Đánh giá thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Thuận

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận (Trang 74)

2.4.1 Những kết quả đạt được

Số lượng khách du lịch: Trong suốt thời gian giai đoạn 2005-2012 lượng khách du lịch tăng trưởng khá và liên tục, năm sau cao hơn năm trước (năm 2012 tăng 35,7 lần so với năm 2005). Tốc độ tăng trưởng trung bình 22,6%/năm đối với khách quốc tế và 19,7 %/năm đối với khách nội địa có lưu trú. Với những tốc độ tăng trưởng này cho thấy du lịch Ninh Thuận ngày càng phát triển nhưng theo Viện nghiên cứu phát triển du lịch thì khách du lịch đến Ninh Thuận xếp hàng thứ 6/8 trong vùng duyên hải Nam Trung bộ.

Phát triển du lịch đã góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế liên quan như giao thông vận tải, đặc biệt là hàng không, thương mại, xây dựng, .... cùng phát triển.

Ngành du lịch đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch, từng bước tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo được nhiều việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương, góp phần xoá đói giảm ngèo. Thu nhập bình quân của lao động trong khu vực dịch vụ du lịch tăng như so với vùng duyên Hải Nam Trung bộ thì thu nhập bình quân từ du lịch ở Ninh Thuận xếp hàng 7/8 ( Theo Viện nghiên cứu phát triển du lịch).

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch:Hệ thống các cơ sở lưu trú phát triển với nhịp độ tương đối nhanh và ổn định cả về mặt số lượng và chất lượng. Tốc độ tăng trưởng về mặt số lượng đạt trung bình là 12%/năm. Còn về mặt chất lượng của hệ thống khách sạn cũng không ngừng được nâng lên, số phòng khách sạn được xếp hạng liên tục được gia tăng năm sau cao hơn năm trước. Đây là điều kiện cần thiết để đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

Các cơ sở ăn uống trong và ngoài khách sạn cũng phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng các dịch vụ. Mặc dù chưa có thống kê chính xác về số lượng các cơ sở ăn uống ở Ninh Thuận, nhưng trên thực tế cho thấy trong những năm qua hệ thống các cơ sở ăn uống ở đây đã và đang đáp ứng được mọi nhu cầu về thức ăn, đồ uống cho khách du lịch và người dân địa phương.

Hệ thống các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao mặc dù đã được quan tâm đầu tư xây dựng, nhưng còn thiếu, loại hình chưa đa dạng, giá còn cao, chưa đáp ứng hết nhu cầu của du khách và người dân địa phương.

Hệ thống các phương tiện vận chuyển phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên vào những ngày cao điểm thì vẫn chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu của du khách.

Số lượng lao động: Trong suốt thời kỳ 2005 - 2012 tăng trưởng liên tục, trung bình mỗi năm tăng 8%. Xét khía cạnh tăng trưởng về mặt kinh tế thì điều này đáp ứng được yêu cầu về phát triển du lịch của địa phương.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch cũng đang từng bước được hoàn thiện và kết hợp với các cơ sở đào tạo trên cả nước để đào tạo lại và đào tạo bổ sung thêm nguồn nhân lực

Các thành tựu khác: Bước đầu đã có được sự phối hợp có hiệu quả giữa các cấp, các ngành, các huyện thị trong Tỉnh – đặc biệt là sự phối hợp giữa Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch với các cơ sở trong quản lý điều hành hoạt động du lịch, tháo gỡ những khó khăn còn vướng mắc.

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân

Những hạn chế:

Vấn đề về văn hoá - xã hội: Du lịch phát triển đã làm mất cân đối cán cân cung - cầu trong việc sản xuất và tiêu thụ lương thực, thực phẩm và các mặt hàng tiêu dùng khác, do đó giá cả không ổn định và tăng cao, làm ảnh hưởng đến đời sống xã hội của người dân ở địa phương.

Du lịch phát triển kéo theo sự du nhập của một số nét sinh hoạt văn hóa không lành mạnh, gia tăng các tệ nạn xã hội, các bệnh truyền nhiễm.

Du lịch phát triển cũng ảnh hưởng đến hoạt động của các làng nghề, các lễ hội, những nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của người dân địa phương. Ở một khía cạnh nào đó, những nét văn hóa đặc sắc, những phong tục tập quán, những lễ hội, làng nghề... bị thương mại hóa theo nền kinh tế thị trường.

Về môi trường: Các nguồn tài nguyên du lịch của địa phương đã và đang được khai thác triệt để nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch. Nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác quá tải (các nguồn thuỷ hải sản, các nguồn nước, các bãi biển...). Các hệ sinh thái bị suy giảm nghiêm trọng trong những năm gần đây, một mặt do khai thác quá mức, mặt khác do ô nhiễm môi trường.

Một số vấn đề khác: Tiềm năng du lịch của tỉnh tuy phong phú và đa dạng, nhưng chưa được đầu tư và khai thác hiệu quả, các sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa có sức hấp dẫn, chất lượng dịch vụ và nhân lực còn thấp. Chưa có chiến lược tuyên truyền, quảng bá, tiếp cận thị trường để thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Sự nghèo nàn đối với các dịch vụ vui chơi giải trí vẫn chưa được khắc phục.

Các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch tuy có tăng về số lượng nhưng vẫn còn chậm trong tiến độ thực hiện dự án. Cơ sở hạ tầng cũng như vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng không theo kịp tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là việc thu hút nguồn vốn ODA và Trung ương.

Công tác quản lý du lịch nói chung, quản lý quy hoạch du lịch nói riêng còn nhiều bất cập. Sự phát triển của các khu du lịch biển dường như đã vượt khỏi tầm kiểm soát của các nhà quản lý. Các công trình dịch vụ trong khu vực này được phát triển tuỳ tiện, không đúng theo quy hoạch đã làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường và về lâu dài, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của du lịch biển.

Nguyên nhân:

- Xuất phát điểm của du lịch Ninh Thuận còn thấp, cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ, trong giai đoạn vừa qua còn nhiều hạn chế, yếu kém, lạc hậu.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn kém, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du lịch. Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chưa thực sự đặc sắc, kém sức cạnh tranh để hấp dẫn khách, thiếu các loại hình vui chơi giải trí để kéo dài thời gian lưu lại của du khách.

- Hoạt động xã hội hoá du lịch chưa được phát huy đúng mức, chưa có cơ chế và giải pháp để kích thích và thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia vào việc đầu tư, kinh doanh du lịch (đặc biệt trong việc xây dựng sản phẩm du lịch, đầu tư hạ tầng, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch).

- Công tác đầu tư chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, thiếu vốn đầu tư.

- Lao động du lịch còn thiếu, đặc biệt chưa có đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp, chất lượng hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của hoạt động kinh doanh du lịch; chưa đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về du lịch trong thời kỳ hội nhập kinh tế.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khách quan sau:

1) Do khủng hoảng kinh tế tài chính trên phạm vi toàn cầu, nạn khủng bố, bệnh dịch, thiên tai...đã tác động tiêu cực đến ngành du lịch Việt Nam nói chung và Nam Định nói riêng;

2) Sự cạnh tranh chia sẻ thị trường của các trung tâm du lịch lớn trong vùng duyên hải Nam Trung bộ và cả nước ngày càng gay gắt. Hơn nữa, nhu cầu, thị hiếu của khách có xu hướng đổi mới với yêu cầu ngày càng cao;

3) Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch còn thụ động trong việc xúc tiến quảng bá, xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh và mở rộng thị trường. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào kinh doanh du lịch chưa được các doanh nghiệp quan tâm.

Tiểu kết chƣơng 2

Ninh Thuận là địa phương có tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn và độc đáo, trong đó có nhiều loại hình du lịch thân thiện với môi trường như du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch làng nghề...

Trong những năm qua ngành Du lịch tỉnh Ninh Thuận đã đạt những thành quả nhất định, có nhiều đóng góp quan trọng cho nền kinh tế địa phương, tạo nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng cư dân địa phương, góp phần xoá đói giảm nghèo, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Tuy nhiên việc phát triển du lịch củng còn nhiều hạn chế như: Số ngày lưu trú trung bình của khách còn thấp, vốn đầu tư từ du lịch cho các công trình phúc lợi xã hội còn ít, vấn

đề ảnh hưởng đến môi trường... Nhiệm vụ đặt ra là phải những giải pháp hữu hiệu để thu hút phát triển du lịch Ninh Thuận một cách hiệu quả và bền vững trong giai đoạn hiện nay và tương lai.

Chƣơng 3.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GÓP PHẦN ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH NINH THUẬN ĐẾN 2020

3.1 Định hƣớng phát triển du lịch Ninh Thuận

Trong Chiến lược phát triển du lịch của cả nước đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Ninh Thuận được xác định là một trong những địa phương được ưu tiên đầu tư phát triển. Mặt khác, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Ninh Thuận cũng như trong chiến lược phát triển kinh tế của địa bàn trọng điểm Duyên Hải miền trung đến 2020, Nhà nước chú trọng đầu tư phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng vào đầu thế kỷ 21, xứng đáng với vị trí và tiềm năng du lịch của mỗi địa phương.

Phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận đã và đang góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp - dịch vụ - du lịch; tạo công ăn việc làm cho xã hội; từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các ngành trong quá trình phát triển; phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, làng nghề; giữ gìn cảnh quan, môi trường sinh thái... Tuy nhiên, kết quả thực hiện tại Ninh Thuận chưa thực sự hiệu quả. Để thực hiện tốt hơn nữa công tác phát triển du lịch theo quan điểm bền vững, cần xác định rõ hướng phát triển nhất quán như sau:

 Khai thác hợp lý và hiệu quả các tuyến điểm du lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch trên cơ sở quan tâm đến lợi ích lâu dài, kế thừa các kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững đã thành công ở một số địa phương trong nước và quốc tế, phát huy mạnh mẽ các tiềm năng và thế mạnh sẵn có để xây dựng thương hiệu du lịch Ninh Thuận trong tương lai.

các giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, có thế mạnh nổi trội . Hình thành rõ nét các sản phẩm, phù hợp nhu cầu và xu hướng thị trường, có định hướng theo giai đoạn.

 Đầu tư có trọng tâm, phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh, có thương hiệu.

 Tăng cường tính liên kết để phát triển các sản phẩm du lịch mạnh, có tính cạnh tranh cao, tránh trùng lặp.

 Tạo ra các sản phẩm du lịch mới, độc đáo và mang nét đặc trưng riêng của tỉnh có sức cạnh tranh trong vùng, trong đó đặc biệt chú trọng đến sản phẩm du lịch sinh thái và văn hóa lịch sử để thu hút khách.

3.1.1. Định hướng phát triển thị trường du lịch 3.1.1.1 Thị trường nước ngoài 3.1.1.1 Thị trường nước ngoài

Thị trường nước ngoài của du lịch Ninh Thuận được tập trung khai thác các thị trường truyền thống của Việt Nam bao gồm:

Thị trƣờng Nga: Nga được xác định là thị trường ưu tiên khai thác và là thị

trường chủ đạo trong các thị trường du lịch nước ngoài của Ninh Thuận. Đây là bộ phận khách rất ưa thích các sản phẩm du lịch gắn với biển và các điều kiện tự nhiên (thời tiết, khí hậu, cảnh quan...) của khu vực Duyên hải Nam trung bộ. Trong giai đoạn quy hoạch, dự báo khách Nga sẽ chiếm tỷ lệ từ 20 - 25% trong số khách nước ngoài đến Ninh Thuận hàng năm. Các loại hình du lịch ưa thích của du khách Nga khi đến Ninh Thuận bao gồm: du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và du lịch công vụ thương mại.

Thị trƣờng Châu Âu: Được xác định là thị trường quan trọng trong các thị

trường du lịch nước ngoài của Ninh Thuận. Thị trường Châu Âu tập trung vào phân khúc thị trường khách Pháp, Đức, Anh. Trong giai đoạn quy hoạch, dự báo thị trường Châu Âu chiếm tỷ lệ từ 15 - 20% trong số khách nước ngoài đến Ninh Thuận hàng năm. Các loại hình du lịch chính của thị trường Châu Âu là: du lịch biển, du lịch văn hóa; du lịch sinh thái nông nghiệp, du lịch công vụ thương mại.

Thị trƣờng Mỹ: Từ những mối quan hệ từ lịch sử lâu dài, cũng như những tiềm năng về văn hóa, sinh thái nông nghiệp, biển; Ninh Thuận sẽ thu hút khách du lịch từ thị trường Mỹ. Trong giai đoạn quy hoạch, dự báo khách Mỹ sẽ chiếm tỷ lệ từ 5 - 10% trong số khách nước ngoài đến Ninh Thuận hàng năm. Các loại hình du lịch ưa thích của du khách Mỹ khi đến Ninh Thuận tập trung vào: du lịch biển, du lịch văn hóa; du lịch sinh thái nông nghiệp, du lịch công vụ thương mại.

Thị trƣờng ASEAN: Là thị trường có vai trò quan trọng đối với du lịch

Ninh Thuận do có điều kiện thuận lợi về vị trí, khoảng cách cũng như các định hướng phát triển các tuyến giao thông gắn với các hành lang kinh tế xuyên Á... Phân khúc tập trung khai thác bao gồm khách Thái Lan, Malaysia, Sigapore... Dự báo thị trường ASEAN chiếm từ 10 - 15% khách nước ngoài đến Ninh Thuận hàng năm. Các loại hình ưa thích bao gồm: du lịch biển, du lịch văn hóa; du lịch sinh thái nông nghiệp, du lịch công vụ thương mại.

Thị trƣờng Trung Quốc: Khách du lịch Trung Quốc được xác định là thị

trường ưu tiên khai thác của du lịch Ninh Thuận. Dự báo chiếm từ 5 - 10% khách nước ngoài đến Ninh Thuận. Các loại hình du lịch ưa thích của thị trường Trung Quốc bao gồm: du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch biển, du lịch đô thị và du lịch thương mại công vụ.

Thị trƣờng Đông Bắc Á: Thị trường Đông Bắc Á cũng là thị trường có vai

trò quan trọng của Ninh Thuận. Các phân khúc chính bao gồm khách Nhật Bản (là đối tượng khách truyền thống của Việt Nam), khách Hàn Quốc (đang nổi lên do những mối quan hệ về kinh tế, văn hóa ngày càng chặt chẽ giữa Việt Nam và Hàn Quốc), khách Đài Loan (đối tượng khách truyền thống). Dự báo thị trường Đông Bắc Á chiếm từ 15 - 20% số khách nước ngoài đến Ninh Thuận hàng năm.Các loại hình ưa thích của thị trường Đông Bắc Á tập trung vào các loại hình du lịch chính: du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch thương mại công vụ.

3.1.1.2 Thị trường trong nước

thị trường chủ đạo trong các thị trường trong nước của du lịch Ninh Thuận. Dự báo trong giai đoạn quy hoạch thị trường này chiếm tỷ trọng từ 45 - 50% khách trong nước đến Ninh Thuận hàng năm. Các loại hình du lịch ưa thích của thị trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận (Trang 74)