Đánh giá chung điều kiện và tiềm năng phát triển du lịch Ninh Thuận

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận (Trang 58)

Vị trí địa lý kinh tế: Vị trí địa kinh tế của Ninh Thuận tương đối thuận lợi cho phát triển du lịch. Nằm trong vùng Duyên hải Nam trung bộ - khu vực có tiềm năng du lịch và là điểm đến hấp dẫn của Việt Nam (Nha Trang, Phan Rang - Tháp Chàm (Mũi Né)). Ninh Thuận Tiếp giáp các điểm đến quan trọng và hấp dẫn nhất của Việt Nam: Nha Trang ở phía bắc và Phan Rang - Tháp Chàm ở phía Nam. Nằm trên tuyến giao thông quan trọng của khu vực có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế xã hội và du lịch: Quốc lộ 1A: tuyến giao thông và du lịch quan trọng nhất của Việt Nam.Quốc lộ 27: kết nối Duyên hải Nam Trung bộ với Tây Nguyên. Đường sắt xuyên Việt, Giao thông đường biển. Có mối liên hệ chặt chẽ với các hành lang kinh tế quan trọng như Hành lang kinh tế Đông Tây: Myanmar - Thái Lan - Lào - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng; Hành lang kinh tế phía nam: Thái Lan - Campuchia - Tây Ninh - TP Hồ Chí Minh - Vũng Tàu.

Yếu tố con người và bản sắc văn hóa dân tộc: Dân số trong độ tuổi lao động của Ninh Thuận chiếm tỷ trọng lớn (năm 2011 chiếm khoảng 65,9% dân số của tỉnh). Thành phần dân tộc tỉnh Ninh Thuận chủ yếu là người Kinh, Chăm, Raglai, Hoa, Kơ-ho, Chu-ru, Nùng... với nhiều truyền thống và nét văn hóa riêng, là tiềm năng phát triển các loại hình văn hóa - lịch sử. Đây là những di sản quý giá phục vụ phát triển du lịch ở Ninh Thuận.

Khó khăn

- Tài nguyên chưa thực sự nổi trội so với các khu vực lân cận.

- Cơ sở hạ tầng còn yếu kém và thiếu đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông dẫn đến các điểm du lịch của tỉnh, mật độ giao thông đường bộ trong tỉnh còn thấp, mới chỉ bằng 1/3 so với mức trung bình của cả nước, tính kết nối không cao đến vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, các vùng kinh tế còn khó khăn, miền núi, vùng sâu. - Môi trường kinh doanh và đầu tư của tỉnh tuy có được cải thiện nhưng còn thấp so với cả nước, phần nào đã cản trở quá trình thu hút đầu tư vào tỉnh.

- Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, thiếu nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng cho yêu cầu phát triển.

- Hệ thống đào tạo nghề hạn chế, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế trụ cột của tỉnh, trong đó có du lịch. - Thiếu chiến lược đầu tư phát huy hiệu quả kết nối liên kết vùng với các tỉnh trong vùng Duyên hải Nam trung bộ.

Cơ hội

- Ninh Thuận nằm liền kề với Cam Ranh, nơi có sân bay quốc tế cách 60 km,

Ninh Thuận còn có các trục giao thông nối liền với Tây Nguyên và cả nước (quốc lộ 1A, 27, đường sắt TP. Hồ Chí Minh - Nha Trang,...) và ở trong bối cảnh phát triển mới của hội nhập kinh tế quốc tế với cách nhìn mới về vị trí của Ninh Thuận trong Chiến lược biển Việt Nam thì lợi thế này là điều kiện để Ninh Thuận tham gia mạnh vào hội nhập kinh tế quốc tế, đưa Ninh Thuận trở thành một đầu mối kinh tế của vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Sân bay Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) sau khi đi vào hoạt động sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến Ninh Thuận cũng như tỉnh lân cận như Ninh Thuận.

- Du lịch biển đang là xu thế phát triển của Việt Nam và thế giới. Ninh Thuận có tiềm năng về biển, điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển.

- Ninh Thuận nằm trong khu vực đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế xã hội và du lịch và các hành lang kinh tế (đông tây và phía nam) sẽ mang đến những cơ hội lớn để phát triển du lịch.

Thách thức

Cạnh tranh gay gắt với 3 điểm đến nổi bật: điểm đến du lịch biển Nha Trang (Khánh Hòa) và Mũi Né (Bình Thuận); điểm đến nghỉ dưỡng Đà Lạt (Lâm Đồng). Trong các điểm đến trên, Ninh Thuận có thương hiệu kém nhất. Vì vậy, để phát triển du lịch đòi hỏi Ninh Thuận phải có những chiến lược cạnh tranh với các đối thủ trên. Ninh Thuận có xuất phát điểm thấp, quy mô nền kinh tế nhỏ bé, nguồn lực

hạn chế so với yêu cầu huy động đầu tư cho phát triển.

Ninh Thuận là tỉnh còn nhiều khó khăn so với cả nước về một số chỉ số phát triển kinh tế và sức cạnh tranh của nền kinh tế, nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với cả nước và các tỉnh trong khu vực Nam Trung bộ, trong khi Việt Nam nổi lên như là một nền kinh tế có thu nhập trung bình và tiếp cận một giai đoạn mới trong quá trình phát triển và các tỉnh trong vùng phát triển với tốc độ tăng trưởng cao; vì vậy đòi hỏi Ninh Thuận phải tăng cường tính kết nối với các thành phố lớn, các thị trường lớn đông dân cư.

Nhu cầu du li ̣ch thế giới có nhiều thay đổi, hướng tới những giá tri ̣ mới được thiết lâ ̣p trên cơ sở giá tri ̣ văn hoá truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ , hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiê ̣n nghi ). Du li ̣ch bền vững , du li ̣ch xanh , du lịch có trách nhiệm, du li ̣ch c ộng đồng gắn với xoá đói giảm nghèo , du li ̣ch hướng về cô ̣i nguồn , hướng về thiên nhiên là những xu hướng nổi trô ̣i . Chất lượng môi trường trở thà nh yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hưởng du lịch . Đây là thách thức vô cùng lớn về quan điểm, nhật thức và chuyên môn kỹ thuật. Du lịch Ninh Thuận nói riêng cũng như du lịch Việt Nam nói chung nếu không nắm bắt kịp xu hướng này sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu, mất thị phần và hiệu quả thấp.

Những biến đổi của xu thế phát triển du lịch trên thế giới sẽ tác động và ảnh hưởng lớn đến Việt Nam nói chung và Ninh Thuận nói riêng. Xu thế đó tạo cho Ninh Thuận có cơ hội phát triển, song cũng đặt ra những thách thức không nhỏ trong việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất, quảng bá, xúc tiến… để có thể tận dụng được cơ hội phát triển.

Thách thức giữa đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Thời kỳ tới, quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá ngày càng mạnh sẽ có những tác động không mong muốn đến môi trường như có thể gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng môi trường sống, làm mất cân bằng hệ sinh thái là thách thức không nhỏ đối với phát triển du lịch bền vững ở Ninh Thuận.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận (Trang 58)