Thực trạng sử dụng phương pháp kiểm tra đánh giá trong dạy học môn Đạo đức lớp

Một phần của tài liệu Thực trạng kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn đạo đức lớp 4 thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan (Trang 35)

- Rèn luyện cho các em thực hiện những hành vi phù họp với chuấn mực đã được quy định.

2.2. Thực trạng sử dụng phương pháp kiểm tra đánh giá trong dạy học môn Đạo đức lớp

môn Đạo đức lớp 4

• Đe tìm hiểu thực trạng việc sử dụng phương pháp kiểm tra đánh giá trong dạy học môn Đạo đức lớp 4 tôi sử dụng phương pháp điều tra phương pháp trò chuyện,

quan sát việc kiểm tra đánh giá của giáo viên và học sinh trường Tiểu học Thị Trấn Sóc Sơn. Thông qua tìm hiểu, kết quả thu được như sau:

2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về phương pháp kiểm tra đánh

giá trong dạy học

• Đe tìm hiểu thực trạng này tôi sử dụng câu hỏi sau:

• Thầy (cô) hiểu như thế nào về phương pháp kiểm tra đánh giá trong dạy

• học?

• Kết quả thu được như sau:

• Qua tìm hiểu cho thấy: 100% số ý kiến của giáo viên cho rằng phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học là một phương pháp cần thiết, quan trọng và được sử dụng rộng rãi. Như vậy, giáo viên trong trường đã nhận thức được tầm quan trọng và hiệu quả của phương pháp kiểm tra, đánh giá đem lại, kiểm tra, đánh giá có vai trò rất to lớn đến việc nâng cao chất lượng đào tạo. Ket quả của kiểm tra đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và quản lý giáo dục. Neu kiểm tra, đánh giá sai dẫn đến nhận định sai về chất lượng đào tạo gây tác hại to lớn trong việc sử dụng nguồn nhân lực. Kiểm tra, đánh giá đúng thực tế, chính xác và khách quan sẽ giúp người học tự tin, hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo trong học tập. Như vậy, thầy cô đã thấy được tầm quan trọng của việc kiểm tra, đánh giá. Khi trò chuyện với các cô giáo khối 4 về các thời điểm kiểm tra thì được các cô cho biết rõ: Thông qua bài kiểm tra đầu vào nhằm đánh giá trình độ thực, hiện có của người học để tiến hành hoạt động dạy học cho phù hợp. Kiểm tra trong khi học cho phép đánh giá kết quả tiếp thu của người học và cho phép thay đổi, điều chỉnh nhịp độ dạy học sao cho phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh cũng như duy trì sự tập trung, chú ý của các em. Mục tiêu kiểm tra, đánh giá này nhằm kiểm tra xem quá trình nhận thức của người học diễn ra như thế nào, có tiến

3 6

bộ theo thời gian học tập hay không, gặp khó khăn và thuận lợi gì để người dạy kịp thời điều chỉnh hoạt dạy, bản thân người học tự điều chỉnh hoạt động học của mình. Kiểm tra được tiến hành sau khi kết thúc nội dung bài dạy (một bài, một phần, một chương, ...) Bài kiểm tra cho phép xác định những yêu cầu đặt ra có đạt được hay không và đạt được với tỉ lệ số lượng người học là bao nhiêu. Các bài kiểm tra này nhằm chẩn đoán tình hình học tập của người học. Chẩn đoán xem vì sao các em gặp khó khăn trong việc lĩnh hội một đơn vị tri thức nào đó của môn học. Từ đó điều chỉnh mức độ, nội dung, phương pháp dạy học.

• Như vậy người dạy luôn phải dựa vào đánh giá để đưa ra phương pháp dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình.

2.2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về trắc nghiệm khách quan trong

dạy học

• Tiếp theo chúng tôi quan tâm tới sự hiểu biết của giáo viên về trắc nghiệm khách quan.

• Chúng tôi đã tiến hành điều tra với câu hỏi sau:

• Thầy (cô) hiểu như thế nào về trắc nghiệm khách quan trong dạy học? * Ket quả điều tra thu được như sau:

• Qua điều tra chúng tôi thấy 50% thầy cô cho rằng: Trắc nghiệm khách quan trong dạy học là người giáo viên đưa ra câu hỏi và một số đáp án để học sinh tự lựa chọn đáp án theo hiểu biết của mình trong số đáp án có sẵn đó. Trong đó giáo viên có thể đưa ra yêu cầu dưới nhiều hình thức khác nhau như: vấn đáp, làm bài viết, ...50% giáo viên cho rằng: Trắc nghiệm khách quan là phương pháp đưa ra câu hỏi, đưa các phương án trả lời để học sinh lựa chọn đáp án đúng bằng cách đánh dấu.

• Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Hợp, trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng những câu hỏi mà các phương án trả lời nói chung đã được cho trước như: câu hỏi nhiều lựa chọn, câu hỏi ghép đôi, câu hỏi điền đúng - sai, câu điền khuyết, ....Trắc nghiệm khách quan thường bao gồm nhiều mệnh đề, câu hỏi hay mô hình và được trả lời bằng các dấu hiệu đơn giản hay một từ, cụm từ, đôi khi là các con số,...Trắc nghiệm khách quan mang tính quy ước vì bài trắc nghiệm được chấm bằng cách đếm số lần học sinh trả lời đúng. Do đó, hệ thống cho điểm là khách quan và không phụ thuộc vào người chấm.

• Nhìn chung, trắc nghiệm khách quan có thể đánh giá cả ba mặt (về tri thức, kĩ năng và thái độ) theo mục tiêu môn Đạo đức.

• Căn cứ vào khái niệm này, ta thấy sự hiểu biết của giáo viên về trắc nghiệm khách quan nói chung vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên, nhìn chung thầy cô đều thấy được sự cần thiết và tác dụng của trắc nghiệm khách quan trong dạy học môn Đạo đức. Thể hiện, khi tôi trực tiếp trao đổi được thầy cô cho biết phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức lóp 4 đã làm cho việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả hon. Vì các thầy cô cho biết: kiểm tra đánh giá kết quả học tập bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong một thời gian nhất định có thể kiểm tra một lượng kiến thức lớn và toàn diện đối với học sinh, tránh hiện tượng học tủ. Kiểm tra bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan làm cho quá trình kiếm tra thêm khách quan, tiết kiệm thời gian. Không những vậy, trắc nghiệm khách quan còn kích thích tính sáng tạo, linh hoạt của người học. Điều đó chứng tỏ, các thầy cô đã có nhận thức đúng đắn về tác dụng của phương pháp này. Từ đó, giáo viên có thể tìm tòi, suy nghĩ để biến nhận thức của mình thành việc làm cụ thể trong thực tế. Đó là vận dụng linh hoạt phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

3 8

• Mở rộng điều tra ở phạm vi rộng hơn, tôi có dịp trò chuyện với một số giáo viên giảng dạy ở các khối 1, 2, 3, 5 về ý kiến của họ đối với tác dụng của phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá đều nhận được câu trả lời là phương pháp này giúp cho việc kiểm tra, đánh giá thêm hiệu quả hơn. Theo các cô: Kiểm tra, đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan tiết kiệm thời gian, nội dung kiểm tra bao phủ được nhiều kiến thức, các đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan có thể dễ dàng phân biệt trình độ học sinh. Từ đó có kế hoạch động viên, giúp đỡ học sinh để nâng cao kết quả học tập cho các em. Như vậy, các giáo viên đã có nhận thức đúng đắn về vai trò, tác dụng của phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức ở Tiểu học.

2.2.3. Thực trạng về nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của hình

thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá

• Vừa rồi chúng ta vừa được hiểu rõ về vấn đề sử dụng bài tập trắc nghiệm trong kiểm tra đánh giá, điều đó cho thấy các thầy cô chưa quan tâm nhiều tới phương pháp kiểm tra bằng bài tập trắc nghiệm khách quan. Vậy để biết được theo các cô thì hình thức trắc nghiệm nào là quan trọng nhất thì chúng tôi sử dụng câu hỏi sau (câu 4, Phiếu trưng cầu ý kiến):

• Theo thầy(cô) thì hình thức trắc nghiệm khách quan nào trong kiểm tra đánh giá là quan trọng nhất?

a) Trắc nghiệm đúng - sai. ____

c) Trắc nghiệm điền khuyết. ____

d) Trắc nghiệm ghép đôi.

e) Trắc nghiệm trả lời ngắn. • Ket quả thu được như sau:

• Phươ

ng án • a •b • c • d •e

• Tỉ lệ •

50% • 25% • 0% • 25% • 0%

Bảng 1: Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của hình thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá.

• Qua bảng trên cho chúng ta thấy có 50% giáo viên cho rằng trắc nghiệm đúng - sai là quan trọng nhất.

• Khi trao đổi trực tiếp với giáo viên lựa chọn trắc nghiệm đúng - sai tôi được cô cho biết: Loại câu đúng - sai chỉ thích hợp cho việc kiểm tra những kiến thức sự kiện (mốc lịch sử, phân biệt khái niệm, tính chất, đặc điểm của vấn đề.. tính chính xác của định nghĩa, khái niệm, .... và thường để kiểm tra trí nhớ, năng lực hiểu. Đặc biệt loại câu hỏi này có ưu điểm: dễ xây dựng; Có thể sử dụng cho mọi môn học; độ bao phủ kiến thức cao cho một bài kiểm tra vì có thể sử dụng nhiều câu đúng - sai

4 0

trong một bài kiểm tra, dù thời gian không nhiều; Việc chấm bài nhanh, đơn giản, khách quan và có độ tin cậy cao.

• Qua bảng trên chúng ta thấy có 25% giáo viên lựa chọn phương án là trắc nghiệm ghép đôi. Khi trò chuyện với cô chúng tôi được biết: Loại trắc nghiệm ghép đôi thích họp với việc đánh giá những năng lực nhận thức cơ bản như năng

• lực ghi nhớ, khả năng phân biệt cao, thích hợp với việc kiểm tra những nhóm kiến thức có mối quan hệ gần gũi, chủ yếu là kiến thức sự kiện và kiến thức ngôn ngữ, có ưu điểm là: Khả năng HS trả lời đúng ngẫu nhiên là thấp nhiều so với loại câu đúng - sai; Có thể sử dụng để kiểm tra lượng kiến thức lớn trong thời gian ngắn; Việc chấm bài nhanh, đơn giản, khách quan và có độ tin cậy cao.

• Với 25% lựa chọn phương án là trắc nghiệm nhiều lựa chọn, tôi được cô Trịnh Việt Hà giáo viên chủ nhiệm lớp 4A, một giáo viên dạy giỏi của trường với số năm công tác là 18 năm đã cho biết: Loại câu này có tầm sử dụng rất rộng, có thể được dùng để đánh giá hầu hết những năng lực nhận thức của HS từ đơn giản đến phức tạp và loại câu hỏi này có ưu điểm là: Độ bao phủ nội dung rất tôt vì có thể sử dụng nhiều câu trong một thời gian ngắn để kiểm tra nhiều vấn đề; Có khả năng chẩn đoán những sai sót, khiếm khuyết trong nhận thức của học sinh qua các câu nhiễu; Việc chấm bài dễ dàng, nhanh chóng, khách quan, chính xác và tin cậy.

• Khi trao đổi trực tiếp với các giáo viên giảng dạy ở khối 4, theo các cô hai hình thức trắc nghiệm điền khuyết và trắc nghiệm trả lời ngắn không là hình thức trắc nghiệm khách quan quan trọng nhất là vì: Loại trắc nghiệm điền khuyết chủ yếu thích họp với việc kiểm tra hai năng lực nhận thức cơ bản: ghi nhớ và thông hiểu, khó kiểm tra các năng lực nhận thức cấp cao của HS; Khó xây dựng được những câu có từ điền khuyết tuyệt đối đơn nhất, do vậy việc chấm bài khó hơn và độ khách quan khi

chấm giảm hơn so với các dạng câu khác. Còn trắc nghiệm trả lời ngắn chỉ vận dụng được với những bài đạo đức mà đối tượng khá quen thuộc với học sinh Tiểu học vì chỉ trong những trường họp đó, học sinh mới có những kinh nghiệm nhất định để trả lời.

• Như vậy, phần lớn thầy cô vẫn chưa nắm được đâu là hình thức trắc nghiệm quan trọng nhất trong xây dựng đề kiêm tra đánh giá học sinh. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới quá trình kiểm tra đánh giá không thành công.

2.2.4, Thực trạng sử dụng hệ thắng bài tập trắc nghiệm khách quan để kiểm tra

đánh giá trong dạy học môn Đạo đức lớp 4

• Việc sử dụng hệ thống bài tâp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đang là vấn đề nhận được sự quan tâm của hầu hết các thầy cô giáo. Dựa theo những điều tra ở trên kết hợp với trao đổi, trò chuyện với

cácgiáo viên về việc sử dụng hệthống bài tập trắc nghiệm khách

• quan để kiểm tra đánh giá trong dạy học môn Đạo đức.

Chúng tôitiến hành điều

• tra với câu hỏi sau:

Thầy (cô) thực hiện việc kiếm tra đánh giả trong dạy học môn Đạo đức

thông qua hệ thống bài tập trắc nghiêm khách quan như thế nào? a) Thường xuyên

b) Thỉnh thoảng c) Hiếm khỉ d) Chưa bao giờ

* Ket quả thu được như sau:

• Qua điều tra cho thấy 100% giáo viên thường xuyên thực hiện kiểm tra đánh giá trong dạy học môn Đạo đức thông qua bài tập trắc nghiệm khách quan. Theo

4 2

các cô khi sử dụng hình thức này có thể kiểm tra với một lượng thông tin lớn đối với người học, trắc nghiệm tốn ít thời gian thực hiện, đặc biệt là khâu chấm bài. Trắc nghiệm đảm bảo tính khách quan. Khi cho điểm trong kiểm tra

• truyền thống, cùng một bài làm có thể được đánh giá khác nhau, có thể điểm số chênh lệch khá lớn tùy thuộc vào người chấm. Chấm bài trắc nghiệm sẽ tránh được sai lệch và hạn chế đó. Các câu hỏi, đáp án được quy định về số lượng, nội dung và đã chuẩn hóa nên dễ dàng sử dụng phương pháp thống kê toán học để tổng hợp và xử lý kết quả. Trắc nghiệm nếu được sử dụng thính họp có thể gây được hứng thú và tính tích cực học tập của học sinh. Là một hình thức kiểm tra, một dạng bài tập mới, so với các hình thức kiểm tra và dạng bài tập truyền thống trắc nghiệm có thể được nhiều học sinh ưa thích. Việc chấm bài được nhanh gọn, học sinh có thể sớm biết kết quả làm bài của mình, học sinh có thể tự đánh giá bài làm của mình và đánh giá bài làm của nhau. Do đó, giáo viên đã nhận thức tương đối chính xác về tầm quan trọng của trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá.

• Nhưng để biết hiện nay thầy cô thường sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan từ nguồn nào để kiểm tra đánh giá học sinh thì chúng tôi đã tiến hành điều tra theo câu 7 (Phiếu trưng cầu ý kiến) và kết quả thu được như sau:

• Tài liệu

• Vở bài tập Đạo đức

• Sách tham khảo • Tự boên soạn

• Tỉ lệ • 50% • 25% • 25%

Bảng 2: Mức độ sử dụng các nguồn tài liệu để kiểm tra đánh giá trong dạy

• Qua bảng trên chúng tôi cũng nhận thấy có tới 50% giáo viên lựa chọn phương án là từ sách bài tập Đạo đức lớp 4, điều đó cho thấy việc tự thiết kế đề

• kiểm tra trắc nghiệm khách quan còn rất hạn chế. Đe biết được lý do chúng tôi đã thực hiện điều tra theo câu hỏi 8 (Phiếu trưng cầu ý kiến) và kết quả thu được như sau:

• Tất cả giáo viên cho rằng: các bài tập trong sách bài tập đã được các chuyên gia nghiên cứu và soạn thảo kĩ lưỡng nên phù họp với mục tiêu, nội dung chương trình và phù họp với lứa tuổi học sinh. Các bài tập trong sách được thiết kế với nhiều dạng khác nhau nên phát huy tính tư duy, sáng tạo của học sinh. Khi sử dụng sẽ tiết kiệm được thời gian ghi chép, các bài tập trong sách có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như: kiểm tra bài cũ, sử dụng làm bài tập thực hành trong dạy bài mới,... Ngoài ra, nó còn rất thuận tiện khi sử dụng, không mất thời gian đế thiết kế.

• Trò chuyện với giáo viên lựa chọn cách dùng đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan trong sách tham khảo thì chúng tôi được cô cho biết: các đề kiểm tra trong sách tham khảo đã được các chuyên gia biên soạn tức là đã đảm bảo các yếu tố

Một phần của tài liệu Thực trạng kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn đạo đức lớp 4 thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan (Trang 35)

w