KÉT LUẬN VÀ KIÉN NGHỊ

Một phần của tài liệu Thực trạng kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn đạo đức lớp 4 thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan (Trang 54)

- Ngược lại, nếu các em không tiết kiệm mà phung phí tiền của thì cuộc

KÉT LUẬN VÀ KIÉN NGHỊ

1. Kết luận

• Công tác kiểm tra, đánh giá với tư cách là một bộ phận của quá trình dạy và học môn Đạo đức, nó không đơn thuần chỉ là việc thu thập thông tin về chất lượng học tập của học sinh mà còn tạo cơ hội thúc đẩy quá trình học tập của học sinh. Mặc dù đánh giá được tiến hành với nhiều lí do khác nhau nhưng mục đích chính của công tác kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả dạy học của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh. Là một công cụ kiểm tra, đánh giá, trắc nghiệm khách quan đã góp phần quan trọng vào quá trình dạy và học.

• Các bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan là dạng bài vẫn còn mới ở nước ta. Vì vậy, nó có tác dụng kích thích hứng thú học môn Đạo đức của học sinh, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức

5 4

của học sinh. Đảm bảo yêu cầu kiểm tra, đánh giá một cách toàn diện, khách quan. Không những vậy, các bài tập trắc nghiệm còn giúp giáo viên và học sinh có thể tự đánh giá khả năng truyền đạt và lĩnh hội kiến thức của mình. Từ đó, điều chỉnh cách dạy và học cho phù hợp.

• Phương pháp sử dụng các bài tập trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức ở Tiểu học là một phương pháp mới, đã góp phần khắc phục được một số hạn chế mà các phương pháp truyền thống chưa làm được. Song bên cạnh đó, còn một số hạn chế rất khó khắc phục triệt để. Vì vậy, cần phải phối hợp cả phương pháp kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan và kiểm tra bằng tự luận.

• Trong thực tế, phương phap trắc nghiệm khách quan đã được sử dụng phổ biến ở các trường Tiểu học. Giáo viên đã nhận thức đúng đắn vai trò, tác dụng cũng như cơ sở lí luận của phương pháp này. Song khi thực hiện còn nhiều thiếu sót chưa đạt được hiệu quả cao, chưa phát huy hết tác dụng của phương pháp này.

• Nguyên nhân của thực trạng này có nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan. Đe thay đổi thực trạng này cần phải tác động tích cực đến tất cả các yếu tố là nguyên nhân gây nên thực trạng đó, từ chính giáo viên đến học sinh, đồng thời kết họp chặt chẽ với các cấp quản lí.

• Như vậy, phương pháp trắc nghiệm khách quan là một phương pháp quan trọng trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức lóp 4 nói riêng và ở Tiểu học nói chung. Nó góp phần nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cũng như chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh.

• Trên cơ sở những hiểu biết về lí luận phương pháp trắc nghiệm khách quan, khóa luận đã tìm hiểu thực trạng việc sử dụng phương pháp kiểm tra, đánh giá thông qua bài tập trắc nghiệm khách quan ở trường Tiểu học Thị Trấn Sóc Sơn. Qua

khóa luận này cũng tìm ra những nguyên nhân của thực trạng và đề xuất một số kiến nghị để mang lại hiệu quả, góp phần tạo nên thành công trong việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

• Do hạn chế về thời gian, điều kiện nghiên cứu và trình độ nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được sự đóng góp ý kiến và chỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn.

2. Kiến nghị

• Mặc dù hiện nay việc đưa các bài tập trắc nghiệm khách quan vào dạy học các môn ở Tiểu học đang được sử dụng ngày càng rộng rãi và qua đó cũng phần

• nào cho thấy những ưu việt của hình thức này. Tuy nhiên, việc lựa chọn và áp dụng các loại bài tập trắc nghiệm khách quan vào trong dạy học vẫn không tránh khỏi những hạn chế. Qua quá trình tìm hiểu và tiếp xúc với giáo viên Tiểu học chúng tôi có một số kiến nghị như sau:

2.1. Đối với giáo viên và các cấp quản lý

2.1.1. Nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực tố chức

quản lỷ của giáo viên và cản bộ quản lý

Một phần của tài liệu Thực trạng kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn đạo đức lớp 4 thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan (Trang 54)