Nâng cao năng lực của học sinh trong công tác đổi mới kiểm tra, đánh

Một phần của tài liệu Thực trạng kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn đạo đức lớp 4 thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan (Trang 58)

• giá:

• + Qua từng giờ học, giáo viên liên tục ra các câu hỏi kiểm tra cả kiến thức cũ và kiến thức mới cho học sinh trả lời, sau đó cho bạn nhận xét, trả lời bổ sung và giáo viên sẽ là người đưa ra câu trả lời cuối cùng. Căn cứ vào đó hướng dẫn các em

5 8

tự đánh giá xem mình trả lời đã chính xác chưa, bạn trả lời đã chính xác chưa, và theo thang điểm mà giáo viên đưa ra thì mình nằm ở thang điểm nào.

• + Phát huy vai trò tự kiểm tra đánh giá của học sinh: Bên cạnh việc kiểm tra đánh giá của giáo viên trong suốt các giờ học, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ theo hình thức tự luận hay hình thức trắc nghiệm thì giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh biết tự đánh giá kiến thức của mình, biết đánh giá cho bạn mình. Như vậy, thì thay vào việc xưa nay giáo viên độc quyền đánh giá học sinh thì nay học sinh có quyền tham gia vào kết quả đánh giá của chính mình và của bạn mình. Học sinh còn là cầu nối giữa cá nhân học sinh, giáo viên, ban khảo thí và lãnh đạo nhà trường trong công tác đổi mới kiểm tra đánh giá. Mỗi cá nhân được thử nghiệm vị trí, vai trò của mình trong công tác kiểm tra đánh giá chính bản thân học sinh. Muốn có những học sinh, tập thể học sinh có vai trò trong đổi mới kiểm tra đánh giá, vai trò của giáo viên giảng dạy vô cùng to lớn. Giáo viên giảng dạy phải hướng dẫn các em, phải lắng nghe các em, phải công tâm, công bằng và khách quan đối với mọi học sinh. Lãnh đạo trường, ban khảo thí cần lắng nghe ý kiến của các em, định hướng giúp các em phương pháp tự kiểm tra đánh giá. Từ đó, giúp học sinh cố gắng hon trong học tập cũng như triệt tiêu được việc giáo viên dùng điểm để khống chế học sinh.

Một phần của tài liệu Thực trạng kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn đạo đức lớp 4 thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan (Trang 58)

w