Môi trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận (Trang 49)

Ninh Thuận có tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, sự phát triển du lịch ở Ninh Thuận trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng được quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, còn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Một trong những nguyên nhân của những tồn tại đó là do chất lượng không cao của môi trường, nên khả năng thu hút khách du lịch cũng như các nhà đầu tư chưa cao. Do vậy, việc đánh giá thực trạng môi trường của khu vực có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của các hoạt động du lịch đến môi trường.

Môi trường tự nhiên: Ninh Thuận có môi trường còn trong lành, chưa bị nhiều ảnh hưởng từ các hoạt động sản xuất công nghiệp và dân cư. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch phát triển. Trong những năm qua, du lịch còn phát triển ở quy mô nhỏ do đó tác động môi trường từ các hoạt động du lịch chưa đặt thành một vấn đề đáng kể. Bên cạnh đó, công tác bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch đã được tỉnh và các cơ quan chức năng quan tâm đã đạt được một số kết quả khả quan. Mặc dù vậy, một số mặt hạn chế vẫn tồn tại như: nhận thức của cộng đồng chưa đồng đều, ý thức tự giác chưa cao; việc chấp hành Luật bảo vệ môi trường của một số doanh nghiệp chưa tốt, chậm được xử lý.

Môi trường xã hội: Tình hình an ninh chính trị, an toàn xã hội tốt, ổn định tạo môi trường lành mạnh cho du khách đến Ninh Thuận, tạo ấn tượng tốt về môi trường xã hội và con người Ninh Thuận với nhiều dân tộc bao đời vẫn chân chất, hiền hòa. Việt Nam nói chung và Ninh Thuận nói riêng là điểm đến thân hiện đối với du khách các nước. Ninh Thuận đa dạng về văn hóa và sắc tộc, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trên địa bàn cũng chính là một yếu tố quan trọng để phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận.

2.2.7 Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn

Tài nguyên du lịch tự nhiên

a. Tài nguyên rừng: Tài nguyên rừng của Ninh Thuận với hệ động, thực vật đa dạng phong phú, phân bố chủ yếu ở 2 Vườn quốc gia là Phước Bình và Núi Chúa.

Vườn quốc gia Núi Chúa: Nằm trên địa giới hành chính thuộc 05 xã Công Hải, Lợi Hải, Phương Hải, Vĩnh Hải, Nhơn Hải - huyện Ninh Hải về phía Đông Bắc tỉnh Ninh Thuận, cách thị xã Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 20 km.Vườn quốc gia Núi Chúa nằm trong vùng khô hạn nhất của tỉnh, là nơi có hệ sinh thái rừng khô hạn đặc trưng hiếm thấy ở nước ta với nhiều tập đoàn sinh vật quần tụ rất phong phú và đa dạng về số lượng cũng như chủng loài, với diện tích rừng nguyên sinh khoảng

29.865ha. Núi Chúa có độ cao 1.040m so với mặt biển, nơi có 1.265 loài thực vật bậc cao, đặc hữu quý hiếm; 306 loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài được ghi vào sách đỏ thế giới như: Chà vá chân đen, gấu ngựa, gấu chó, beo lửa... Vườn quốc gia Núi Chúa là một cấu trúc của cảch quan thiên nhiên lại được phân bố trên phức hệ núi nằm sát bờ biển tạo nên nhiều thắng cảnh rất đẹp ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ như bãi Chà Là (Bình Tiên), bãi Thùng, bãi Đá Vách, bãi Bà Điên...Có thể tổ chức nhiều tour du lịch đến các bãi biển bằng đường bộ hoặc đường thuỷ rất thú vị.

Vườn quốc gia Phước Bình: Thuộc xã Phước Bình, huyện Bác Ái, đại diện cho hệ sinh thái vùng núi cao tỉnh Ninh Thuận, chứa đựng giá trị cao về cảnh quan tự nhiên, đa dạng sinh học với nhiều nguồn gen động, thực vật. Tiếp giáp với Vườn quốc gia Bi Duop - Núi Bà của tỉnh Lâm Đồng tạo thành khu vực bảo tồn thiên nhiên rộng lớn. Vườn quốc gia Phước Bình là nơi chuyển tiếp khí hậu nên rất đa dạng về các kiểu rừng gồm 6 kiểu rừng chính và 8 kiểu rừng phụ. Thực vật ở đây vô cùng phong phú có 1.225 loài, 156 họ, 584 chi và một số loài đặc hữu tiêu biểu như Pơmu, Bình linh, Thông 2 lá dệt, Cẩm lai, … Về đa dạng động vật, cùng với VQG Bi Duop - Núi Bà nơi đây tạo ra một trong các quần thể loài chim đặc trưng của Việt Nam, có 327 loài, thuộc 94 họ, 28 bộ trong đó có 50 loài quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam 2000, bao gồm: 23 loài thú, 14 loài chim, 13 loài bò sát và ếch nhái và 29 loài nằm trong sách đỏ thế giới IUCN năm 2006 gồm: 14 loài thú, 12 loài chim, 3 loài bò sát như: Bòtót, Chà vá chân đen, Công, Ba Ba gai, … Thiên nhiên kỳ thú Phước Bình gắn liền với địa danh bãi đá Pinăng Tắc huyền thoại thích hợp phát triển du lịch sinh thái kết hợp tham quan di tích lịch sử và văn hóa Raglay bản địa.

b. Tài nguyên biển: Bờ biển Ninh Thuận dài 105km, nằm trong vùng nước trồi, có các cửa biển Đông Hải, Cà Ná, Ninh Chữ, Vĩnh Hy. Vùng biển Ninh Thuận là một trong bốn ngư trường lớn nhất và giàu nguồn lợi nhất về các loài hải sản của cả nước, nhiều tiềm năng để phát triển du lịch và phát triển công nghiệp khai thác thuỷ sản và khoáng sản biển.

Tài nguyên dưới lòng biển: Có nguồn san hô đa dạng, phong phú với 120 loài san hô cứng, có 65 giống, kiểu cấu trúc rạn san hô có 2 dạng là rạn san hô Sơn Hải và rạn San Hô Mỹ Hòa. Ngoài ra, ven biển Ninh Thuận còn tìm thấy tập hợp san hô không tạo rạn ở ven biển Ninh Chữ và cửa biển Vĩnh Hy. Đây là nguồn lợi quý không tái tạo được cần có giải pháp bảo tồn, bảo vệ và khai thác phát triển các loại hình du lịch biển.

Những điểm tài nguyên nổi bật bao gồm: Bãi biển Ninh Chữ - Bình Sơn cách cụm Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm 6 km về phía Đông, có chiều dài 10 km, bên cạnh là đầm Nại giàu tôm, cá, núi Đá Chồng, núi Tân An, núi Cà Đú với những tảng đá lớn nhỏ xếp chồng lên nhau tạo thành một quần thể thiên nhiên hài hòa, đẹp mắt. Bãi biển Cà Ná thuộc huyện Ninh Phước nằm trên quốc lộ 1A, cách cụmthành phố Phan Rang - Tháp Chàm 30 km về phía Nam, nơi đây dãy Trường Sơn hùng vĩ nhô ra gần sát bờ biển ôm gọn tuyến đường sắt Bắc - Nam, giao thông thuận lợi… Bãi biển Tuấn Tú thuộc huyện Ninh Phước, bên cạnh có những động cát kéo dài. Bãi biển Từ Thiện thuộc huyện Ninh Phước. Nước biển rất trong xanh, biển lặng, gần bờ dường như không có sóng.

Bãi biển Phước Dinh: Thuộc huyện Ninh Phước có chiều dài 5 km bờ biển cát mịn, phía xa xa là những đồi cát cao, nằm liền kề khu dân cư cùng rừng dương xanh râm mát, biển Phước Dinh có thể phát triển các hoạt động du lịch thể thao như lướt ván, lướt sóng, lặn..Nơi đây có thể xây dựng các khu nghỉ dưỡng, du lịch dã ngoại…Vịnh Vĩnh Hy cách cụm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm 42 km theo hướng Đông Bắc, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải. Là nơi còn nhiều nét hoang sơ, một quần thể thiên nhiên xinh đẹp, một mặt là biển và 3 bề rừng núi bạt ngàn. Bãi biển Bình Tiên nằm gần tận cùng phía bắc tỉnh Ninh Thuận, thuộc địa bàn huyện Ninh Hải, phía Nam giáp dãy núi thuộc mũi Cà Tiên, phía đông Nam giáp đảo Bình Hưng thuộc tỉnh Khánh Hòa. Bãi biển Bình Tiên có chiều dài 3,8 km, là bãi biển đẹp vì vẻ hoang sơ, mặt nước trong xanh hiện đang được triển khai xây dựng khu du lịch tổng hợp cao cấp. Bãi Hời, bãi Thùng, bãi Lớn nằm nối tiếp với bãi biển

c. Cảnh quan thiên nhiên:

- Cảnh quan nước: Ninh Thuận có nhiều suối, thác nước đẹp, có nhiều tiềm năng phát triển du lịch như: Suối Tiên: Từ Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm đi trên quốc lộ 1A khoảng 35 km về hướng Bắc là tới suối Tiên xã Công Hải, huyện Ninh Hải. Suối Tiên được tạo nên bởi một quần thể thiên nhiên hài hòa, nơi đây núi rừng trùng điệp, với muôn vàn lan rừng sặc sỡ. Suối Lồ ồ: Nằm ở khu vực vịnh Vĩnh Hy, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải. Suối Kiền Kiền: Thuộc huyện Ninh Hải, nơi đây có dòng thác Đa Thao ngày đêm đổ nước cuồn cuộn từ trên cao tung bọt trắng xóa cả một vùng. Suối Thương: cách cụmTP Phan Rang - Tháp Chàm đi trên quốc lộ 27A khoảng 30 km. Suối Thương có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, những dòng suối cuồn cuộn chảy qua các phiến đá. Suối nước nóng Tân Sơn (Krongpha): Cách TP Phan Rang - Tháp Chàm 37 km về phía Tây Bắc, nằm trên quốc lộ 27A, suối được dẫn từ Dục Mỹ cách đó khoảng 4 km trên núi Bồ về các bồn tắm ở khu du lịch Krongpha. Thác Chapơr: Cách quốc lộ 27B thuộc thôn Ma Lâm, xã Phước Tân, huyện Bác Ái khoảng 15 km. Đây là một quần thể mới được phát hiện, toạ lạc giữa khu rừng nguyên sinh. Thác Tiên: Từ cụmTP Phan Rang - Tháp Chàm đi 32 km về hướng Tây Bắc, dọc theo quốc lộ 27 đi Đà Lạt. Thác Sakai: Bắt nguồn từ đèo Ngoạn Mục, hạ lưu có dòng chảy cuối cùng tiếp giáp với công trình Nhà máy thủy điện Đa Nhim.

Hệ thống hồ chứa của Ninh Thuận gồm 11 hồ chứa. Ngoài ra, trên các sông đã xây dựng nhiều công trình thủy lợi như đập Nha Trinh, Lâm Cấm, đập Cà Tiêu, Chà Vin, đập Kía. Ninh Thuận có nhiều hồ và đập có cảnh quan đẹp có nhiều tiềm năng phát triển du lịch như: Hồ Treo: Nằm trong khu Bảo tồn thiên nhiên vườn quốc gia Núi Chúa cách không xa căn cứ CK19, nằm ở độ cao 250m so mặt biển, nước quanh năm, một trong những căn cứ của Bộ chỉ huy quân sự vẫn còn những di tích như hầm hào, bếp hoàng cầm, bờ biển nơi đây là nơi tập kết vũ khí và quân trang quân dụng từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam. Hồ Tân Giang: Gắn với chiến khu CK7, đây là công trình thủy lợi lớn của Ninh Thuận và là công trình thủy lợi bê tông lớn nhất của Việt Nam, được xây dựng ở xã Phước Hà, huyện

Ninh Phước. Hồ Sông Trâu: Thuộc xã Phước Chiến huyện Thuận Bắc, nằm cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 40 km về hướng Bắc, được bao quanh bởi núi rừng trập trùng, nối tiếp nhau. Phong cảnh thiên nhiên trữ tình, diện tích mặt nước rộng hơn 800 ha nhìn như một biển hồ mênh mông. Hồ Sông Sắt: Được xây dựng hoàn thành năm 2007. Đây là công trình thuỷ lợi quan trọng của huyện miền núi Bác Ái. Với cảnh quan thiên nhiên đồi núi bao quanh lòng hồ mênh mông uốn lượn tạo nên cảnh non nước hữu tình. Nằm giữa khu căn cứ địa Bác Ái xưa, với văn hóa sắc thái núi của dân tộc Raglai sinh sống chung quanh, hồ Sông Sắt là điểm du lịch đặc biệt kết hợp cả sinh thái lẫn lịch sử - văn hóa…

Đập Nha Trinh: Từ Cụm Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm đi lên quốc lộ 27 khoảng 16 km là đến Đèo Cậu, rẽ trái khoảng 1 km là tới đập Nha Trinh. Đập Nha Trinh là công trình thủy lợi quan trọng, được xây dựng cách đây 800 năm. Đập Lâm Cấm: Cách CụmTP Phan Rang - Tháp Chàm 5 km về hướng Tây, ngày lễ, ngày nghỉ nhân dân địa phương thường đến đây du ngoạn, cắm trại.

- Cảnh quan cồn cát: Ninh Thuận là vùng đất của gió, của nắng, của những đồi cát ngút ngàn bụi tung mờ ảo, đặc biệt có những cồn cát đẹp như: Cồn cát trắng Tuấn Tú: Cách Cụm thị xã Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 8 km về phía Đông Nam, thuộc làng Tuấn Tú, huyện Ninh Phước. Cồn cát đỏ Nam Cương: Thuộc huyện Ninh Phuớc, có màu đỏ ráng chiều. Nơi đây có thể tổ chức các hoạt động tham quan, nghiên cứu, chụp ảnh lưu niệm, trượt cát… Cồn cát di động Phước Dinh: Ở phía Tây Bắc mũi Dinh huyện Ninh Phước. Cồn cát nơi đây rất đặc biệt: mỗi năm 2 lần những cồn cát này khi thì tiến sâu vào đất liền, khi thì lại lùi dần ra phía biển. Ngay dưới chân những dãy cồn cát ấy là những dòng suối uốn lượn đổ ra biển, nơi đây còn có ngọn hải đăng trăm năm tuổi.

- Cảnh quan núi, đèo: Thiên nhiên Ninh Thuận là một bức tranh hài hòa giữa đồng bằng, đồi núi và biển cả sông dài với những ngọn núi và đèo nổi tiếng như: Đèo Ngoạn Mục: Là một trong những đèo núi đẹp nhất Việt Nam tại tỉnh Ninh

Thuận, men theo sườn núi dựng nối thung lũng Ninh Sơn với cao nguyên Lang Biang; Núi Chúa; Núi Sơn Hải.

Tài nguyên du lịch nhân văn

a. Các di tích lịch sử - văn hóa: Các di tích lịch sử văn hóa nổi bật tại Ninh Thuận như Di tích lịch sử Núi Cà Đú. Nằm cách cụm Phan Rang 5 km về phía Bắc, có độ cao 319m, là một ngọn núi nằm độc lập giữa đồng bằng, nhiều hang hốc đá sâu vào bên trong, cây cối cằn cỗi… do vị trí địa lý và địa thế hiểm trở trong 2 cuộc kháng chiến, núi Cà Đú đã trở thành căn cứ chỉ đạo kháng chiến vững chắc, đã được UBND tỉnh Ninh Thuận xếp hạng Di tích lịch sử Cách mạng cấp tỉnh năm 1999. Di tích lịch sử Bẫy Đá Pinăng Tắc: Tại triền núi Gia Trúc, xã Phước Bình, huyện Bác Ái. Đây là nơi ghi lại trận địa phục kích địch bằng bẫy đá trưa ngày 10/8/1961 của du kích Raglai Pinăng Tắc. Năm 1993, Bộ Văn hóa Thông tin đã xếp hạng khu vực Bẫy đá là Di tích lịch sử cách mạng Quốc gia. Di tích lịch sử Đề-Pô Hỏa Xa Tháp Chàm: Trên lộ trình đường sắt xuyên Việt, tại giao lộ 27A đi Đà Lạt, trong địa phận Phan Rang. Ga Tháp Chàm đầu thế kỷ XX là một quần thể hoạt động chuyên ngành đường sắt gọi là Sở Hỏa xa bao gồm: Nhà ga, Khu bảo trì, sửa chữa đầu máy toa xe, Khu ở công chức; người dân quen gọi là Đề-pô Hỏa xa Tháp Chàm. Đề-pô Hỏa xa Tháp Chàm là nơi hội tụ nhiều cá nhân ưu tú trong và ngoài tỉnh về làm việc. Căn cứ địa Bác Ái trong chiến tranh giải phóng đất nước: Địa vực Bác Ái rộng bao trùm toàn bộ vùng rừng núi phía Bắc, Tây Bắc Ninh Thuận, là địa danh nổi tiếng ở Ninh Thuận trong sự nghiệp chiến tranh giải phóng miền Nam.

Trên địa bàn tỉnh có 96 ngôi chùa, các ngôi chùa có nhiều khách tham quan là chùa Tỉnh Hội, chùa Diệu Ấn, chùa Trà Cang, Tịnh xá Ngọc Ninh và Chùa Ông (của người Hoa lập). Đình: Đến nay toàn tỉnh đã có 5 đình cổ được Bộ văn hóa xếp hạng di tích quốc gia, đó là: Đình Vạn Phước (1999), Đình Dư Khánh (1999), Đình Văn Sơn (1999), Đình Đắc Nhơn (1999), Đình Thuận Hòa (2001) và hai di tích đang làm thủ tục đề nghị Bộ văn hóa xếp hạng (đình Khánh Nhơn, miếu Xóm Bánh). Đền thờ nữ thần xứ sở Pô Inư Nưgar tại xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước.

Đặc biệt tại Ninh Thuận có gần như còn nguyên vẹn hệ thống tháp Chăm xây dựng trong nhiều thế kỷ trước, tiêu biểu là Tháp Pô KLông Garai ở Phan Rang, nằm trọn vẹn trên ngọn đồi có tên là Đồi Trầu, trên lộ trình đường sắt Bắc Nam, nằm sát quốc lộ 27A đi Đà Lạt, cách Phan Rang 7 km về phía Tây. Đây là điểm tháp được xây dựng từ thế kỷ XIII để thờ vị vua Chăm trị vì xứ Panduranga (Ninh Thuận ngày nay); hiện nay điểm tháp còn nguyên vẹn về cả công trình kiến trúc lẫn việc tổ chức thờ phượng, cúng kính của người Chăm. Tháp Pô RôMê cách Phan Rang 25 km về phía Tây Nam, là một tháp cổ còn khá nguyên vẹn ở Ninh Thuận ngày nay. Tháp được xây dựng khoảng thế kỷ XVII trên một ngọn đồi thuộc làng Hậu Sanh, xã

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận (Trang 49)