Những giải pháp mới phòng trừ dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu phân lập và tuyển chọn vi khuẩn sinh bacteriocin từ động vật thân mềm hai vỏ sống ở biển (Trang 25)

bền vững

a) Vaccine

Vaccine là một chế phẩm được làm từ vi sinh vật gây bệnh đã được tiêu hủy độc tính, khi tiêm truyền vào cơ thể động vật có xương sống, làm cơ thể sản sinh kháng thể, tạo sự miễn dịch cho động vật dùng vaccine [26].

Ngày nay, vaccine đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt ở các vùng nuôi cá hồi công nghiệp của các nước Bắc Âu, Chile, Canada, Mỹ, Nhật hay các trang trại nuôi cá da trơn ở Mỹ, mô hình nuôi cá chẽm, cá rô phi ở Châu Âu hay các mô hình nuôi nhỏ ở Trung Quốc, Nga, Tây Ban Nha và Đức. Cho đến tháng 7 năm 2005, đã có 35 loại vaccine phòng bệnh vi khuẩn và 2 loại vaccine phòng bệnh virus được đăng ký bản quyền và sử dụng cho 6 đối tượng nuôi phổ biến trên 41 quốc gia trên thế giới bao gồm cá hồi, cá chẽm châu Âu, cá chẽm châu Á, cá rô phi, cá bơn và cá bơn đuôi vàng. Bên cạnh đó 5 loại vaccine phòng bệnh virus trên động vật thủy sản khác đang được nghiên cứu và phát triển [26].

Việc sử dụng vaccine có những ưu điểm sau:

- Vaccine sống có tác dụng làm kích thích đáp ứng miễn dịch của cơ thể động vật [26]. Nó còn có thể duy trì và gia tăng cùng với vật chủ, đó là kết quả của sự phản ứng mạnh của tế bào nhằm bảo vệ nó trong thời gian dài.

- Vaccine có thể dễ dàng đưa vào cơ thể vật nuôi bằng nhiều con đường như nhúng, ngâm, tiêm [26].

- Đặc biệt, khi sử dụng vaccine ít để lại dư lượng trong cơ thể đối tượng nuôi, tác động đến môi trường không đáng kể, ít ảnh hưởng tới sức khỏe vật nuôi và khả năng phòng bệnh rất cao [26].

Tuy nhiên, việc sử dụng vaccine cũng có một số hạn chế: đòi hỏi công nghệ sản xuất hiện đại, do đó giá thành tương đối cao; độc lực của vi khuẩn có thể được phục hồi khi chúng được tăng sinh trong cơ thể động vật. Hơn nữa, việc tiêm vaccine có thể gây stress cho động vật. Mặc dù vaccine có hiệu quả cao nhưng vẫn không có vaccine đặc hiệu chống lại các tác nhân gây bệnh trên tôm và nhuyễn thể [88].

b) Probiotic

Do những vấn đề liên quan đến sử dụng kháng sinh, các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu việc ứng dụng chế phẩm sinh học để thúc đẩy sự phát triển của hệ vi sinh có lợi để kháng lại các tác nhân gây bệnh [90].

Thuật ngữ probiotic gần đây được sử dụng để nhắm đến các loại vi khuẩn mà có khả năng cải thiện sức khỏe của các loài động vật khác [58]. Theo Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hợp quốc (FAO): “Probiotic là những vi sinh vật sống, nếu được bổ sung với liều lượng hợp lý sẽ mang lại lợi ích cho vật chủ” [40].

Trong dinh dưỡng của con người và động vật, vi khuẩn lactic thường được sử dụng nhiều để làm probiotic trên toàn thế giới. Thực vậy, tính an toàn và hiệu quả của nó cũng đã được kiểm chứng qua nhiều thập kỷ. Việc sử dụng chế phẩm probiotic làm một giải pháp ngăn ngừa và phòng chống dịch bệnh đang được phổ biến ngày càng rộng hơn. Đặc biệt là các chủng vi sinh vật bản địa được phân lập trên động vật biển.

Probiotic sử dụng trong NTTS giúp phân hủy các chất hữu cơ trong nước, hấp thụ xác tảo chết và làm giảm sự gia tăng của lớp bùn đáy, giảm độc tố trong môi trường nước, do đó cải thiện chất lượng nước nuôi, nâng cao khả năng miễn dịch của đối tượng nuôi. Ngoài ra, các vi sinh vật trong chế phẩm probiotic có thể cạnh tranh dinh dưỡng, vị trí bám với các sinh vật có hại, nên có thể ức chế sự hoạt động và phát triển của sinh vật có hại, hạn chế được các nhân gây bệnh. Đồng thời, chế phẩm probiotic còn giúp ổn định pH của nước, ổn định màu nước do probiotic hấp thụ chất dinh dưỡng hòa tan trong nước nên hạn chế tảo phát triển nhiều. Chế phẩm probiotic còn có tác dụng gián tiếp làm tăng oxy hòa tan trong nước [5, 14].

Các chủng sử dụng làm probiotic thường thuộc nhóm vi khuẩn lactic [45, 101],

thường được phân lập từ hệ vi sinh vật trên thủy động vật. Vibrio hiếu khí v Pseudomonas kỵ khí tùy tiện đại diện cho các loài vi khuẩn bản địa từ cá biển [67].

Ngược lại, các chủng bản địa trên cá nước ngọt thuộc họ Enterobacteriaceae, đại diện là chi Aeromonas, Plesimonas và các chủng vi khuẩn kỵ khí bắt buộc của chi Fusubacterium, và Eubacterium [83]. Vi khuẩn lactic, điển hình là chi Carnobacterium,

cũng thường gặp phổ biến ở trên cá.

c) Kháng sinh thế hệ mới

Hiện nay, việc lạm dụng chất kháng sinh đang tạo ra áp lực lớn trong NTTS. Do đó, thay thế kháng sinh truyền thống bằng các kháng sinh thế hệ mới như bacteriocin, peptide kháng khuẩn (antimicrobial peptides) hoặc thể thực khuẩn (bacteriophage) là một việc làm cần thiết [55].

Giống với thể thực khuẩn, các loại bacteriocin có khả năng kháng đến một chủng hay một chi vi khuẩn nào đó. Tuy nhiên, khác với virus, bacteriocin thường an toàn cho sức khỏe con người (theo GRAS) [46] và do đó đang trở thành đối tượng nghiên cứu và phát triển thuốc mới trong phòng trị bệnh ở người và động vật.

Một phần của tài liệu phân lập và tuyển chọn vi khuẩn sinh bacteriocin từ động vật thân mềm hai vỏ sống ở biển (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)