Xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao cho lập, xây dựng và đánh giá dự án cũng như

Một phần của tài liệu Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006-2013 (Trang 93)

án cũng như làm việc trong khu vực FDI

 Nguồn nhân lực giá rẻ với trình độ tay nghề yếu, tính kỷ luật kém và thể lực không cao đã không còn là lợi thế của Việt Nam nói chung và tỉnh Hà Nam nói riêng trong công tác thu hút nguồn vốn FDI. Hiện nay các doanh nghiệp FDI ưu thích đội ngũ có tay nghề trình độ cao hơn để phù hợp với những công nghệ sản xuất ngày càng hiện đại của họ. Vì vậy để thu hút được nguồn vốn FDI có chất lượng và hiệu quả cần tăng cường công tác đạo tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực Để nâng cao tổng thể

86

trình độ và thể lực của người lao động cần nhiều thời gian và phải có chiến lược phát triển nguồn nhân lực một cách đúng đắn, hợp lý trên phạm vi toàn đất nước.

 Nhưng hiện nay trên địa bàn tỉnh có rất ít trường đào tạo nghề cho người lao động. Vì vậy trong thời gian tới, tỉnh cần nghiên cứu mở các lớp đào tạo kỹ năng tay nghề cho đội ngũ người lao động kết hợp với thực tiễn sản xuất. Đi kèm với đó tỉnh phải có sự liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để người lao động ra trường có thể không mất nhiều thời gian hoặc phải đào tạo lại để làm việc. Cần tiến hành những cuộc điều tra về thị trường giáo dục - đào tạo để xây dựng những ngành nghề đào tạo phù hợp với thị trường.

 Bên cạnh đó, do là một tỉnh nghèo, non trẻ vì thế hiện tượng lao động của tỉnh di cư sang các tỉnh lân cận để lao động, làm việc cũng là một vấn đề vô cùng nhức nhối của tỉnh trong công tác đáp ứng nhu cầu lao động cho doanh nghiệp FDI. Chính vì vậy, tỉnh cần có những chính sách, giải pháp cụ thể để thu hút trở lại lao động, giữ chân được những lao động của tỉnh, đào tạo họ trở thành lao động có trình độ phục vụ trong các doanh nghiệp FDI, thêm vào đó thu hút nguồn lao động trình độ cao của các tỉnh, đất nước khác để nâng cao chất lượng nguồn lao động của tỉnh từ đó đẩy nhanh quá trình chuyển giao công nghệ.

 Vấn đề xây dựng và đánh gíá dự án FDI cần được xem xét kỹ lưỡng hơn, đặc biệt đối với trình độ của những cán bộ quản lý, thực hiện nhiệm vụ.

 Yêu cầu các tổ chức tư vấn lập dự án và các cơ quan thẩm định dự án xác định lại nhu cầu cán bộ để có kế hoạch tuyển dụng những cán bộ có năng lực và trình độ để thực hiện công việc. Song song với đó, tiến hành xây dựng và triển khai thực hiện chương trình bồi dưỡng và đào tạo nhân tài, đặc biệt là hình thành và phát triển đội ngũ cán bộ chuyên gia.

 Xây dựng quy chế đánh giá nhân lực dựa trên cơ sở năng lực thực tế, kết quả, hiệu suất, năng suất lao động thực tế và đãi ngộ tương xứng với trình độ năng lực và kết quả công việc.

Một phần của tài liệu Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006-2013 (Trang 93)