Thời gian qua ngành du lịch Ninh Thuận đã có những cố gắng trong việc huy động tiềm năng và các nguồn lực để tập trung phát triển nguồn nhân lực du lịch. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động tăng lên rõ rệt, thể hiện rõ nét
thông qua tỷ lệ lao động được đào tạo.
Theo số liệu thống kê của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Ninh Thuận, năm 2005 cả tỉnh có 1.426 lao động trong ngành Du lịch; đến năm 2008 tăng lên 2.090 lao động, năm 2010 là 2.409 lao động. Năm 2012 là 2.733 lao động (tăng 91,0 % so với năm 2005).
Ngoài lực lượng lao động này còn có các lao động mang tính thời vụ. Các cơ sở kinh doanh sử dụng khoảng 800 lao động hợp đồng ngắn hạn và lao động phổ thông ở địa phương. Như vậy, tốc độ tăng trưởng trung bình của lao động trong giai đoạn 2005 - 2012 là 25%.
Bảng 2.4. Lao động trong ngành du lịch Ninh Thuận giai đoạn 2005 – 2012
Đơn vị tính: Người
Năm
Trình độ 2005 2006 2008 2010 2012
Đại học, cao đẳng 83 98 120 145 175
Tung cấp và sơ cấp nghề 113 145 175 195 236 Đào tạo tại chỗ (học nghề) 240 350 460 570 625
Đào tạo khác 340 520 585 623 685
Chưa qua đào tạo 650 702 750 876 1.012
Tổng 1426 1815 2090 2409 2733
Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận
Qua bảng số liệu cho thấy trình độ lao động trong ngành du lịch có tăng lên nhưng chỉ ở mức trung bình, được đào tạo về chuyên môn chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là các lao lao động phổ thổng chưa qua đào tạo, cụ thể: Trình độ đại học - cao đẳng chiếm trung bình 6,2 %, trung cấp 8,0 -10,0 %, đào tạo khác chiếm 26,3 %, còn lại là lao động trình độ sơ cấp và lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Cụ thể, theo số
liệu của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Ninh Thuận năm 2005 tổng số lao động của ngành là 1.427, trong đó: Trình độ đại học - cao đẳng là 83 người (chiếm tỷ lệ 5,8%); trình độ Trung và sơ cấp là 113 người (chiếm tỷ lệ 7,9%). Đào tạo khác là 1.230 người (chiếm tỷ lệ 86,2%). Đến năm 2008 tổng số lao động của ngành là 2.090, trong đó: Trình độ đại học - cao đẳng là 120 người (chiếm tỷ lệ 5,7%); trình độ Trung và sơ cấp là 175 người (chiếm tỷ lệ 8,4 %). Đào tạo khác là 2.035 người (chiếm tỷ lệ 85,9 %).
Đến năm 2010 tổng số lao động của ngành là 2409, trong đó: Trình độ đại học - cao đẳng là 145 người (chiếm tỷ lệ 6,0%); trình độ Trung và sơ cấp là 195 người (chiếm tỷ lệ 8,1%). Đào tạo khác là 2.096 người (chiếm tỷ lệ 86,0%). Đến năm 2012 tổng số lao động của ngành là 2.733, trong đó: Trình độ đại học - cao đẳng là 175 người (chiếm tỷ lệ 6,4%); trình độ Trung và sơ cấp là 236 người (chiếm tỷ lệ 8,6%). Đào tạo khác là 2.322 người (chiếm tỷ lệ 85,0%).