nhà trường thành lập ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chương trình và chỉ đạo chương trình đó. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền theo qui mô lớn và phối họp với các lực lượng tham gia tuyên truyến công tác đổi mới kiểm tra đánh giá đến toàn thể các em học sinh. Giúp các đồng chí giáo viên hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá và biết đánh giá cho bạn mình, đồng thời giúp Hiệu trưởng
6 2
kiểm tra đánh giá các hoạt động. Mỗi tháng họp ban chỉ đạo một lần để sơ kết đánh giá và triển khai kế hoạch tiếp theo.
2.2. Đối với học sinh
• Đe làm tốt bài trắc nghiệm khách quan thì học sinh phải có kiến thức vững chắc. Vì vậy, học sinh phải luôn luôn tích lũy và củng cố kiến thức, không được “bỏ qua” bất cứ một phần, một bài nào vì kiến thức trắc nghiệm là kiến thức bao chùm toàn bộ chương trình môn học.
• Đồng thời các em phải tham gia tích cực vào quá trình kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra, đánh giá là hoạt động đòi hỏi nỗ lực của cả giáo viên và học sinh. Qua nội dung kiểm tra, đánh giá học sinh củng cố những kiến thức cơ bản đồng thời tiếp tục rèn luyện phương pháp học tập tích cực, ý thức làm việc độc lập, chủ động để hoàn thành chu trình học tập theo định hướng tự học dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của giáo viên. Việc tự kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện ngay trong từng bước của học trình học tập hàng ngày và mang tính điều chỉnh đối với bản thân.
• Tóm lại, với những kiến nghị đề ra ở trên chúng tôi hy vọng rằng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Đạo đức lớp 4 nói riêng và dạy học Tiểu học nói chung.
• DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Vũ Hoạt, Phó Đức Hoa, “Giáo dục học Tiểu học I”, Nxb Giáo dục, 1997.
2. Nguyễn Hữu Họp, “Đạo đức và phương pháp dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học, Nxb Đại học sư phạm, 2008.
3. Nguyễn Phụng Hoàng, Vũ Ngọc Lan, “Phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra và đánh giá thành quả học tập, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006.
4. Nguyễn Hữu Hợp (chủ biên), Lưu Thu Thủy, “Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức”, Nxb Giáo dục, Nxb Đại học sư phạm, 2007.
5. Lưu Thu Thủy (chủ biên), SGK môn Đạo đức lóp 4, Nxb Giáo dục Việt Nam. 6. Lưu Thu Thủy (chủ biên), “Vở bài tập Đạo đức 4”, Nxb Giáo dục Việt Nam.
7. TS. Vũ Thị Phương Anh, “Đánh giá kết quả học tập ở Tiểu học”, Nxb Giáo dục, Thành Phố Hồ Chí Minh, 2006.
• PHỤ LỤC
• PHIÉƯ TRƯNG CÀU Ý KIẾN
• ( D à n h cho giảo viên)
• Đe nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức lớp 4 bằng phương pháp kiểm tra, đánh giá thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan. Xin thầy cô vui
• lòng cho biết một số ý kiến.
• CÂU 1 : Thầy (cô) hiểu như thế nào về phương pháp kiểm tra đánh giá trong dạy học ?
• CÂU 3 : Thầy (cô) thực hiện việc kiểm tra đánh giá trong dạy học môn Đạo đức thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan như thế nào ?
a) Thường xuyên. b) Thỉnh thoảng. c) Hiếm khi. d) Chưa bao giờ.
• CÂU 4 : Theo thầy (cô) thì hình thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá nào sau đây là quan trọng nhất ?
a) Trắc nghiệm đúng sai. b) Trắc nghiệm nhiều lựa chọn. c) Trắc nghiệm điền khuyết. d) Trắc nghiệm ghép đôi. e) Trắc nghiệm trả lời ngắn.
• CÂU 5 : Thầy (cô) thường xuyên sử dụng phương pháp đánh giá nào trong kiểm tra đánh giá môn Đạo đức thông qua bài tập trắc nghiệm khách quan ?
a) Hỏi đáp.
b) Bài kiểm tra viết. c) Bài báo cáo và thu hoạch. d) Công cụ khác.
• CÂU 7 : Thầy (cô) thường sử dụng hệ thống các bài tập trắc nghiệm khách quan để kiểm tra đánh giá học sinh trong dạy học môn Đạo đức từ nguồn nào?
a) Từ vở bài tập Đạo đức lóp 4. b) Tự biên soạn.