6. Bố cục của luận văn
1.4.1.2. Cơ cấu nguồn nhân lực
Cơ cấu nguồn nhân lực du lịch là tiêu chí quan trọng nhất. Nguồn nhân lực có thể được phân tích theo cơ cấu độ tuổi, cơ cấu giới tính, cơ cấu trình độ học vấn, cơ cấu chuyên môn nghiệp vụ….
Cơ cấu độ tuổi phản ánh thực trạng lực lượng lao động đang trẻ hay già và xu hướng phát triển như thế nào, thể hiện một cách khái quát sức khỏe của nguồn nhân lực. Lực lượng lao động càng trẻ thì càng thể hiện sức khỏe dồi dào, năng động và dễ tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật của nhân loại để ứng dụng hiệu quả trong quá trình lao động. Thông thường, để đánh giá chỉ tiêu này thì thống kê phân chia lực lượng lao động theo từng nhóm tuổi: Dưới 18; từ 19 đến 29; từ 30 đến 39; từ 40 đến 49; trên 49. Sau đó, so sánh cơ cấu của độ tuổi dưới 30 với cơ cấu độ tuổi trên 40 để xem xét đánh giá trẻ hay già. Đồng thời, so sánh các cơ cấu này qua từng năm, giai đoạn để đánh giá xu hướng lão hóa hay trẻ hóa lực lượng lao động.
Cơ cấu giới tính thể hiện đặc điểm lao động trong từng bộ phận. Những công việc nặng nhọc và phải di chuyển nhiều như an ninh khách sạn, hướng dẫn du lịch thường thu hút nhiều nam giới. Các công việc tĩnh tại, yêu cầu tỷ mỉ .. thường thu hút lực lượng lao động nữ.
Trình độ và nghiệp vụ phản ánh chất lượng nguồn nhân lực. Yếu tố định tính này được phản ánh một phần thông qua tiêu chí định lượng là tỷ trọng số người có bằng cấp, có chứng chỉ nghiệp vụ trên tổng số lao động.
Ngoài ra còn có thể phân tích nguồn nhân lực theo nhiều tiêu chí cơ cấu khác tùy thuộc mục đích nghiên cứu.