Các chính sách kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Thái Bình (Trang 31)

6. Bố cục của luận văn

1.3.3.Các chính sách kinh tế xã hội

Các chính sách KT - XH, kế hoạch, qui hoạch, liên kết trong phát triển của tỉnh: Các chính sách KT - XH của Nhà nước như: chính sách giáo dục ĐT; chính sách tuyển dụng, sử dụng LĐ, LĐ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hộ LĐ... đều có tác động trực tiếp đến NNL.

Chính sách KT - XH của Nhà nước không chỉ tạo điều kiện phát triển NNL mà còn hạn chế các tác động tiêu cực đến sự phát triển của NNL thông qua những công cụ điều tiết vĩ mô. Chính sách phát triển DL của Nhà nước tác động đến sự phát triển DL, trong đó chính sách ĐT phát triển NNL ngành DL ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển NNL ngành DL.

Quá trình toàn cầu hoá đã thúc đẩy cuộc chạy đua phát triển NNL tại các quốc gia, khu vực trên thế giới. Toàn cầu hóa đã làm cho các nền kinh tế phát triển nhanh chóng hơn và trở thành một thị trường toàn cầu, tương tác và phụ thuộc lẫn nhau, cạnh tranh gay gắt với nhau. Khả năng cạnh tranh được quyết định bởi năng lực tạo ra giá trị tăng thêm của các sản phẩm, dịch vụ và các quá trình hoạt động của mỗi quốc gia và của từng DN. Đóng góp chủ yếu vào điều này phụ thuộc vào kiến thức và các kỹ năng của lực lượng LĐ. Trên thực

tế, sự nghiệp giáo dục và ĐT và các kỹ năng của lực lượng LĐ là vũ khí cạnh tranh quan trọng trong thế kỷ XXI.

1.3.4.Quá trình toàn cầu hóa

Quá trình toàn cầu hóa đã tác động rất lớn tới nông nghiê ̣p , nông thôn và nông dân Việt Nam. Đô thị hóa mô ̣t cách cấp tốc, dồn nén sẽ ẩn chứa nhiều thách thức đối với sự phát triển : viê ̣c thu hồi đất của nông dân trong quá trình CNH, HĐH, đô thị hóa đã làm nảy sinh tình trạng thất nghiệp , tiêu cực trong công tác quản lí sử dụng đất đai gây hiê ̣u ứng xã hô ̣i bất thuâ ̣n ,̀ ô nhiềm môi trường. Một bộ phận lớn LĐ bị mất đất đã chyển sang hoạt động trong lĩnh vực DL. Hầu hết LĐ này chưa được qua ĐT, không có trinh độ chuyên môn về DL đã làm cho chất lượng sản phẩm DL không được đảm bảo. Đây cũng chính là sức ép trong việc ĐT và phát triển NNL trong ngành DL của cả nước nói chung và của tỉnh Thái Bình nói riêng.

Tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo ra những thay đổi lớn trong các tổ chức và xuất hiện cách thức thực hiện công việc mới. Nhiều ngành nghề mới, công nghệ mới và phương thức quản lý mới xuất hiện, đòi hỏi người LĐ phải được trang bị những kiến thức, kỹ năng mới để đảm nhận các công việc mới. Những biến đổi trong các tổ chức cũng làm thay đổi vai trò của người LĐ, họ có nhu cầu trong việc ra quyết định và thực sự cần thiết trong việc mở rộng hơn các kỹ năng làm việc. Người nhân viên cần bổ sung nhiều hơn các kỹ năng so với trước đây làm việc với cấp bậc tổ chức chậm thay đổi. Những điều này làm thay đổi mạnh mẽ về chất đối với NNL.

Kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông được cải thiện vượt bậc cho phép khách DL rút ngắn thời gian đi lại, tiếp cận đến nhiều điểm đến DL, tạo nên xu thế khách DL rút ngắn thời gian lưu trú tại mỗi điểm DL và thực

hiện nhiều chuyến đi DL đến các điểm đến DL khác nhau trong thời gian trong năm.

Các dịch vụ DL được chia thành 2 nhóm chính là nhóm dịch vụ chính (gồm ăn uống và lưu trú) và nhóm dịch vụ bổ sung (nghỉ dưỡng, tham quan, tìm hiểu, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khoẻ, tham gia các hoạt động thể thao, văn hoá - xã hội...). Cùng với xu thế đi DL nhiều lần trong năm thì khách DL ngày càng có nhu cầu nhiều hơn với các dịch vụ thuộc nhóm dịch vụ bổ sung. Những thay đổi của “cầu DL” đã làm thay đổi “cung DL” và qua đó tác động trực tiếp, làm thay đổi sự phát triển của NNL ngành DL.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Thái Bình (Trang 31)