6. Bố cục của luận văn
3.2 Giải pháp phát triển nguồn nhân lƣ̣c du li ̣ch tỉnh Thái Bình
3.2.1 Nhóm giải pháp thứ nhất: Tăng cường quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành du li ̣ch
3.2.1.1.Lập hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực ngành du li ̣ch
Hệ thống cơ sở dữ liệu về NNL ngành DL giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc đánh giá số lượng, chất lượng, cơ cấu ĐT của NNL ngành DL . Chuỗi dữ liệu theo thời gian không chỉ dùng để đánh giá những biến động về số lượng, chất lượng, cơ cấu NNL ngành DL mà còn cho phép hoạch định các chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển NNL ngành DL phù hợp với yêu cầu phát triển và các định hướng phát triển DL.
Mục tiêu của giải pháp
Xây dựng, triển khai, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu về NNL ngành DL tỉnh Thái Bình. Hệ thống cơ sở dữ liệu này sẽ đưa ra bức tranh toàn cảnh về tình trạng của NNL ngành DL của khu vực, từ đó có những kế hoạch phát triển NNL ngành DL của khu vực đáp ứng với yêu cầu phát triển. Tạo điều kiện cho cán bộ làm công tác phát triển NNL ngành DL của các cơ quan quản lý nhà nước về DL có thể sử dụng và vận hành cơ sở dữ liệu. Nâng cao hiệu
Hệ thống này cũng cho phép kết nối toàn quốc và với Tổng cục du lịch , Bộ Văn hóa thể thao và du lịch giúp cho việc hoạch định chiến lược phát triển NNL chung của toàn ngành DL .
Nội dung của giải pháp:
Tiến hành điều tra về NNL ngành DL của tỉnh.
Việc điều tra cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở VH - TT&DL trên địa bàn với Tổng cục Thống kê và Tổng cục DL để xây dựng phương án điều tra và nội dung của phiếu điều tra. Trước khi điều tra cần tiến hành thống kê sơ bộ số lượng các cơ quan quản lý và các DN cơ sở kinh doanh DL để xác định số lượng phiếu điều tra cần phát ra.
Phiếu điều tra gồm 3 loại: loại dành cho cán bộ quản lý ở các cơ quan quản lý, các cấp quản lý , phiếu dành cho cơ sở ĐT về DL và loại dành cho LĐ trong các DN cơ sở kinh doanh DL . Chỉ tiêu nội dung của phiếu điều tra gồm nhóm: nhóm chỉ tiêu phản ánh về số lượng (biểu hiển bằng con số) và nhóm chỉ tiêu phản ánh về chất lượng (biểu hiện bằng mức độ; các chỉ tiêu này phải được xác định để phản ánh năng lực, trình độ cũng như khả năng đáp ứng của họ với tình hình thực tế).
Những thông tin mà phiếu điều tra cần thu thập về NNL ngành DL bao gồm: độ tuổi giới tính, nơi làm việc, công việc đang đảm nhân, trình độ văn hoá, ngoại ngữ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, những yêu cầu về ĐT bồi dưỡng trong thời gian tới. Phiếu điều tra được phát cho các DN DL , cơ sở kinh doanh DL trên địa bàn tỉnh.
+ ĐT tập huấn cho cán bộ phụ trách công tác phát triển NNL ngành DL Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng và tiến hành ĐT tập huấn cho các cán bộ phụ trách nắm vững kỹ thuật và quy trình vận hành, khai thác hệ thống thông tin điện tử về NNL ngành DL .
+ Vận hành, tổng kết đánh giá: Việc vận hành thời gian đầu không thể tránh được những trục trặc nhất định, do vậy cần có quá trình vận hành thử và điều chỉnh phần mềm cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Việc tổng kết đánh giá cần được tiến hành ngay sau khi vận hành thành công hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử. Do đặc diểm của nước ta là không có cơ quan quản lý vùng nên những thông tin về NNL mỗi tỉnh và của toàn khu vực nên được tập hợp báo cáo tỉnh và cơ quan quản lý nhà nước về DL ở Trung ương kèm theo những kiến nghị, đề xuất cụ thể để có những chính sách phù hợp phát triển NNL ngành DL .
3.2.1.2. Hoàn thiện cơ chế phát triển nguồn nhân lực ngành du li ̣ch Mục tiêu của giải pháp
Cơ chế phát triển NNL nói chung, NNL ngành DL nói riêng còn khá nhiều bất cập. Việc hoàn thiện hệ thống cơ chế phát triển NNL ngành DL cần được tiến hành một cách đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, cả đối với ngành DL và với các ngành khác có liên quan đến hoạt động DL .
Nội dung giải pháp hoàn thiện cơ chế phát triển nguồn nhân lực ngành du li ̣ch
+ Xây dựng, ban hành mới hoặc bổ sung, sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật quy định về ĐT DL liên quan trực tiếp đến: các cơ sở ĐT DL ; hình thức ĐT DL ; đội ngũ giảng viên, giáo viên, ĐT viên; công tác tuyển sinh; chương trình khung theo các bậc học; học phí; văn bằng, chứng chỉ; tuyển dụng và sử dụng LĐ DL . Những quy định này sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng của công tác ĐT DL , cũng như quy trình tuyển dụng, sử dụng LĐ đã qua ĐT.
+ Xây dựng, ban hành tiêu chuẩn chức danh quản lý và nghiệp vụ của ngành làm cơ sở cho việc ĐT và sử dụng nhân lực phù hợp với yêu cầu và
+ Nghiên cứu áp dụng cơ chế quản lý, kiện toàn và tăng cường năng lực hệ thống quản lý phát triển NNL ngành DL .
3.2.1.3.Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch của tỉnh
Xây dựng chiến lược tổng thể phát triển NNL DL của tỉnh dài hạn 5 đến 10 năm trình Tỉnh ủy, UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở cho việc đưa ra các kế hoạch hàng năm của ngành trong việc bồi dưỡng nâng cao, ĐT lại và tuyển dụng mới nhân lực thực hiện chức năng quản lý nhà nước về DL để thực hiện các công việc như: xúc tiến quảng bá DL, hợp tác quốc tế trong DL, tổ chức cán bộ và ĐT quản lý lữ hành, quản lý khách sạn, quản lý các khu, điểm DL, thanh tra DL, kế hoạch đầu tư, quy hoạch DL …
Mục tiêu của giải pháp
Xây dựng chiến lược phát triển NNL ngành DL khu vực với những định hướng, lộ trình thực hiện cụ thể; xây dựng được lực lượng LĐ đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng; huy động các nguồn lực phục vụ cho sự phát triển NNL ngành DL .
Nội dung của giải pháp
+ Tiến hành điều tra khảo sát thực trạng NNL ngành DL của tỉnh
+ Sở VH - TT&DL phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan xây dựng Chiến lược phát triển NNL ngành DL tỉnh, gắn với chiến lượng phát triển KT –XH của khu vực và chiến lược phát triển DL Việt Nam. Cụ thể:
- Nghiên cứu kỹ chiến lược phát triển KT - XH của khu vực đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt; chiến lược phát triển DL Việt Nam, qua đó xác đinh vị trí vai trò của DL tỉnh đối với sự phát triển KT - XH và sự phát triển DL của cả nước.
- Nghiên cứu dự báo về phát triển NNL ngành DL của tỉnh , từ xu thế biến động, định hướng phát triển, cho đến số lượng, cơ cấu trình độ ĐT; số
- Xác định quan điểm phát triển, mục tiêu chiến lược, lộ trình phát triển NNL ngành DL của tỉnh, các nguồn lực phục vụ cho sự phát triển.
- Xây dựng hệ thống các giải pháp khả thi để phát triển NNL ngành DL tỉnh, dự báo nhu cầu vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, các dự án đầu tư và phân kỳ đầu tư cho các mốc thời gian 2015, 2020.
- Xây dựng các chương trình, kế hoạch, lộ trình hành động cụ thể để đạt được mục tiêu phát triển NNL ngành DL
3.2.2. Nhóm giải pháp thứ 2: Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du li ̣ch
3.2.2.1. Phát triển mạng lưới cơ sở đà o tạo du li ̣ch
Mục tiêu của giải pháp
Xây dựng mạng lưới ĐT DL hiện đại, ĐT chất lượng cao, phân bố phù hợp với yêu cầu phát triển DL trong tỉnh, thông qua việc thiết lập một số cơ sở ĐT DL mới và tăng cường cơ sở vật chất và năng lực cho các cơ sở ĐT DL đang có trong tỉnh.
Nội dung của giải pháp
Đầu tư xây dựng cơ sở ĐT mới trên cơ sở xác định chính xác nhu cầu phải tổ chức xây dựng mới cơ sở ĐT phù hợp với chương trình phát triển hệ thống cơ sở ĐT DL của ngành DL Việt Nam.
ĐT cán bộ quản lý ĐT cho các cơ sở ĐT góp phần nâng cao chất lượng ĐT: Tổ chức các khóa ĐT về quản lý ĐT cho cán bộ lãnh đạo các trường chuyên nghiệp DL ; tổ chức các chuyến tham quan thực tế tại các cơ sở ĐT DL nước ngoài cho cán bộ lãnh đạo các trường chuyên nghiệp DL .
Tăng cường liên kết, hợp tác và tạo môi trường thuận lợi trong hoạt động ĐT bồi dưỡng NNL DL . Phối hợp với Trường CĐ Văn hoá nghệ thuật Thái Bình xây dựng chương trình liên kết với các trường ĐH cao đẳng DL mở các
chương trình đạo tạo trung cấp, cao đẳng nghề DL , tại chức, từ xa và sau ĐH về quản trị kinh doanh DL , khách sạn, DL học…
Thông tin, tuyên truyền quảng bá về chất lượng và kết quả ĐT của các cơ sở ĐT DL .Trao đổi thông tin, hợp tác liên kết ĐT trong tỉnh và cả nước.
3.2.2.2. Đào tạo về giáo viên, giảng viên du lịch Mục tiêu của giải pháp
Xây dựng đội ngũ giáo viên , giảng viên DL đủ tiêu chuẩn , có trình độ chuyên môn và phương pháp giảng dạy lý thuyết và thực hành chuyên về DL đáp ứng các yêu cầu đối với giáo viên, giảng viên DL , có đủ năng lực giảng dạy ở các cơ sở ĐT trong tỉnh.
Nội dung của giải pháp
Đào ta ̣o bồi dưỡng kiến thức chuyên môn DL về từng lĩnh vực cho đội ngũ giảng viên ĐH, cao đẳng và giáo viên trung cấp chuyên nghiệp DL với các lĩnh vực chuyên môn: Quản lý DL , Quản trị khách sạn, Quản trị Lữ hành, Quản trị Nhà hàng, Quản trị Dịch vụ, Hướng dẫn DL , Nghiệp vụ lễ tân, Nghiệp vụ lưu trú, Nghiệp vụ phục vụ nhà hàng, Kỹ thuật chế biến món ăn và Kỹ thuật pha chế đồ uống.
Đào ta ̣o ngoại ngữ và phương pháp giảng dạy cho giảng viên và giáo viên: Bồi dưỡng, bổ túc kiến thức sư phạm và phương pháp giảng dạy hiện đại tạo ra đội ngũ nòng cốt. Những giảng viên, giáo viên nòng cốt này sẽ tiếp tục truyền đạt cho đồng nghiệp tại cơ sở ĐT của mình. Tất cả các giáo viên, giảng viên được ĐT ngoại ngữ phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu, đặc biệt là tiếng Anh.
3.2.2.3 Phát triển chương trình , nội dung đà o tạo bồi dưỡng, đào tạo lại nguồn nhân lực ngành du li ̣ch
Mục tiêu của giải pháp
chức danh nghiệp vụ ngành DL , phù hợp với yêu cầu thực tiễn để áp dụng trong các cơ sở ĐT DL .
Nội dung của giải pháp
Trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh quản lý DL xây dựng và đưa vào áp dụng khung chương trình và nội dung bồi dưỡng kiến thức quản lý DL đối với từng đối tượng: chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về DL cho cán bộ lãnh đạo các Sở VH,TT & DL; chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về DL cho công chức ngạch chuyên viên; chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về DL cho công chức ngạch chuyên viên chính; chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức quản lý DL cho giám đốc khách sạn, giám đốc lữ hành, giám đốc nhà hàng; chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức quản lý, giám sát bộ phận kinh doanh khách sạn, lữ hành, hướng dẫn, nhà hàng DL , cơ sở vui chơi, giải tí, thể thao, hội nghị.
Xây dựng và áp dụng khung chương trình, nội dung ĐT đối với các chuyên ngành ĐT phù hợp với mặt bằng chung của tỉnh và của cả nước: xây dựng chương trình, nội dung ĐT quản lý DL; quản trị khách sạn; quản trị nhà hàng; quản trị lữ hành; quản trị giải trí, thể thao, hội nghị, lễ hội; hướng dẫn DL ; nghiệp vụ lễ tân; nghiệp vụ Nhà hàng; nghiệp vụ lưu trú; chế biến món ăn; pha chế đồ uống.
Ban hành các tài liệu hướng dẫn áp dụng chương trình, nội dung ĐT và bồi dưỡng DL, xuất bản hoặc dịch và xuất bản một số sách chuyên môn DL .
Đào ta ̣o và bồi dưỡng NNL để kinh doanh sản phẩm DL chuyên biệt như DL sinh thái, DL mạo hiểm, DL văn hóa…. Các loại hình DL chuyên biệt đòi hỏi người phục vụ có tri thức rộng và sâu về điểm đến, có tính chuyên nghiệp
các loại hình DL chuyên biệt có sự khác biệt căn bản so với các ngành nghề khác và khác biệt cả với các loại hình DL truyền thống.
3.2.2.4. Đào tạo nhân lực ngành du li ̣ch theo nhu cầu xã hội Mục tiêu của giải pháp
Mục tiêu cơ bản của giải pháp này là nâng cao chất lượng công tác ĐT nhân lực ngành DL, đáp ứng nhu cầu của xã hội, trang bị các kiến thức, kỹ năng hỗ trợ cho hoạt động của đội ngũ LĐ trong ngành DL với nguyên tắc: “ai làm việc gì thì học để làm việc đó cho tốt”.
Hình thức ĐT này thường gây tốn kém về nguồn lực, tuy nhiên đây là hình thức rất hiệu quả, do đáp ứng được nhu cầu thiết thực của xã hội, xoá dần khoảng cách giữa ĐT và nhu cầu sử dụng; các DN và xã hội không phải bỏ thêm chí phí và thời gian cho việc ĐT lại, có thể sử dụn ngay LĐ vừa được ĐT, đáp ứng nhu cầu bức xúc về NNL có tay nghề phù hợp, vì vậy cần được nghiên cứu áp dụng rộng rãi.
Nội dung của giải pháp
Xác định nhu cầu ĐT: Các bước cần thiết trong xác định nhu cầu ĐT gồm: phân tích nhu cầu của DN, cơ sở sử dụng LĐ; phân tích công việc và phân tích cá nhân.
Trong điều kiện hiện nay của ngành DL tỉnh thì phương pháp xác định nhu cầu ĐT theo vị trí công việc là phù hợp nhất. Ngoài ra, có thể kết hợp thêm các phương pháp khác như phỏng vấn, đánh giá nhu cầu ĐT, bồi dưỡng tại các dự án, cơ sở ĐT. Điều này làm cho công tác ĐT NNL ngành DL phù hợp với nhu cầu thực tế của các DN DL .
Thiết kế chương trình ĐT: Khâu đầu tiên trong thiết kế chương trình ĐT là cần xác định mục tiêu ĐT. Một mục tiêu ĐT tốt cần phải cụ thể, lượng hoá
với những mục tiêu không định lượng được sẽ gây nhiều khó khăn cho việc đánh giá hiệu quả ĐT, cần giải quyết được 3 nội dung ĐT là kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Thiết kế nội dung giảng dạy: cần có sự trao đổi kỹ lưỡng giữa DN DL sử dụng LĐ với các cơ sở ĐT DL, tránh những chương trình có sẵn, và không theo sát được nhu cầu của DN.
Thực hiện chương trình ĐT theo nhu cầu đòi hỏi phương pháp giảng dạy phải phát huy được tính chủ động của học viên, giảng viên chỉ giữ vai trò dẫn dắt.
Phương pháp giảng dạy của giáo viên cần tạo nên một sự giao lưu thông tin 2 chiều giữa giáo viên và học viên. Số lượng học viên trong một lớp học vừa phải , giáo viên có phương pháp giảng dạy tích cực, áp dụng phương pháp giảng dạy hiện đại học đi đôi với hành, cần đánh giá hiệu quả của ĐT, đánh giá mức độ học tập của học viên
3.2.3. Nhóm giải pháp thứ ba: Các giải pháp hỗ trợ
3.2.3.1 Tăng cường sự liên kết và tính chủ động của các bên có liên quan đến hoạt động đào tạo bồi dưỡng
Nhà nước cần ban hành hệ thống văn bản pháp luật liên quan, tạo hành lang pháp lý hỗ trợ công tác ĐT bồi dưỡng; hoàn thiện tổ chức liên quan đến công tác quản lý nhà nước về ĐT DL từ Trung ương đến địa phương; đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở ĐT DL; ban hành các tiêu chuẩn chức danh nghề