghiệp phần mềm thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố và khu vực miền trung. Nhờ vậy, lực lượng lao động CNTT không ngừng phát triển. Đến nay đã có 476 cán bộ, chuyên viên có trình độ trên đại học, đại học và cao đẳng về CNTT đang công tác trong các cơ quan hành chính sự nghiệp của thành phố (trong đó trên đại học 36 người, Đại học cao đẳng 440 người) và 209 cán bộ chuyên viên có trình độ đại học và cao đẳng CNTT công tác tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
Ngoài ra thành phố còn có khoảng 50 trung tâm dạy nghề thường xuyên cung cấp các khóa đào tạo ngắn hạn về tin học, máy, cơ khí, điện-điện tử, kỹ thuật xây dựng v.v...Hàng năm các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tại Đà Nẵng đã đào tạo hàng ngàn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ tay nghề đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực không chỉ cho Thành phố mà còn cho cả khu vực miền Trung.
2.3.2. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết để phát triển và sử dụng có hiệu quả
nguồn nhân lực chất lượng cao
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong việc đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao; qua phân tích thực trạng chúng ta thấy còn nhiều vấn đề Thành phố Đà Nẵng phải tập trung giải quyết để phát triển và sử dụng NNL chất lượng cao có hiệu quả hơn:
Một là: Công tác giáo dục phổ thông được đầu tư đúng mức nên đã góp phần đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, tuy nhiên công tác hướng nghiệp, định nghiệp chưa làm tốt; đã chú trọng tìm kênh gửi sinh viên đi đào tạo nước ngoài, song số lượng người tốt nghiệp về nước còn ít.Thành phố Đà nẵng đang thiếu một đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao trong các ngành kinh tế chủ yếu.
Hai là: Trình độ nguồn nhân lực có trình độ đại học, THCN và CNKT đang mất cân đối, đó là tỷ lệ công nhân kỹ thuật mới chỉ đạt 2,11 (trong khi tỷ lệ này ở các nước phát triển là 10); tỷ lệ THCN chỉ có 0,68 (trong khi tỷ lệ này ở các nước phát triển là 4). Mặt khác, nguồn nhân lực trình đọ cao phân bố mất cân đối thể hiện ở chổ tập trung ở các quận nội thành, còn các huyện, quận ngoại ô rất ít.
Ba là: Việc bố trí cán bộ có trình độ CMKT chưa hợp lý, không đúng chuyên ngành, hầu hết làm việc ở các cơ quan quản lý Nhà nước, khu vực sản xuất kinh doanh còn quá ít. Đà Nẵng vẫn còn một vành đai nông nghiệp quan trọng nhưng nguồn nhân lực có trình độ CMKT trong lĩnh vực này chỉ chiếm 12%.
Bốn là: Cơ cấu lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên có sự mất cân đối giữa các ngành đào tạo, nên tạo ra trường hợp thừa, thiếu giả tạo.Việc thu hút nhân tài
cũng còn hạn chế, nhất là các nhà khoa học đầu ngành (trong năm 2006 chưa có tiến sỹ nào về Đà Nẵng).
Năm là: Tỷ lệ lao động có trình độ CMKT tăng lên, nhưng tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo vẫn còn ở mức 64,8% trong đó nam là 55,2%. như vậy cũng chưa đáp ứng yêu cầu của công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH.
Sáu là: Việc phân bổ lực lượng lao động cho các nhóm ngành kinh tế quốc dân theo xu hướng ngày càng hợp lý, tiến bộ đó là tỷ trọng ngành công nghiêp-Xây dưng và ngành dịch vụ đều tăng; nhóm ngành nông- lâm- ngu nghiệp có giảm nhưng còn chiếm tỷ lệ cao (23,18%).
Bảy là: Tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao, người thất nghiệp của thành phố Đà Nẵng có độ tuổi trung bình 26,5 tuổi, so với năm 2005 thì tuổi đời người thất nghiệp trẻ hơn(năm 2005 là 27,1 tuổi). Đây là vấn đề bức bách rất quan trọng liên quan đến phát triển kinh tế- xã hội nếu thành phố không quan tâm giải quyết đúng mức.
Từ những vấn đề nêu trên, đòi hỏi Thành phố Đà Nẵng phải có những giải pháp tích cực, hửu hiệu trong việc đào tạo, phát triển và sử dụng nguồn NL chất lượng cao mới có thể thực hiện thành công quá trình CNH, HĐH tiếp cận kinh tế tri thức.
Chương 3
PHƯƠNG HƯớNG Và CáC GIảI PHáP CHủ YếU TạO LậP NGUồN NHÂN LựC
CHấT LƯợNG CAO CHO Sự PHáT TRIểN KINH Tế-Xã HộI ở THàNH PHố Đà
NẵNG
3.1. Những quan điểm, định hướng chủ yếu tạo lập nguồn nhân lực chất lượng
cao cho sự phát triển kinh tế-xã hội ở thành phố Đà Nẵng đến 2010
3.1.1. Những quan điểm chủ yếu về tạo lập nguồn nhân lực chất lượng cao qua
giáo dục và đào tạo để phát triển kinh tế-xã hội ở thành phố Đà Nẵng đến 2010
Nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Cùng với khoa học- công nghệ, vốn đầu tư, chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định sự thất bại hay thành công của sự nghiệp đổi mới toàn diện kinh tế-xã hội phấn đấu vươn lên” trở thành một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH và cơ bản trở thành một thành phố công nghiệp trước năm 2020” [13].
Để có được NNL chất lượng cao, đủ sức đáp ứng những đòi hỏi ngày càng tăng của giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH, việc phát triển NNL chất lượng cao của Thành phố Đà Nẵng đến 2010 cần quán triệt các quan điểm sau:
Thứ nhất: Phát triển NNL chất lượng cao phải gắn liền với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố giai đoạn 2005-2010 và tầm nhìn 2020.
Trên cơ sở nghị quyết 33 của Bộ Chính trị và 12 chương trình lớn thực hiện nghị quyết 33 đã xác định phương hướng phát triển Đà nẵng đến 2010:” Xây dựng đà Nẵng trở thành đô thị lớn của cả nước, trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ của miền Trung; là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực miền Trung và cả nước”. Theo nghị quyết đại hội XIX của Thành phố trong định hướng phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2005-2010 đã xác định đến 2010 Đà Nẵng phải đạt được một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội sau [13]:
+ Thúc đẩy chuyển dịch và hoàn thiện cơ cấu kinh tế” Công nghiệp-Dịch vụ- Nông nghiệp”, tiến tới sau năm 2010 chuyển sang cơ cấu” Dịch vụ- Công nghiệp- Nông nghiệp”.
+ Nhịp độ tăng GDP trung bình 14-15% giai đoạn 2006-2010; + GDP bình quân đầu người đến 2010 đạt 2.000 USD;
+ Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp 22-23%;
+ Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành dịch vụ từ 14-15%; + Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp 5-6%;
+ Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 23-24%/năm; + Giảm tỷ suất sinh bình quân hằng năm 0,3%; + Diện tích cây xanh bình quân 3m2/người.
+ Hằng năm giải quyết việc làm cho khoảng 3,2-3,5 vạn lao động; + Năm 2010 giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn thành phố còn 0,5%.
Do vậy mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo phát triển NNL chất lượng cao phải được xác định trên cơ sở yêu cầu của phát triển kinh tế-xã hội thành phố trong từng giai đoạn, cần coi trọng cả 3 mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo và tăng cường hiệu quả, gắn đào tạo với phát triển khoa công nghệ và sản xuất, trên cơ sở đó sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao của Thành phố.
Thứ hai: Nâng cao chất lượng NNL là nhân tố đóng vai trò quyết định thành công của quá trình tiếp cận nền kinh tế trí thức
Như trên đã trình bày, chất lượng NNL giữ vai trò quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển kinh tế. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của