Đối với cơ quan Trung ương

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận (Trang 113)

3. 21 Số lượng khách du lịch

3.4.3. Đối với cơ quan Trung ương

Đối với Chính phủ, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ tài chính hỗ trợ kinh phí trong quy hoạch và chỉnh trang đô thị, quy hoạch cơ sở hạ tầng với trọng điểm là khu vực Ninh Thuận.

Đối với bộ phận quản lý chức năng cấp trên về du lịch, Bộ Tài chính hỗ trợ kinh phí về duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc văn hóa di tích lịch sử và thắng cảnh đã được công nhận.

Đối với Chính phủ, Bộ xây dựng, Bộ giao thông vận tải hỗ trợ về chuyên môn, lập quy hoạch thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là trung tâm nghỉ mát, nghỉ dưỡng hội nghị hội thảo của Việt Nam và trong khu vực.

Đối với Chính phủ và các Bộ, ngành các cấp TW hỗ trợ về chính sách ưu đãi phát triển kinh tế và du lịch đối với địa phương có tiềm năng nhưng còn nhiều khó khăn về kinh tế, nguồn thu và thu hút vốn.

Tiểu kết chương 3:

Như vậy để phát triển du lịch Ninh Thuận theo hướng lâu dài cần phải có định hướng phát triển các thị trường và sản phẩm du lịch chủ yếu mà cụ thể là phải tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, mang ấn tượng của địa phương và phải thân thiện với môi trường. Ngoài ra, cần có định hướng về đầu tư phát triển du lịch một cách rõ rệt để từ đó làm đòn bẩy cho ngành Du lịch địa phương phát triển. Cần có nhiều giải pháp toàn diện, dài hơi cả về kinh tế, văn hoá – xã hội và môi trường mới có thể phát triển ngành Du lịch của tỉnh theo hướng bền vững. Trong đó một số giải pháp cần đưa lên hàng đầu và phải triển khai thực hiện ngay từ bây giờ là: Bảo tồn nguồn tài nguyên của địa phương, đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư, khuyến khích người dân địa phương tham gia vào các hoạt động du lịch... Để thực hiện được giải pháp đã đề xuất, luận văn đưa ra những kiến nghị với địa phương, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước ở Trung ương hỗ trợ về cơ chế, chính sách, kinh phí và các điều kiện khác để tăng tính khả thi.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu và đánh giá các nguồn lực phát triển du lịch; đánh giá thực trạng và khả năng khai thác các tài nguyên du lịch; thực trạng phát triển ngành du lịch; cũng như định hướng phát triển du lịch ở Ninh Thuận trên quan điểm phát triển bền vững…, đề tài có thể đưa ra một số kết luận cơ bản sau:

Thứ nhất: Ninh Thuận là địa phương có vị trí khá quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng của dải ven biển Miền trung và của cả nước. Ngành Du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận hiện nay đang trong quá trình phát triển nhanh, từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở mỗi địa phương. Sự phát triển này được thể hiện qua hầu hết các chỉ tiêu phát triển của ngành trong thời gian qua như: Các chỉ tiêu số lượng khách du lịch, thu nhập du lịch, tổng sản phẩm và tỷ trọng GDP du lịch trong cơ cấu kinh tế, nguồn nhân lực ngành du lịch, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, lĩnh vực đầu tư ...

Thứ hai: Tỉnh Ninh Thuận có hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội tương đối mới và đang xây dựng đồng bộ và có chất lượng, nhất là hệ thống giao thông đường bộ. Với mạng lưới giao thông đường bộ đã và đang được đầu tư nâng cấp mà trọng tâm là quốc lộ 27A, quốc lộ 1A và hệ thống tỉnh lộ…, trước mắt đã đáp ứng được cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng.

Tuy nhiên so với yêu cầu phát triển hiện nay thì hệ thống kết cấu hạ tầng ở khu vực như hệ thống cấp thoát nước; hệ thống xử lý chất thải; hệ thống nhà ga, bến cảng v.v... còn cần phải được đầu tư nhiều hơn nữa.

Thứ ba: Ninh Thuận có nguồn tài nguyên du lịch rất đa dạng và phong phú, trong đó có vườn quốc gia Núi Chúa và Phước Bình – là nơi độc nhất vô nhị có hệ sinh thái khô hạn của rừng khô SAVAN, ngoài ra còn có hệ thống các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, làng nghề đặc sắc... Những tiềm năng tài nguyên du lịch cho

phép Ninh Thuận phát triển các sản phẩm du lịch có tính đặc trưng như du lịch tham quan nghiên cứu, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái...

Nhưng trong thời gian qua, tiềm năng du lịch trên địa bàn chưa được quản lý, khai thác và sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả. Sự chồng chéo giữa các ngành, các cấp trong công tác quản lý và khai thác tài nguyên đã ảnh hưởng lớn đến công tác quy hoạch phát triển du lịch cũng như công tác đầu tư bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên du lịch. Do vậy, nhiều tài nguyên du lịch trên địa bàn còn chưa được đầu tư khai thác, ngược lại nhiều tài nguyên du lịch lại bị khai thác quá tải gây nên sự mất cân đối trong khai thác ảnh hưởng đến khả năng phục hồi và ảnh hưởng đến môi trường. Công tác quy hoạch các điểm tài nguyên du lịch quan trọng, đặc biệt ở những khu vực có sự chồng chéo giữa các ngành trong khai thác còn chưa được quan tâm đúng mức, vì thế chưa có được một chiến lược tổng thể trong việc đầu tư bảo tồn và tôn tạo tài nguyên du lịch, dẫn đến tình trạng nhiều điểm du lịch bị xuống cấp và giảm tính hấp dẫn. Đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển du lịch ở địa phương.

Thứ tư: Sự phát triển của ngành du lịch ở Ninh Thuận trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả to lớn về mặt kinh tế - xã hội cho các địa phương nói trên. Tuy nhiên, sự phát triển đó còn mang tính tự phát mà chưa theo một chiến lược tổng thể, một quy hoạch tổng thể..., nên việc quản lý và khai thác tài nguyên đã quá tải ở nhiều nơi, vượt quá khả năng chịu đựng của tài nguyên. Từ việc khai thác quá tải đó đã dẫn đến sự suy thoái và xuống cấp của môi trường ở nhiều nơi. Hầu hết các chỉ tiêu về môi trường trong khu vực đều vượt quá mức cho phép nhiều lần, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của ngành Du lịch.

Thứ năm: Dựa trên các kết quả nghiên cứu tổng thể về cơ cở lý luận và thực tiễn phát triển du lịch Ninh Thuận; về các nguồn lực phát triển du lịch; về thực trạng phát triển du lịch trên quan điểm lâu dài…, Luận văn đã đưa ra một số định hướng phát triển du lịch (cả về không gian lãnh thổ và lĩnh vực ngành) ở Ninh Thuận theo

hướng phát triển lâu dài, nhằm khai thác có hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Thứ sáu: Qua kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Thuận như: Hoàn thiện các chính sách; đẩy mạnh đầu tư; phát triển thị trường và xây dựng sản phẩm du lịch; Tăng cường tuyên truyền, quảng bá xúc tiến; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch; bảo vệ tài nguyên - môi trường, đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững; hỗ trợ và khuyến khích cộng đồng tham gia các hoạt động du lịch.

Để các giải pháp nêu trên có tính khả thi, Luận văn đưa ra các kiến nghị với tỉnh Ninh Thuận và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Thuận; với chính quyền địa phương, với các công ty du lịch; với các cơ sở đào tạo du lịch các công việc cụ thể hỗ trợ cho việc thực hiện giải pháp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thúy Anh (chủ biên - 2011), giáo trình “Du lịch văn hóa – những vấn đề lý luận và nghiệp vụ”, NXB Giáo dục Việt Nam.

2. Phan Quốc Anh (2006), Nghi lễ vòng đời của người Chăm Bàlamôn Ninh Thuận - Luận án tiến sỹ - Viện Văn hóa thông tin.

3. Phan Quốc Anh (2002) Bàn về Tết của người Chăm, Tạp chí của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận .

4. Nguyễn Từ Chi, (1996) Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, NXB VHTT, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật Hà Nội.

5. Tạp chí "Người đưa tin UNESCO", số 11-1989, tr. 5.

6. Nguyễn Văn Dân ( 2009 )Con người và văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, NXB khoa học xã hội,.

7. Hoàng Duy, Hội thảo quốc tế “Hướng tới việc phát triển bền vững du lịch văn hóa dựa trên cộng đồng”, Báo Tuổi Trẻ, 2007.

8. Lam Giang (1970) Panduranga sơn xuyên Ninh Thuận.

9. Nguyễn Hồng Giáp ( 2002), Kinh tế du lịch, NXB Trẻ, TPHCM.

10. Nguyễn Văn Giàu (2007) “ Ninh Thuận sau 20 năm đổi mới và phát triển”, Tạp chí Cộng Sản (775) .

11. Đỗ Thanh Hà (2004) “ Bảo tồn và phát huy văn hoá các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Cộng Sản (16) tr,49-52.

12. Lê Trung Hoa, Nguyễn Ngọc Nam, Thành Phần, Trần Đình Thân, Ngô Văn Doanh, Đình Hy, Jaya Caraih, Nguyễn Thanh Hải, Sakaya (2002), Ninh Thuận xưa và nay, Tạp chí Xưa và nay (128), tr. 15-39.

13. Tổng cục thống kê (2001), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999- kết quả điều tra toàn bộ, NXB Thống kê, Hà Nội.

14. Đinh Trung Kiên, Một số vấn đề về du lịch Việt Nam, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.

15. Đinh Trung Kiên, ( chủ biên – 2001) Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, NXB đại học Quốc Gia, Hà Nội.

16. Luật Du lịch (2005), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 17.Pháp lệnh du lịch (1999) , NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Nuyễn Hải Liên (1999), Vai trò âm nhạc trong lễ hội dân gian Chăm Ninh Thuận, Viện Âm nhạc, NXB Âm nhạc, Hà Nội.

19. Phạm Trung Lương (chủ biên - 2002 ), Tài nguyên môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục Hà Nội.

20. Phạm Trung Lương, 1997 Đánh giá tác động của môi trường trong phát triển du lịch ở Việt Nam, Trung tâm KHTN & KHQG Hà nội.

21. Phạm Trung Lương (chủ biên – 2002 ), Tài nguyên môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

22. Nguyễn Văn Lưu ( Tác giả - 2009) Thị trường Du lich NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.

23. Hà Gia Minh và Tống Minh Tân (2005) “Di sản Chăm Ninh Thuận”, Tạp chí An ninh Du lịch ( Số 5, tr.12).

24. Tổng cục Du lịch Việt Nam, Chiến lược phát triển du lịch việt nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội, 2001.

25. Thu Trang Công Nghĩa (2001) , Du lịch văn hóa ở Việt Nam , NXB Trẻ,TP. Hồ Chí Minh.

27. Trần Nhoãn (2002) Về hiệu quả kinh tế xã hội của văn hóa qua hoạt động du lịch, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật - số 4, tr.14-15.

28. Trần Nhoãn (2003), Đa dạng hóa hoạt động di tích – lễ hội qua con đường du lịch, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật- số 2 tr.58-60.

29. Lưu Quốc Sĩ (chủ biên – 1996 ), Văn hóa du lịch (tập đề cương bài giảng và tư liệu nghiên cứu về văn hóa du lịch), Trường đại học Văn Hóa, Hà Nội.

30. Võ Thị Thắng, “Pháp lệnh Du lịch – cơ sở vững chắc cho du lịch Việt Nam bước sang thế kỷ XXI”, Tạp chí Người đại biểu nhân dân số 86 ( 3-1999).

31. Đặng Quang Thành (2000) Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong kinh doanh du lịch, NXB Trẻ, TP.Hồ Chí Minh.

32. Đặng Quang Thành, Dương Ngọc Phương, (chủ biên – năm 2000) Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong kinh doanh du lịch, NXB Trẻ, TPHCM,.

33. Trần Đức Thanh (2000) , Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

34. Trần Ngọc Thêm, (chủ biên – 2001) Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB TPHCM..

35. Đoàn Thị Thanh Thúy - Mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay- Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Văn hóa học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

36. Nguyễn Đình Tư, Non nước Ninh Thuận, NXB SSM , Sài Gòn. 37. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên -1997 ), Điạ lý du lịch, NXB Tp.HCM. 38. Hoàng Vinh ( Chủ biên - năm 1996.), Một số vần đề lý luận văn hóa trong thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.

39. Bùi Thị Hải Yến (chủ biên - 2009) Tài nguyên du lịch, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

40. Ban dân tộc miền núi tỉnh Ninh Thuận, Báo cáo về tình hình dân tộc miền núi tỉnh Ninh Thuận, số 208/BC-DTMN, Ninh Thuận.

41. UBND Tỉnh Ninh Thuận ( 2008) Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội năm 2008, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2009, Ninh Thuận.

42. UBND Tỉnh Ninh Thuận (2007), Đề cương dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, Ninh Thuận.

43. UBND Tỉnh Ninh Thuận (2007), Báo cáo về việc bảo tồn và phát triển làng nghề, Ninh Thuận.

44. UBND Tỉnh Ninh Thuận (2003), Quy hoạch phát triển Du lịch Ninh Thuận đến 2010, Ninh Thuận.

45. Tỉnh uỷ Ninh Thuận, Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện thông tri 03- TT/TW về công tác đối với đồng bào Chăm….

46. Sở VH,TTDL Ninh Thuận, Báo cáo hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch năm 2009. Phương hướng, nhiệm vụ năm 2010.

47.Sở VH,TTDL Ninh Thuận, Kế hoạch phát triển ngành du lịch 5 năm giai đoạn 2011-2015.

48. Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận (2005), Niên giám thống kê, Phan Rang- Tháp Chàm, Ninh Thuận.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận (Trang 113)