Thực trạng phân bổ nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp Nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế xã hội ở thành phố đà nẵng (Trang 58)

Mặc dù thành phố đã rất quan tâm đến việc đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, đào tạo song vẫn chưa tạo được sự đột biến lớn. Số liệu thống kê cho thấy 41,8% dân cư thuộc về nguồn lao động có trình độ cấp III, 33,5% có trình độ cấp II, 64,8% chưa qua đào tạo về chuyên môn kỹ thuật (trong đó nam là 55,2% và nữ là 73,9%).

Có thể nói rằng, cơ cấu lao động theo trình độ học vấn thời gian qua có sự thay đổi song không lớn, không tạo được các tác động đáng kể đến sự thay đổi cơ cấu nguồn lao động của thành phố.

Biểu 2.10: Nguồn lao động phân theo trình độ phân theo quận, huyện

Đơn vị tính: 1000 người

Chỉ tiêu chung Chia theo quận, huyện Liên Chiểu Thanh Khê Hải châu Sơn Trà Ngũ Hành Sơn Cẩm Lệ Hòa Vang Nguồn lao động

phân theo trình độ văn hóa 518.14 61.97 107.88 126.30 77.14 37.08 40.96 66.83 Chưa đi học và chưa hết cấp 1 31.11 4.80 3.72 3.10 4.95 3.78 3.53 7.23 Cấp 1 95.63 14.32 18.06 13.90 15.63 9.07 7.73 16.91 Cấp 2 170.53 21.88 34.17 34.65 24.85 12.14 15.69 27.15 Cấp 3 220.87 20.96 51.94 74.65 31.71 12.09 14.00 15.54 Nguồn lao động phân theo trình độ CMKT 518.14 61.97 107.88 126.30 77.14 37.08 40.96 66.83

Chưa qua đào

tạo 335.73 47.34 61.75 66.85 54.42 29.64 23.93 51.79 CNKT không bằng 57.92 5.39 14.02 12.56 7.41 2.56 8.14 7.84 Có chứng chỉ nghề 20.98 2.09 7.37 5.18 2.24 0.61 2.18 1.31 Có bằng nghề 3.71 0.08 0.32 1.68 0.60 0.15 0.37 0.52 Trung học chuyên nghiệp 35.51 2.30 8.44 12.97 4.31 1.94 2.58 2.98 Cao đẳng 11.14 1.07 2.31 3.98 1.33 0.68 0.92 0.85 Đại học 51.47 3.62 13.19 22.50 6.53 1.41 2.76 1.46 Thạc sỹ trở lên 1.69 0.08 0.50 0.57 0.30 0.10 0.07 0.07

Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra lao động - việc làm thành phố Đà Năng tháng 8 năm 2006, Sở Lao động thành phố Đà Năng, trang 29.

Việc phân bổ NNL có trình độ CMKT còn nhiều bất hợp lý, phần lớn tập trung ở các cơ quan hành chính và ở các quận nội thành, tạo nên tình trạng thừa thiếu cán bộ CMKT giả tạo ở các ngành. Nguồn nhân lực có trình độ Cao đẳng, Đại học hiện nay phân bổ rất không đồng đều, chủ yêu tập trung ở quận thanh khê và Hải Châu

chiếm 67,04%, trong khi đó ở quận Liên Chiểu và Huyện Hòa vang chỉ chiếm 11,18%. Đặc biệt nguồn nhân lực có trình độ Thạc sỹ trở lên chiếm 0,32% nguồn lao động phân theo trình độ CMKT của thành phố, ở huyện Hòa Vang chỉ có 0,04% số thạc sỹ của thành phố. Sự phân bố đội ngũ cán bộ có trình độ đại học và trên đại học đang mất cân đối so với cơ cấu kinh tế của Thành phố. Phần lớn cán bộ có trình độ đại học trở lên làm việc trong ngành Giáo duc-Đào tạo và y tế. Khối công nghiệp, thủy sản, thương mại, du lịch, dịch vụ được coi là những ngành kinh tế chủ yếu lại có tỷ lệ thấp. Số người được đào tạo thuộc lĩnh vực kinh tế là cao nhất, chiếm 35,4%; tiếp đến là khoa học xã hội nhân văn chiếm 29,7%; khoa học kỹ thuật chiếm 25,6%; ngành nông lâm-thủy sản là ít nhất chiếm 2,8% [36, tr.45]. Theo điều tra ngày 01 tháng 8 năm 2006, Về cơ cấu lao động có việc làm chia theo nhóm nghề cho thấy, lao động CMKT bậc cao trong các lĩnh vực tự nhiên, KHKT chiếm 12,30%, CMKT bậc trung trong các lĩnh vực tự nhiên, KHKT chiếm

10,12%. Lao động có kỹ thuật trong nông nghiệp, Lâm nghiệp chỉ có 1,27%. Trong 86,5% lao động còn lại thì lao động giảm đơn chiếm 22,8%, 63,7% còn lại là lao động trực tiếp có tay nghề lâu năm và có kỹ thuật trong công việc.CMKT cao trong các lĩnh vực khoa học Thành phố Đà Nẵng chỉ chiếm 2,78% cả nước, trong khi đó Hà Nội chiếm 17,63% và Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 17,04%, và đều tập trung ở thành thị và các cơ quan.

Ngành nông-lâm-ngư nghiệp có địa bàn hoạt động chính là ở nông thôn, nhưng lao động có trình độ CMKT chỉ chiếm 12% (66830/518150) nguồn lao động có trình độ CMKT của Thành phố nhưng chủ yêu tập trung ở cấp huyện còn ở xã gần như rát hiếm nên việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực qua chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuât nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.

Trong đội ngũ cán bộ KH-CN ở các cơ quan nghiên cứu và phát triển, tỷ lệ lao động có trình độ cao (trên đại học) còn thấp. Số cán bộ hoạt động trên lĩnh vực R&D mới có 250 người, được bố trí ở 17 trung tâm R&D của Thành phố. Là một nơi có Đại học Đà Nẵng và nhiều cơ quan khoa học trung ương đóng chân, nhưng sự phát

triển hệ thống R&D cũng như nhân lực khoa học công nghệ ở các cơ quan R&D hầu như mới chỉ bắt đầu.GS.TSKH: 2; PGSTS: 23; Tiến sỹ: 107 và thạc sỹ là 56.

Số lao động có trình độ CMKT làm việc trong lĩnh vực sản xuất thấp và lao động có trình độ trên đại học chủ yếu tập trung ở các quận nội thành. Ví dụ: theo số liệu điều tra ngày 01 tháng 8 năm 2006 thì lao động có trình độ CMKT làm việc ở thành phố là 451320/518150 chiếm 87,10%, lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng là 61910/64300 chiếm 96,28%; thạc sỹ trở lên là 1620/1690 chiếm 95,85%.

Thành phố Đà nẵng đang thiếu một đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao trong các ngành kinh tế chủ yếu của mình, hầu như chưa có chuyên gia đầu đàn để đào tạo, hướng dẫn lớp cán bộ kế cận, đặc biệt là chuyên gia về công nghệ. Theo số liệu của Sở Nội vụ thành phố (tháng 6/2006) chất lượng cán bộ công chức chia theo lĩnh vực có 210 thạc sỹ, tiến sỹ trong đó quản lý nhà nước chiếm 26,19%; sự nghiệp giáo dục và đào tạo chiếm 33,88%; sự nghiệp y tế 31,42%; sự nghiệp văn hóa thể thao chiếm 2,85% và sự nghiệp khác là 5,7%.

Như vậy, việc phân bổ NNL có trình độ CMKT của Thành phố Đà Nẵng còn nhiều bất hợp lý theo lĩnh vực, cơ cấu ngành, cơ cấu trình độ, cơ cấu thành thị và nông thôn.

Biểu 2.11: Lao động có việc làm theo ngành kinh tế quốc dân

Đơn vị tính: %

Ngành kinh tế Cơ cấu

1999 Ước tính 2006

Tổng số 100,00 100,00 100,00

1. Nông lâm thủy sản 30,65 16,52 96,37

2.Công nghiệp, xây dựng 31,26 30,96 104,05

3. các ngành dịch vụ 38,09 52,51 105,73

Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra lao động - việc làm thành phố Đà Năng năm 2006, Sở Lao động thành phố Đà Năng, trang 18.

Số người có việc làm tăng trưởng với tốc độ nhanh hằng năm, so sánh số liệu 1.4.1999 về cơ cấu lao động theo ngành kinh tế quốc dân thì đã có những chuyển biến rất lớn cơ bản trong 7 năm qua:

+ Số lao động trong ngành nông nghiệp giảm xuống liên tục và hiện nay chỉ chiếm 16,5% số người có viẹc làm;

+ Số lao động ngành thủy sản giảm xuống cả về cơ cấu và số lượng. Chỉ số phát triển ngành nông lâm thủy sản theo giá cố định 1994 (năm trước = 100%).

Biểu 2.12: Chỉ số phát triển các ngành nông, lâm, thủy sản

Đơn vị tính: % 1999 2000 2005 Tổng Số: 104,15 111,14 105,11 - Nông nghiệp 100,04 99,06 94,20 - Lâm nghiệp 99,21 107,58 109,84 - Thủy sản 108,82 123,79 110,84

Số lao động ngành công nghiệp chế biến và xây dựng chiếm tỷ trọng nhiều hơn, bên cạnh đó số lao động ngành thương mại dịch vụ phát triển với tốc độ nhanh hơn là hệ quả tất yếu của việc tăng trưởng về cơ cấu lao động góp phần thỏa mãn những yêu cầu của một xã hội tiến bộ.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp Nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế xã hội ở thành phố đà nẵng (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w