Chất lượng nguồn nhân lực làm việc tại các cơ quan quản lí

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Thái Bình (Trang 55)

6. Bố cục của luận văn

2.2.4.1.Chất lượng nguồn nhân lực làm việc tại các cơ quan quản lí

nhà nước

Sơ đồ tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về du li ̣ch tỉnh Thái Bình

Hiện nay tổng số cán bộ nhân viên của Sở Văn hoá Thể thao và DL là 53 người. Sau khi sát nhập phòng DL của Sở Thương mại về Sở Văn hoá Thể thao và du lịch năm 2008, bộ máy nhân sự hiện nay gồm 1 Giám đốc Sở, 2 Phó giám đốc, trong đó: 1 Phó giám đốc phụ trách Trung tâm xúc tiến đầu tư DL và phòng Nghiệp vụ DL, 1 Phó giám đốc phụ trách về Văn hoá và thể thao.

Phòng nghiệp vụ DL hiện có 5 cán bộ phụ trách DL , 3 nam và 2 nữ, độ tuổi từ 30 đến 45 tuổi có 4 cán bộ, 1 cán bộ trên 50 tuổi. Chỉ có 1 cán bộ trình độ sau đại học nhưng không thuộc chuyên ngành DL và là vị trí quản lý cao

UBND TỈNH THÁI BÌNH SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH PHÒNG NGHIỆP VỤ DU LỊCH TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ DU LỊCH BAN QUẢN LÝ DI TÍCH TỈNH BẢO TÀNG TỈNH THÁI BÌNH UBND CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ PHÒNG VĂN HOÁ DU LICH HUYỆN, THÀNH PHỐ

nhất thuộc khối DL. Tất cả các cán bộ còn lại đều tốt nghiệp đại học trong đó 2 cán bộ đúng chuyên ngành DL.

Trung tâm xúc tiến đầu tư DL hiện có 9 nhân sự, bộ máy của trung tâm hoạt động gồm: 1 Giám đốc trung tâm, 1 kế toán, 1 phụ trách đầu tư, 1 phụ trách quảng bá hình ảnh, và các nhân viên nghiệp vụ khác. Số cán bộ tốt nghiệp đại học là 9 cán bộ, có 6 là nữ và 3 nam, chuyên ngành DL chỉ có 3 cán bộ. Độ tuổi LĐ 9 cán bộ là từ 28 đến 45 tuổi

Hai phòng chức năng DL trên với tổng số là 14 cán bộ phải đảm nhận công việc như một Sở DL . Chính vì vậy công tác quản lý nhà nước về DL tỉnh Thái Bình những năm qua gặp khá nhiều khó khăn.

Ngoài ra số cán bộ trong ban di tích tỉnh là 14 cán bộ, 6 nam và 8 nữ, .Tốt nghiệp sau đại học 1, đại học 10, có 3 cán bộ trình độ cao đẳng . Cán bộ tốt nghiệp chuyên ngành DL có 1 . Độ tuổi cán bộ từ 30 tuổi đến 50 tuổi

Bảo tàng tỉnh Thái Bình có 5 cán bộ chuyên trách về DL, trong đó 4 nữ là thuyết minh viên tại điểm, 1 nam công tác quản lý. Toàn bộ tốt nghiệp đại học. Độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi.

Biểu đồ 2.8. Trình độ học vấn của cán bộ nhân viên Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Đơn vị tính: % 84.84% 6.06% 9.1% Sau đại học Đại học Cao đẳng

Phòng Văn hóa và du lịch các huyện và thành phố chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND cấp huyện, thành phố đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Văn hóa thể thao và Du lịch và Sở Thông tin và Truyền thông. Số cán bộ phụ trách về DL kiêm nhiệm với các vấn đề thể thao và văn hoá là 8 người, toàn bộ là nam. Có 3 cán bộ trình độ đại học và 5 cán bộ cao đẳng và trung cấp, không có cán bộ tốt nghiệp chuyên ngành DL. Độ tuổi từ 35 đến 50 tuổi, có 80% không biết ngoại ngữ, số còn lại 20% có chứng chỉ ngoại ngữ là tiếng Anh.

Trình độ đại học ngoại ngữ là 3 người chiếm 9,1% trên tổng số cán bô ̣. Trình độ ngoại ngữ sơ cấp là 30 người chiếm 90,9 trên tổng số cán bô ̣. Biết sử dụng tiếng Anh là 30 người chiếm 90,9% trên tổng số cán bô ̣.

Biểu đồ 2.9. Trình độ ngoại ngữ của cán bộ nhân viên Sở Văn hóa thể thao và Du lịch

Đơn vị tính: %

9.1%

90.9%

Đại học Chứng chỉ

Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du li ̣ch tỉnh Thái Bình.

Thâm niên nghề nghiệp của cán bộ nhân viên : có 15 cán bộ công tác từ 3 đến 9 năm chiếm 45,4 %, 10 cán bộ trên 9 năm chiếm 30,3%, và số cán bộ dưới 3 năm là 8 cán bộ chiếm 24,3%.

Trong các năm qua số cán bộ nhân viên của Sở đã luôn phấn đấu nâng cao nghiệp vụ chuyên môn quản lí nhà nước về DL, tham gia các khoá đào tạo bồi dưỡng về luật pháp.

Năm 2009 có 10 người tham gia các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí nhà nước, đến 2010 là 24 người, năm 2012 có đến 35. Số cán bộ được bồi dưỡng nghiệp vụ về luật pháp cũng tăng dần qua các năm. Năm 2009 có 5 người, 2010 có 7 người, năm 2011 có 9 người à đến 2012 có 15 người.

Số lượng cán bộ nhân viên am hiểu nghiệp vụ tăng dần qua các năm đã góp phần giải quyết các đòi hỏi một ngành DL chuyên nghiệp hơn và có định hướng tốt hơn trong những việc hoạch định chính sách vĩ mô và việc thực thi pháp luật về du lịch của tỉnh nhà.

Biểu đồ 2.10. Trình độ quản lí nhà nước và luật pháp của cán bộ nhân viên Sở Văn hóa thể thao và Du lịch

Đơn vị tính: người 10 24 28 35 5 7 9 15 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chứng chỉ quản lí nhà nước Chứng chỉ luật

Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du li ̣ch tỉnh Thái Bình. 2.2.4.2 Chất lượng nguồn nhân lực làm việc trong các cơ sở đào tạo du lịch

Trong những năm gần đây, công tác ĐT NNL ngành DL ở Thái Bình đã và đang được quan tâm đầu tư phát triển với nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay đó là ngành văn hóa, thể thao và DL Thái Bình không có hệ thống ĐT riêng. Tỉnh Thái Bình chỉ có cơ sở ĐT DL ở bậc trung cấp, tỉnh chưa có cơ sở dạy nghề DL, chủ yếu nguồn LĐ được ĐT từ các trường đại học và trung học chuyên nghiệp của Trung ương. NNL chủ yếu được cung cấp từ một số trường đào tạo chuyên ngành và thông qua các lớp ĐT bồi dưỡng tại chỗ do ngành phối hợp với các đơn vị đào tạo tổ chức cho LĐ của các đơn vị, khả năng đáp ứng nhu cầu công việc thực tế của NNL này còn hạn chế về kỹ năng làm việc và kinh nghiệm thực tế.

Trên địa bàn tỉnh hiện nay chỉ có Trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật Thái Bình đào tạo một số khoá từ năm 2004 đến 2009 ở bậc trung cấp . Sau do khâu đào tạo thiếu giáo viên chuyên ngành DL nên trường tạm dừng tuyển sinh. Hiện nay Sở Văn hoá thể thao và du lịch phối hợp với các chương trình của Bộ văn hoá thể thao và du lịch tổ chức ĐT nâng cao trình độ cho LĐ của các đơn vị kinh doanh DL trên địa bàn tỉnh theo nguồn vốn ngân sách theo các hình thức sơ cấp nghề và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành. Do vậy lượng lực lao động ngành DL của tỉnh Thái Bình thiếu trầm trọng nhân lực có kỹ năng và tay nghề.

Trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật biên soạn chương trình và giảng dạy ở bậc trung cấp với các môn học nghiệp vụ nghề như lễ tân, bàn, buồng, hướng dẫn, trường tổ chức liên kết ĐT với các cơ sở là khách sạn và công ty DL để đào tạo. Số lượng giáo viên của trường ổn định từ năm 2008 và không tăng do số lượng tiết giảng về du lịch không nhiều và tuyển sinh các lớp số lượng hạn chế về học sinh nên phần lớp các giáo viên tốt nghiệp các chuyên ngành khác được đào tạo bồi dưỡng thông qua các lớp nghiệp vụ về du lịch .

Trình độ học vấn của 10 giáo viên cơ hữu của khoa quản lý văn hoá du lịch có 5 người tốt nghiệp cao học nhưng không có chuyên ngành về du lịch. Số giáo viên còn lại đều tốt nghiệp đại học trong đó có 1 giáo viên tốt nghiệp DL. Các giáo viên còn lại của khoa đã và đang tiếp tục tham gia các khoá học nâng cao nghiệp vụ ở bậc cao học, học chuyên ngành 2 về DL để phục vụ công tác giảng dạy về DL tốt hơn. Từ 2011 trường đã cử 4 giáo viên đi học cao học, trong đó 1 giáo viên học chuyên ngành DL. Năm 2012 đã cử 3 giáo viên tiếp tục đào tạo ở bậc cao học và 2 giáo viên chuyên ngành 2 về DL để trường sẵn sàng lực lượng giáo viên cơ hữu và có tay nghề nghiệp vụ DL phục vụ tuyển sinh các lớp DL trở lại từ năm 2014.

Ngoài ra để phục vụ tốt công việc giảng dạy hàng năm trường đã cử các giáo viên tham gia bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm bậc 2. Đến 2012 đã có 100% giáo viên có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm nâng cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 2.11. Trình độ học vấn và nghiệp vụ sư phạm của giáo viên khoa Quản lí Văn hoá và du lich – Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Thái Bình.

Đơn vị tính: người 1 2 6 8 2 3 7 10 0 2 4 6 8 10 12 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Sau đại học Nghiệp vụ sư phạm bậc 2

Trình độ ngoại ngữ của giáo viên tại khoa có 2 giáo viên đại học ngoại ngữ, còn lại là chứng chỉ, 100% giáo viên khoa biết tiếng Anh và 1 giáo viên biết ngoại ngữ thứ 2 là tiếng Nga.

Thâm niên trong nghề của các giáo viên: Có 2 giáo viên thâm niên trên 10 năm, còn lại từ 4 năm đến 9 năm.

Độ tuổi của giáo viên khoa đều còn khá trẻ 9 giáo viên trong độ tuổi 28 đến 38, chỉ có duy nhất quản lý khoa ở độ tuổi hơn 40 tuổi.

2.2.4.3. Chất lượng NNL làm việc tại các doanh nghiệp DL

Nguồn nhân lực trực tiếp phục vụ khách du lịch: Các cơ sở kinh doanh lữ hành, lưu trú, ăn uống, vận chuyển khách. Là nhóm chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu lao động ngành DL, cũng là nhóm cần được quan tâm nhất để phân tích đánh giá đúng thực trạng hiện nay.

Để đánh giá chất lượng của lao động tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tác giả đã khảo sát thời điểm tháng 8 năm 2013 bằng phương pháp bảng hỏi các đối tượng là: Cán bộ quản lí của doanh nghiệp du lịch, nhân viên làm việc của sơ sở du lịch, khách du lịch.

Số lượng phỏng vấn : 113 cán bộ quản lý của cơ sở kinh doanh, 113 LĐ trực tiếp, 50 khách DL và từ kết quả của cuộc điều tra đã đem đến những nhận định về chất lượng LĐ phục vụ trực tiếp DL như sau:

+ Đánh giá của các cán bộ quản lý về chất lƣợng nhân viên.

113 cán bộ quản lý cơ sở kinh doanh được hỏi thì độ tuổi 40 – 55 tuổi chiếm 28,32%, độ tuổi 56- 60 chiếm 29,20 % , Nam chiếm 61,04%, và trình độ học vấn là đại học chiếm 40,71%, chức vụ chiếm đa số 41,59% là chủ sở hữu cơ sở hoặc chức vụ chủ tịch, tổng giám đốc. Lĩnh vực kinh doanh chính là khách sạn chiếm 50,44%.

Biểu đồ 2.12. Đánh giá của cán bộ quản lí về thái độ trách nhiệm của nhân viên.

Đơn vị tính: % 10.62% 83.19% 4.42% 1.77% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% 8.1. Có tính kỷ luật và trách nhiệm rất cao 8.2 Chấp hành kỷ luật và trách nhiệm tương đối

tốt 8.3. Chưa chấp hành tốt 8.4. Không có tính kỷ luật và trách nhiệm

Nguồn: Điều tra của tác giả

Cùng đó phần lớn các nhà lãnh đạo của cơ sở có nhận định nhân viên cần năng cao kỹ năng nghề nghiệp là bộ phận lễ tân chiếm 78,76% trên tổng số người được hỏi. Số lượng khách than phiền chính về nhân viên là khả năng giao tiếp ngoại ngữ.

Biểu đồ 2.13. Nhận định của cán bộ quản lí về than phiền chính của khách đối với doanh nghiệp.

Đơn vị tính: % 19.47% 69.91% 6.19% 4.42% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 11.1. Xử lý công việc chuyên môn

chưa chuyên nghiệp 11.2. Giao tiếp ngoại ngữ chưa tốt 11.3. Thái độ trong giao tiếp chưa nhiệt tình, chưa hiếu khách

+ Đánh giá của khách về nhân viên phục vụ du li ̣ch

Đối với các đánh giá của khách DL trong tổng số 50 khách thì có 38% khách trong độ tuổi 40- 55 tuổi, 60 % là khách nam, trình độ tốt nghiệp đại học là 32%, có 305 là các khách thuộc quốc tịch Nga, Hàn quốc, Trung Quốc, Đức, Mỹ, khách quốc tịch Việt Nam chiếm 24%. Số lượng khách công vụ là các chuyên gia chiếm 34%, doanh nhân chiếm 24%, thăm thân chiếm 26%.

Bảng 2.6. Kết quả tổng hợp điều tra khách du lịch ( phụ lục ).

Phần lớn các đánh giá quan trọng nhất của khách về nhân viên đều có quan điểm: Nhân viên hiếu khách nhiệt tình chu đáo. Có đến 64% khách cho rằng nên bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ nghề cho nhân viên lễ tân . Và nhận định khả năng giao tiếp của ngoại ngữ của nhân viên, khách hàng đánh giá hầu như ở mức độ bình thường , mức độ đánh giá tốt chỉ chiếm có 3%.

Biểu đồ 2.14. Đánh giá của khách du lịch về mức độ giao tiếp bằng ngoại ngữ của nhân viên.

Đơn vị tính: % 0.00% 6.00% 18.00% 40.00% 36.00% 12.1.Rất tốt 12.2. Tốt 12.3. Khá 12.4. Bình thường 12.5.Kém

Theo điều tra với câu hỏi: Để cải thiện chất lượng dịch vụ du lịch Thái Bình có đến 46% khách cho rằng cần nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng nghề cho nhân viên , và 42% cho rằng cần nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ cho nhân viên.

+ Đánh giá ngƣời lao động trực tiếp phục vụ khách trong ngành du lịch.

Trong tổng số 113 LĐ được hỏi có đến 22,66% LĐ trong độ tuổi 18- 25, nữ chiếm 59,29%, có 46,96% là lễ tân và trình độ học vấn chuyên môn có khá nhiều LĐ tốt nghiệp phổ thông trung học.

Bảng 2.7. Kết quả tổng hợp điều tra nhân viên ( phụ lục ).

Biểu đồ 2.15. Trình độ của nhân viên trong cơ sở kinh doanh du lịch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị tính: % 3.54% 29.20% 25.66% 0.88% 0.88% 3.54% 36.28% 3.1.Không biết chữ 3.2.Tiểu học 3.3.Trung học cơ sở 3.4.Trung học phỏ thông 3.5.Cao đẳng 3.6.Đại học 3.7.Sau đại học

Biểu đồ 2.16 Mức độ yêu nghề của nhân viên Đơn vị tính: % 14.16% 53.10% 19.47% 13.27% 16.1. Không chuyển nghề nghiệp mình đã làm 16.2. Có thể tôi sẽ cân nhắc điều đó 16.3. Tôi sẽ chuyển nghề 16.4. Khác

Nguồn: Điều tra của tác giả

Trong 113 LĐ được hỏi về điều quan trọng nhất để người LĐ gắn bó nhất với cơ sở làm việc thì có đến 39,82% người LĐ mong muốn có môi trường làm việc tốt, và lương cao hơn là 38,05%. Điều đó phản ánh thực trạng hiện nay của người LĐ về thu nhập rất thấp có đến 85,84% người LĐ hiện nay trong điều tra có mức lương trên dưới 2 triệu đồng. Vì vậy cần quan tâm xem xét việc đãi ngộ nhân viên để họ yên tâm gắn bó và làm việc hiệu quả hơn.

Tiểu kết chƣơng 2

Chương 2 đã giới thiệu khái quát về địa bàn nghiên cứu; phân tích thực trạng NNL và thực trạng phát triển NNL ngành DL tỉnh Thái Bình.

Thực trạng phát triển NNL ngành DL của tỉnh được phân tích trên nhiều góc độ, trong đó tập trung vào đánh giá chất lượng NNL ngành DL; NNL làm việc tại các cơ quan quản lí nhà nước, NNL làm công tác đào tạo công tác bồi

hiện nay về chất lượng nguồn nhân lực cần phải được quan tâm đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ, đồng thời cho thấy việc đãi ngộ lao động là việc cần thiết mà các nhà quản lý du lịch cần quan tâm để có nhân lực giỏi, làm việc ổn định và lâu dài góp phần nâng cao chất lượng phục

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Thái Bình (Trang 55)