Điều chỉnh cơ cấu FDI thu hút vào tỉnh Hà Nam theo hướng tăng cường hiện đại và nâng cao

Một phần của tài liệu Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006-2013 (Trang 92)

hiện đại và nâng cao hiệu suất

 Trong những năm tới, cần điều chỉnh chính sách thu hút FDI, hướng nguồn vốn này vào những ngành kinh doanh phù hợp với định hướng phát triển cũng như tận dụng tốt nhất lợi thế của tỉnh. Hà Nam là tỉnh làm công tác trung chuyển giữa khu kinh tế phía Bắc và miền Trung. Với vị trí thuận lợi đó kết hợp với nguồn tài nguyên dồi dào. Tỉnh cần chú trọng thu hút nguồn vốn FDI vào phát triển ngành công nghiệp phụ trợ.

 Việc phát triển công nghiệp phụ trợ vừa tận dụng được tối đa lợi thế của tỉnh đi kèm với đó là phù hợp với định hướng phát triển của đất nước trong giai đoạn tới. Thực tế hiện nay, công nghiệp phụ trợ của đất nước còn yếu vì thế không đáp ứng đủ nhu cầu của ngành công nghiệp, điều này dẫn đến việc giá trị gia tăng tạo ra trong công nghiệp Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước lân cận. Vì vậy tỉnh Hà Nam càng không thể bỏ lỡ cơ hội thu hút vốn đầu tư FDI vào phát triển ngành công nghiệp phụ trợ.

 Thực hiện các định hướng giải pháp chính, tiến bộ để điều chỉnh cơ cấu FDI thu hút vào Hà Nam.

 Xây dựng quy hoạch tổng thể, có tầm nhìn xa về phát triển vùng, gắn kết với quy hoạch phát triển ngành, trong đó có sự tính toán đầy đủ các yếu tố dân cư, đất đai,

85

điều kiện tự nhiên...đặc biệt là yếu tố về lợi thế chi phí, chất lượng nguồn nhân lực trong tương quan so sánh với các vùng, địa phương khác để đưa ra hướng đi hiệu quả nhất cho công tác thu hút FDI

 Khai thác lợi thế của một tỉnh có nền nông nghiệp lâu đời để phát triển sản xuất hàng hóa với năng suất cao, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Trong tương lai, đây là những ngành không chỉ tạo ra giá trị gia tăng cao mà là ngành phục vụ cho phát triển bền vững,

 Cần có quy định rõ ràng về công nghệ sử dụng, tỷ lệ vốn đầu tư trên một ha đất, lộ trình thời gian xây dựng công trình, đối với các dự án đầu tư, cũng như việc ban hành các chính sách khuyến khích và thu hút công nghệ cao. Cần có những quy định cụ thể cho công tác chuyển giao công nghệ, tăng cường đào tạo nguồn lao động có trình độ cao tạo tiền đề cho công tác khuyến khích các doanh nghiệp FDI tăng cường chuyển giao công nghệ.

 Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, cần quy định rõ ràng về đối tác đầu tư để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của tỉnh. Thời gian qua, dù thu hút được một lượng không nhỏ khối lượng FDI đầu tư vào địa bàn tỉnh, nhưng lại thiếu các nhà đầu tư chủ lực, xuất phát từ các quốc gia có công nghệ nguồn. Để khắc phục tình trạng trên, bên cạnh công tác sửa đổi bổ sung Luật đầu tư của nhà nước, tỉnh cũng cần đưa ra những tiêu chí cụ thể trong việc thu hút dòng vốn FDI, cần thiết kế những ưu đãi cụ thể riêng biệt để thu hút các nhà đầu tư chiến lược từ các đối tác lớn, đặc biệt là từ các công ty đa quốc gia.

Một phần của tài liệu Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006-2013 (Trang 92)