và môi trường. Từ đó mới có thể tính toán chính xác lợi ích và thiệt hại mà FDI mang lại cho nền kinh tế - xã hội.
- Nguồn vốn FDI là vô cùng quan trọng đối với tỉnh Hà Nam nói riêng, đối với các thành phố, quốc gia nói chung và nhất là các quốc gia đang phát triển. Tuy vậy, cần thận trọng, nghiêm túc trong việc chọn lọc, thu hút các dự án FDI nếu không sẽ gây ra thảm họa đối với môi trường và nền kinh tế
1.4. Tình hình nghiên cứu về FDI và đánh giá vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế, xã hội, môi trƣờng trên thế giới và ở Việt Nam kinh tế, xã hội, môi trƣờng trên thế giới và ở Việt Nam
1.4.1. Một số nghiên cứu trên thế giới về vai trò của FDI với phát triển kinh tế, xã hội hội
1.4.1.1. Các mô hình về vai trò của nguồn vốn đối với tăng trưởng
Mô hình tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế
Mô tả về mô hình
Vào cuối thế kỉ 19, cùng với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ , trường phái kinh tế tân cổ điển ra đời. Bên cạnh một số quan điểm về tăng trưởng kinh tế tương đồng cùng trường phái cổ điển như sự tự điều tiết của bàn tay vô hình, mô hình này có các quan điểm mới sau:
Đối với các nguồn lực về tăng trưởng kinh tế, mô hình nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của vốn. Từ đó họ đưa ra hai khái niệm:
+Phát triển kinh tế theo chiều sâu: tăng trưởng dựa vào sự gia tăng số lượng vốn cho một đơn vị lao động.
+ Phát triển kinh tế theo chiều rộng: tăng trưởng dựa vào sự gia tăng vốn tương ứng với sự gia tăng lao động
Để chỉ quan hệ giữa gia tăng sản phẩm và tăng đầu vào, họ sử dụng hàm sản xuất Cobb Douglass Y=F(k,l,r,t)
19
Sau khi biến đổi, Cobb-Douglass thiết lập mối quan hệ theo tốc độ tăng trưởng các biến số: g=t+ak+bl+cr
Trong đó:
G: tốc độ tăng trưởng GDP
K,l,r: tốc độ tăng của các yếu tố đầu vào: vốn, lao động, tài nguyên
T phần dư còn lại, phản ánh tác động khoa học kĩ thuật A, b, c: các hệ số, phản ánh tỉ trọng của các yếu tố đầu vào trong tổng sản phẩm: a+b+c=1
Ý nghĩa
Các nhà kinh tế học tân cổ điển đã cố gắng giải thích nguồn gốc của sự tăng trưởng thông qua hàm sản xuất. Hàm số này nêu lên mối quan hệ giữa sự tăng lên của đầu ra với sự tăng lên của yếu tố đầu vào: vốn, lao động, tài nguyên, khoa học- công nghệ. Với hàm sản xuất Cobb-douglas cho biết có 4 yếu tố cơ bản tác động đến tăng trưởng kinh tế và cách thức tác động của 4 yếu tố này là khác nhau giữa các yếu tố K, L, R và T. Họ cũng cho rằng khoa học - công nghệ có vai trò quan trọng nhất với sự phát triển kinh tế. Yếu tố khoa học công nghệ phụ thuộc rất lớn vào yếu tố vốn, sự đầu tư của các chủ thể trong nền kinh tế.
Với việc thu hút FDI,Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận với những tiến bộ khoa học công nghệ mới nhất trên thế giới, đồng thời các DN nước ngoài khi đầu vào Việt Nam sẽ mang những kiến thức, khoa học công nghệ trên thế giới để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh..
Mô hình Harrod- domar
Mô tả về mô hình
Hàm sản xuất : Y =1/k * K (1) Tiết kiệm S = s * Y (2) Vốn đầu tư : I = S (3)
Lượng vốn gia tăng : K = I - d*K ( d là tỷ lệ khấu hao) (4) Từ (2),(3),(4) ta có : K = s*Y - d*K (5)
20 Từ (1) ta có : Y= K/k (7)
Tỷ lệ tăng trưởng đầu ra : g = Y /Y = (s/k)-d
Ý nghĩa :
Dựa vào mô tả trên ta thấy nguồn gốc tăng trưởng kinh tế là do lượng vốn (yếu tố K, capital) đưa vào sản xuất tăng lên. Chúng ta có công thức: g=s/k, trong đó g là tốc độ tăng trưởng kinh tế, s là tỷ lệ tiết kiệm và k là hệ số ICOR. Công thức trên nêu lên, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc vào tỷ lệ tiết kiệm (đầu tư) và hệ số ICOR.
Vì vậy, nếu hệ số ICOR của Việt Nam là 4,8 muốn có g=8,5% thì phải tiết kiệm (đầu tư) 40,8%. nếu huy động vốn trong nước chỉ được 30% thì ít nhất phải thu hút đầu tư nước ngoài bằng khoảng 10,8%. Điều này cho thấy vai trò của FDI đối với quá trình phát triển kinh tế.
1.4.1.2. Các nghiên cứu đánh giá vai trò của FDI đối với xã hội
FDI không chỉ tác động đến kinh tế mà còn có thể tác động đến khía cạnh xã hội của nước tiếp nhận. Có rất nhiều các vấn đề xã hội mà FDI có thể có tác động lên, ví dụ: việc làm, tiền lương, điều kiện và môi trường làm việc, phúc lợi xã hội, trình độ người lao động, công bằng giới trong lao động, nhân quyền...
Các nghiên cứu về hiệu quả xã hội của FDI nhìn chung ít hơn so với các nghiên cứu về hiệu quả kinh tế. Một trong những lý do là hiệu quả xã hội thường khó đo lường hơn và dữ liệu cũng khó thu thập hơn. Các kết quả nghiên cứu tác động xã hội giống như tác động kinh tế, cũng cho các kết quả trái ngược nhau.
Về lý thuyết, doanh nghiệp FDI có thể trả lương cao hơn các doanh nghiệp trong nước để thu hút lao động giỏi và bản thân các doanh nghiệp này cũng hoạt động hiệu quả hơn. Các nghiên cứu sử dụng dữ liệu vi mô của doanh nghiệp thường ủng hộ quan điểm này, đặc biệt là ở các nước đang phát triển (Aitken, Harrison & Lipsey 1996; Braunstein & Epstein 2002; Lipsey 1999; Paus & Robinson 1998). Ví dụ, Aitken và các cộng sự chỉ ra rằng bình quân tiền công của khu vực FDI cao hơn 30% của các doanh nghiệp trong nước tại Mexico và Venezuela (tuy nhiên không đúng ở Mỹ). Tương tự, ở Indonesia, Lipsey và Sjöholm (2004) cho thấy lương của người lao động
21
trong doanh nghiệp FDI cao hơn 12%, và sự khác biệt này chủ yếu là do chất lượng lao động. Morrissey và Te Velde (2003) tìm ra kết quả tương tự cho 5 nước khu vực Châu phi nam Sahara. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho kết quả trái ngược như ở Bồ Đào Nha (Martins, 2006) và Thụy Điển (Heyman và cộng sự, 2007). Sự khác biệt về kết quả này có thể do đặc điểm khác nhau của các quốc gia, do bản chất của dòng vốn FDI.. Hiệu ứng lan tỏa về lương từ các doanh nghiệp FDI sang các doanh nghiệp trong nước được tìm thấy ở Gana (Görg và Strobl, 2005), Na Uy (Balsvik, 2006) và Brazil (Polev, 2006). Các nghiên cứu cho thấy mức độ tăng thu nhập càng lớn nếu lao động dịch chuyển càng có kỹ năng cao hay nhiều kinh nghiệm..
Doanh nghiệp FDI có thể giúp tạo ra nhiều lao động hơn cho xã hội do nhu cầu về lao động cho bản thân doanh nghiệp FDI và hiệu ứng tràn sang các doanh nghiệp trong nước với hiệu ứng tràn thu hút đầu tư. Tuy nhiên nghiên cứu về tác động của dòng vốn FDI với vấn đề việc làm cũng không cho kết luận rõ ràng. Alvarez và Görg (2007) không tìm thấy mối liên hệ này ở các nhà máy của Chilê giai đoạn 1900-2000. Tuy nhiên, kết quả khả quan hơn được tìm thấy ở Trung Quốc trong nghiên cứu của Jian (2005). Sử dụng dữ liệu trong giai đoạn 1983-2002, Jian tìm ra kết quả FDI tạo việc làm một cách trực tiếp tuy nhiên lại gián tiếp giảm lao động thông qua hiện tượng lấn át đầu tư của doanh nghiệp FDI. Kết quả tổng hợp cho thấy 1% tăng của GDP sẽ làm tăng 0,008% của tỷ lệ lao động.
Các doanh nghiệp nước ngoài mua lại các doanh nghiệp trong nước cũng có thể gây ra sự thay đổi về cơ cấu lao động trong doanh nghiệp đó. Lipsey và Sjöholm (2002) nghiên cứu hiên tượng này ở Indonesia giai đoạn 1975-1999 và phát hiện ra rằng số lượng công nhân tăng lên 38% và số lao động quản lý giảm 12% sau hai năm.
Một số nghiên cứu khác về công bằng giới dưới tác động của FDI. Seguino (2000) tìm thấy mối tương quan giữa FDI và sự khác biệt về thu nhập theo giới tính ở Hàn Quốc và Đài Loan. Hippert (2002) cho rằng lao động nữ bị đối xử không công bằng do vị trí xã hội của họ ở ác nước đang phát triển, đặc biệt là ở Mehico và ở Châu Á.1
1.4.1.3. Các nghiên cứu đánh giá vai trò của FDI đối với môi trường
22
FDI có thể có tác động đến môi trường ở nước tiếp nhận. Theo lý thuyết “thiên đường ô nhiễm”, các công ty đa quốc gia có thể tìm kiếm đầu tư vào những nước không có hoặc có hệ thống luật pháp lỏng lẻo. Mục đích là để có lợi nhuận lớn hơn nhờ vào việc tiết kiệm được tiền đầu tư vào hệ thống xử lý môi trường. Ở phía ngược lại, các nước đang hoặc kém phát triển do muốn thu hút đầu tư nước ngoài nên đã tạo nhiều ưu đãi, không đặt ra điều kiện hay buông lỏng việc quản lý về môi trường đối với các doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên cũng có những quan điểm trái ngược. Một số các nghiên không cho thấy luật lệ về bảo vệ môi trường là một yếu tố góp phần vào quyết định đầu tư của các doanh nghiệp đa quốc gia (Esty và Geradin, 1998). Hơn nữa sự ra tăng ô nhiễm môi trường ở nước tiếp nhận có thể đơn giản là do các nước này ra tăng phát triển công nghiệp và khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Lý thuyết ngược lại của “thiên đường ô nhiễm môi trường” cho rằng các nước tiếp nhận cũng nâng cao tiêu chuẩn bảo vệ môi trường để làm tăng tính cạnh tranh sản phẩm của họ trên thị trường quốc tế, đặc biệt là những nước tham gia hiệp định song phương về môi trường. Các nước nhập khẩu cũng có những tiêu chuẩn đối với hàng hóa nhập khẩu và vấn đề môi trường. Điều này buộc các doanh nghiệp FDI cũng như nước xuất khẩu phải hướng đến các tiêu chuẩn này. Hơn nữa các doanh nghiệp FDI với tiêu chuẩn môi trường cao hơn sẽ có hiệu ứng lan tỏa giúp nước tiếp nhận bảo vệ môi trường tốt hơn. Lý thuyết này phần lớn chỉ xảy ra ở ngành công nghệ cao hoặc lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng (Mabey và McNally 1999). Một nghiên cứu ở Malaysia cho thấy tác động tích cực về môi trường trong khu công nghiệp chế xuất do cách thức tổ chức của nhà quản lý đối với các quy định trong các khu chế xuất.
Các nghiên cứu thực nghiệm về lý thuyết “thiên đường ô nhiễm” cho kết quả không thống nhất. Một số nghiên cứu ủng hộ lý thuyết này. Nghiên cứu về Thái Lan của Jha và Hoffmann (UNCTAD 2011) cho rằng các nhà đầu tư di cư đến Thái Lan để tận dụng được điều 5 của Nghị định thư Montreal cho phép họ tiếp tục sản xuất với những những vật liệu gây tổn hại đến ozone. Sự tăng lên của nhập khẩu các chất liệu này trong giai đoạn 1986-1991 sau đó đã khẳng định nghi ngờ này. Zamparruti và Clavens (1993) cho rằng các nhà đầu tư không muốn đầu tư ở Trung và Đông Âu vì họ lo lắng rằng họ sẽ phải chịu trách nhiệm hoặc trả phí cho việc làm sạch môi trường. Các lĩnh
23
vực gây ô nhiễm môi trường nhiều cũng là những lĩnh vực hay được di cư như hóa học, công nghiệp nặng, khai thác tài nguyên...Điều này được tìm ra ở khá rõ ràng ở Trung Quốc, Mexico (Guoming và cộng sự, 1999) và ở 22 nước đang phát triển trong khoảng thời gian từ 1985-1990 (Kolstad và Xing, 2002). Youfou (1999) ghi nhận rằng 36% FDI vào Trung Quốc là đầu tư vào lĩnh vực nhiều ô nhiễm như in ấn, nhuộm, điện phân...2