3. 21 Số lượng khách du lịch
3.3.7. Giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường
3.3.7.1 Về cơ chế chính sách
Có chính sách phát triển các ngành kinh tế trọng điểm một cách hợp lý cũng như việc lựa chọn và xác định cơ cấu kinh tế phù hợp ở từng vùng lãnh thổ. Bên cạnh những biện pháp về khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đồng thời là biện pháp bảo vệ môi trường trên cơ sở phát triển bền vững theo vùng, lãnh thổ.
Có chính sách quy định về tổ chức quản lý đảm bảo cho sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong việc qản lý, khai thác tài nguyên với tổ chức thực hiện đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao đồng thời phải đảm bảo gìn giữ được tài nguyên và môi trường cho phát triển lâu dài.
Có chính sách về đầu tư và phát triển thị trường trọng điểm đã xác định, tạo điều kiện hỗ trợ cho sự phát triển các hoạt động du lịch tại các cụm và cần có những
quy định cụ thể dành cho việc phục hồi và bảo vệ tài nguyên môi trường.
Có chính sách ưu tiên miễn giảm hoặc không thu thuế trong thời gian nhất định với các hình thức đầu tư thuần tuý cho hoạt động bảo vệ môi trường của du lịch hoặc đầu tư trong các lĩnh vực khác với các công nghệ đồng bộ về bảo vệ môi trường.
Có các chính sách vĩ mô để tạo điều kiện cho làng nghề phát triển, đặc biệt chú trọng đến thành phần kinh tế tư nhân nhỏ ở làng nghề bằng các giải pháp cụ thể như chính sách thông thoáng, nguồn vốn dễ tiếp cận, hỗ trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ đào tạo nghề, giúp đỡ giải quyết ô nhiễm môi trường...
Chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch thân thiện với môi trường. Chính sách khuyến khích phát triển nghiên cứu khoa học và ứng dựng công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, đảm bảo phát triển du lịch bền vững. Khuyến khích nghiên cứu ứng dụng các công nghệ ít tiêu thụ năng lượng, nước sạch và tăng cường tái sử dụng chất
3. 3.7.2 Về tổ chức quản lý
Xây dựng nội quy, quy chế cụ thể hợp lý giữa khai thác, kinh doanh du lịch với việc bảo vệ tài nguyên môi trường với việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao dân trí, ý thức cho cộng đồng dân cư và khách du lịch.
Xác định rõ vai trò và trách nhiệm cho các cấp, các ngành và nhân dân trong nhận thức xã hội về du lịch và phát triển du lịch.
Thực hiện quản lý nhà nước ở tất cả các lĩnh vực theo pháp luật và quy chế nhằm tạo môi trường tự nhiên và nhân văn thuận lợi cho du lịch phát triển. Có hình thức thưởng, phạt nghiêm minh đối với hành vi vi phạm quy tắc bảo vệ môi trường.
Thường xuyên phối hợp với các ngành liên quan duy trì công tác giữ gìn vệ sinh an ninh trật tự tại các điểm du lịch; giải quyết dứt điểm tình trạng ăn xin, bán hàng rong, đeo bám khách hàng. Tổ chức đào tạo có hệ thống đối với lực lượng lao
động trong lĩnh vực bao gồm đội ngũ người làm chủ quản lý văn hóa, quản lý du lịch cũng như đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại các di tích bảo tàng trong các công trình văn hóa.
Phát triển các làng nghề thủ công - mỹ nghệ gắn với phát triển du lịch. Khuyến khích các cơ sở sản xuất ở làng nghề cần phải liên kết với nhau để thành những cơ sở, những doanh nghiệp mạnh tại các địa phương.
Tăng cường biện pháp quản lý trong xây dựng, phát triển và kinh doanh du lịch; chú trọng xử lý nước thải, chất thải ở các khách sạn, các điểm du lịch, khu du lịch và khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường. Áp dụng chế độ xử phạt rõ ràng đối với doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Tăng cường phối hợp với các ngành, các cấp và huy động sự tham gia đóng góp của cộng đồng dân cư trong một nỗ lực chung để đảm bảo môi trường cho phát triển du lịch.
3.3.7.3 Về bảo vệ môi trường tự nhiên
Đối với môi trường đất: Đất là loại tài nguyên không của riêng thế hệ nào, vì vậy phải đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng tài nguyên đất một cách hợp lý và hiệu quả, không làm phương hại đến quyền lợi của các thế hệ mai sau. Cần tăng cường công tác nghiên cứu đánh giá thích nghi đất đai, lập quy họach sử dụng đất và quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất theo quy hoạch. Tăng cường các biện pháp khôi phục lại hệ sinh thái và không làm suy giảm chất lượng đất, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc thu gom và xử lý rác thải. Rác thải tại các khu, điểm du lịch được các cơ sở, tổ chức, cá nhân thu gom, phân loại và được vận chuyển đến nơi xử lý tập trung tránh gây ô nhiễm môi trường.
Đối với môi trường nước mặt: Đầu tư, thiết lập 2 hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt và nước chảy trên mặt (nước mưa, nước rò rỉ). Hệ thống thu gom nước chảy trên mặt được dẫn thải trực tiếp ra môi trường bằng hệ thống cống đơn giản nhưng tuyệt đối không thải trực tiếp xuống bãi biển, các sông suối ngay tại khu du lịch. Đối với hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt được đưa về hệ thống xử lý
trong từng khu chức năng với hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sau xử lý sẽ đạt quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT trước khi thải ra môi trường.
Chuẩn bị tốt các điều kiện để ứng phó kịp thời với sự cố gây ô nhiễm môi trường nước do xăng dầu. Thường xuyên quản lý chặt chẽ môi trường nước mặt tại các bãi tắm, thực hiện các biện pháp phòng chống ô nhiễm nước ở các bãi tắm, chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để xử lý ô nhiễm nước ở các bãi tắm khi xảy ra. Đối với các sông, hồ, kênh rạch thường xuyên tổ chức nạo vét bảo đảm khả năng điều hòa nước, tránh phát sinh mùi hôi ô nhiễm và mất mỹ quan. Tất cả các cơ sở kinh doan dịch vụ ven biển phải đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, tuyệt đối không xả nước thải ra sông, biển dưới mọi hình thức.
Đối với môi trường nước ngầm: Nguồn nước ngầm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận nhìn chung khá hạn chế, cần xây dựng hệ thống dữ liệu về trữ lượng và chất lượng nước ngầm trên địa bàn tỉnh, giúp cho công tác quản lý và khai thác sử dụng theo đúng quy hoạch. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho toàn dân về tầm quan trọng của nguồn nước ngầm và ý thức trách nhiệm trong việc khai thác sử dụng tiết kiệm nguồn nước, bảo vệ nguồn nước ngầm không bị ô nhiễm.
Đối với môi trường không khí: Ninh Thuận nằm trong vùng khô hạn nhất cả nước, khí hậu gió mùa điển hình với đặc trưng là khô nóng gió nhiều. Vì vậy, nghiên cứu đặc điểm hướng gió để bố trí hợp lý các cơ sở sản xuất công nghiệp có khí thải, đảm bảo cho các khu du lịch, các bãi tắm và khu dân cư tập trung không bị ô nhiễm bởi khí thải.
3.3.8. Giải pháp về giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức
Tích cực đào tạo nguồn nhân lực làm công tác bảo vệ môi trường: Đội ngũ cán bộ quản lý phải hiểu biết pháp luật, chính sách và những qui định cụ thể về bảo vệ môi trường. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật về môi trường phải được đào tạo, tập huấn, cập nhật thông tin, có khả năng tiếp nhận công nghệ mới, hiện đại trong việc xử lý các sự cố về môi trường.
Thực hiện tốt công tác đào tạo và giáo dục du lịch: Xây dựng một đội ngũ quản lí giỏi về chuyên môn, giàu kinh nghiệm để đưa ra những định hướng, những quyết định có tính hiệu quả hơn trong công tác phát triển du lịch và góp phần vào việc bảo vệ môi trường ngày càng hiệu quả hơn. Thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân địa phương tham gia bảo vệ môi trường. Tăng cường giáo dục, ý thức của các du khách đến công tác bảo vệ môi trường. Nâng cao trình độ văn hóa du lịch, trình độ giao tiếp ứng xử đối với du khách ở mọi nơi, mọi lúc.
Tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn và giáo dục phổ cập du lịch đến toàn dân, nâng cao ý thức trách nhiệm cho toàn dân về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái. Đặc biệt đưa chương trình bảo vệ môi trường vào các cấp học như nhi đồng, cấp 1, cấp 2, Phổ thông trung học đây là các mầm non tham gia trong việc gìn giữ, bảo vệ môi trường trong tương lai. Dựng pano giáo dục ý thức văn minh du lịch tại các khu vực trung tâm của tỉnh (thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, thị trấn Khánh Hải, Phước Dân, Tân Sơn) và các đầu mối giao thông.