6. Bố cục của luận văn
3.1.1. Quan điểm phát triển
Ngành DL Thái Bình thực hiện công tác phát triển NNL đáp ứng nhu cầu phát triển DL nói riêng và phát triển KT – XH nói chung trên những quan điểm sau:
Thứ nhất, phát triển NNL ngành DL của tỉnh đảm bảo quy trình: chiến
lược - quy hoạch - kế hoạch, có lộ trình cụ thể, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và chiến lược phát triển DL của cả nước.
Thứ hai, phát triển NNL ngành DL có chất lượng cao, toàn diện, đáp ứng
yêu cầu về số lượng , chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề và trình độ ĐT để đảm bảo tính chuyên nghiệp , đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực; góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ DL , đáp ứng nhu cầu xã hô ̣i.
Thứ ba, nâng cao chất lượng ĐT bồi dưỡng DL ; đa dạng hoá các loại
hình ĐT; thực hiện ĐT NNL ngành DL theo nhu cầu xã hội, phù hợp với yêu cầu của thị trường; đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động ĐT bồi dưỡng DL ; tăng cường hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với phát triển NNL ngành DL .
Thứ tư, phát huy tính chủ động của các bên có liên quan là nhà nước, nhà
trường, DN DL và bản thân người LĐ; tăng cường vai trò của các hiệp hội ngành nghề và các DN DL . Chú ý đúng mức tới công tác quản lý nhà nước cả ở cấp vĩ mô là nhà nước Trung ương và địa phương, DN xã hội trong công tác phát triển NNL ngành DL ở tỉnh Thái Bình.
Thứ năm, tăng cườ ng nghiên cứu khoa học , liên kết , hợp tác , hợp tác
quốc tế về đào ta ̣o, phát triển nguồn nhân lực du lịch.
Thứ sáu, tập trung khai thác triệt để NNL của địa phương, đặc biệt là
những đối tượng đã qua ĐT.