Trắc nghiệm ghép đô

Một phần của tài liệu Thực trạng kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn đạo đức lớp 4 thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan (Trang 26)

- Bài tập dạng này có 2 phần:

• + Phần thông tin bảng truy (câu hỏi).

2 6

• + Phần thông tin bảng chọn (câu trả lời).

• Hai phần này được thiết kế thành 2 cột.

• + Yêu cai đặt ra với học sinh là lựa chọn yếu tố tương đương hoặc có sự kết hợp của mỗi cặp thông tin từ bảng truy và bảng chọn. Giữa các cặp ở 2 bảng có mối liên hệ trên một cơ sở đã định. Có hai hình thức: Đối chiếu hoàn toàn (số mục ở bảng truy bằng số mục ở bảng chọn), đối chiếu không hoàn toàn (số mục ở bảng truy ít hơn số mục ở bảng chọn).

- Ưu điểm:

• + Câu hỏi dạng này dễ viết, dễ dùng.

• + Thích hợp cho việc kiểm tra một nhóm kiến thức gần gũi.

• + Khi được soạn kĩ, loại câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải chuẩn bị tốt trước khi thi vì yếu tố ngẫu nhiên giảm đi nhiều.

• + Có thể hạn chế sự đoán mò bằng cách làm cho số lượng thông tin ở bảng chọn nhiều hơn ở bảng truy.

- Nhược điểm:

• + Các câu hỏi dạng này mức kiến thức không cao, chủ yếu kiểm tra khả năng nhận biết.

• + Neu thông tin trong mỗi cột quá dài thì học sinh phải mất nhiều thời gian để đọc cả cột mỗi lần muốn ghép một đôi.

• + Thông tin có tính dàn trải, không nhấn mạnh được những điều có tính quan trọng hơn.

Ví dụ 4: Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B để thành một câu hoàn

• A •

• B

• 1 .Tự lực làm bài trong giờ kiểm tra

• a) còn hơn phải cầu cứu bạn cho chén hài.

• 2. Hỏi bạn trong giờ kiểm tra

• b) giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu mến.

• 3. Không cho bạn chép bài của mình trong giờ kiểm tra

• c) là thể hiện sự thiếu trung thực trong học tập.

• 4. Thà bị kiểm điểm •

• d) là gíup bạn mau tiến bộ.

• 5. Trung thực trong học tập •

• đ) là thể hiện sự trung thực trong học tâp.

1.3.2.5. Tinh hình sử dụng trắc nghiệm khách quan trong dạy học hiện nay

* Trên thế giới:

• Phương pháp này được sử dụng rất thịnh hành ở các nước phương Tây, đặc biệt là Mĩ. Ngay từ đầu thế ki' XIX, người ta đã dùng phương pháp này để phát hiện ra năng khiếu và xu hướng nghề nghiệp của học sinh. Sang thế kỉ XX, họ đã bắt đầu sử dụng phương pháp này vào quá trình dạy học. E.Thom Dike là người đầu tiên đã dùng trắc khách quan như một phương pháp “khách quan và nhanh chóng” để đo trình độ, kiến thức của học sinh. Năm 1940, ở Mỹ đã có nhiều hệ thống trắc nghiệm dùng để đánh giá thành tích học tập của học sinh.

• Ở Pháp, năm 1905 nhà tâm lí học A.Binet cùng với bác sĩ Xanh. Ximôn đã xây dựng trắc nghiệm trí tuệ của trẻ từ 3- 15 tuổi. TN Binet - Xanh, Ximôn là trắc nghiệm được tiêu chuẩn hóa đầu tiên không chỉ ở nội dung trắc nghiệm mà còn ở cả thủ

2 8

tục thực hiện và cách sử lý những tài liệu thu được. Hiện nay phương pháp này được sử dụng trong các kì thi, đặc biệt là ngoại ngữ và chọn nghề.

• Ở Anh, hiện nay đang thành lập hội đồng toàn quốc hàng năm quyết định các mẫu trắc nghiệm cho các trường Trung học.

• Ở Trung Quốc, kì thi tuyển sinh đại học đã thống toàn quốc bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan.

*Ở Việt Nam:

• Trong thập kỉ 70 của thế kỉ XX, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng trắc nghiệm khách quan như: Thử dùng phương pháp TEST để điều tra tình hình nhận thức của học sinh về một số khái niệm trong chương trình sinh vật học đại cương của GS. Trần Bá Hoành (1971), hay đề tài: “Bước đầu nghiên cứu nhận thức tâm lý của sinh viên Đại học Sư phạm” của Nguyễn Như An (1976).

• Năm 1993, trường đại học Bách khoa Hà Nội có hội thảo nghiên cứu khoa học về trắc nghiệm và ứng dụng của nó ở bậc Đại học.

• Sau đó một tác giả đã viết và in thành sách như “Nhũng cơ sở kiểm tra trắc nghiệm” của Lâm Quang Tiệp (2008), hay “Trắc nghiệm và đo lường học tập” của Dương Thiệu Tống (2008).

• Hiện nay, phương pháp trắc nghiệm đang được sử dụng phổ biến trong các kì thi ở tất cả các bậc học, đặc biệt là kì thi tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng. Trong kì thi tuyển sinh vào đại học năm 2006, lần đầu tiên hình thức thi trắc nghiệm khách quan được áp dụng với môn Ngoại ngữ. PGS - TS. Nguyễn Hữu Lân đánh giá đó là: “Một khâu đột phá, một cuộc cách mạng đầu tiên trong chiến lược cải cách giáo dục nói chung”.

• Cho đến nay, hình thức thi trắc nghiệm được áp dụng rộng rãi hon với các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh. Tình hình trên cho thấy trắc nghiệm khách quan đang được sử dụng khá phổ biến trong các lĩnh vực khoa học. Song càng cần thấy rằng nó vẫn còn mới mẻ trong thực tiễn giáo dục nước ta.

1.3.2.6. So sánh trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận

Một phần của tài liệu Thực trạng kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn đạo đức lớp 4 thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan (Trang 26)

w