Tổng hợp chung các chỉ tiêu đánh giá vai trò FDI đối với phát triển kinh tế xã hội tỉnh

Một phần của tài liệu Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006-2013 (Trang 76)

69

Bảng 2.19: Tổng hợp chung các chỉ tiêu đánh giá vai trò FDI đối với phát triển kinh tế

- xã hội tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006-2013

STT Các chỉ tiêu Có xu hƣớng tăng Có xu hƣớng giảm Ổn định 1 NSLĐ √

2 Tốc độ tăng của chỉ số Vốn thực hiện lũy kế

của khu vực FDI/ Tổng vốn đầu tư toàn tỉnh √

3 Nộp ngân sách của khu vực FDI/ Tổng thu ngân sách toàn tỉnh

4 Vốn thực hiện lũy kế của khu vực FDI/ Tổng vốn đầu tư toàn tỉnh

5 Hệ số ngoại hối ròng trực tiếp √

6 Giá trị xuất khẩu của khu vực FDI/ Giá trị xuất khẩu toàn tỉnh

7 Giá trị xuất khẩu của khu vực FDI/ Diện tích đất khu vực FDI sử dụng

8 Tỷ lệ tăng trung bình của chỉ số Giá trị xuất khẩu của khu vực FDI/ Diện tích đất khu vực

FDI sử dụng

9 Giá trị gia tăng tạo ra bởi khu vực FDI/ Diện tích đất khu vực FDI sử dụng

10 Hệ số tạo việc làm √

11 Hệ số tạo thu nhập √

12 Tỷ lệ tăng trung bình hệ số tạo việc làm của khu vực FDI

13 Thu nhập trung bình của người lao động trong khu vực FDI

70

Nhìn Bảng 2.19 ta có thể thấy: Nhìn chung các chỉ số đánh giá tác động của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam đều có xu hướng tăng và ổn định trong giai đoạn gần đây, điều đó cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của nguồn vốn FDI vào sự phát triển chung của kinh tế và xã hội tỉnh Hà Nam. Đặc biệt là các chỉ số quan trọng như Vốn thực hiện của FDI/ Tổng vốn đầu tư toàn tỉnh, Nộp ngân sách khu vực FDI/ Tổng thu ngân sách toàn tỉnh, NSLĐ, Thu nhập của người lao động của khu vực FDI đều có xu hướng tăng. Tác động tích cực của FDI tác động tới không chỉ tới công nhân đang trực tiếp làm việc tại khu vực này mà còn tới toàn bộ nền kinh tế Hà Nam.

Tuy nhiên bên cạnh đó có 2 chỉ tiêu có xu hướng giảm đó là Tốc độ tăng của chỉ số Vốn thực hiện lũy kế của khu vực FDI/ Tổng vốn đầu tư toàn tỉnh và Hệ số tạo việc làm. Điều này đòi hỏi những biện pháp khắc phục cấp thiết từ phía các nhà quản lý tỉnh Hà Nam.

2.4. Đánh giá vai trò của FDI đối với kinh tế, xã hội và môi trƣờng tại tỉnh Hà Nam.

Dựa vào việc phân tích các chỉ tiêu đánh giá tác động của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam ở phần trên có thể đúc kết ra các thành tựu đã đạt được cũng như những điểm còn hạn chế trong việc phát huy vai trò của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với quá tình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam.

2.4.1. Thành tựu đạt được và nguyên nhân 2.4.1.1. Thành tựu đạt được 2.4.1.1. Thành tựu đạt được

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Hà Nam nói riêng.

Tuy Hà Nam mới bước đầu tham gia vào quá trình thu hút vốn FDI nhưng vai trò của FDI đã được thể hiện ở tất cả các mặt của nền kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần từng bước giúp tỉnh thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao mức sống của nhân dân trong tỉnh.

Vai trò của nguồn vốn FDI đóng góp vào tổng nguồn vốn đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh Hà Nam đang ngày một được khẳng định và đề cao hơn với số lượng vốn FDI

71

đăng ký mới cũng như giải ngân ngày càng nhiều, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu tổng nguồn vốn đầu tư tên địa bàn toàn tỉnh.

Cũng theo UBND Tỉnh Hà Nam, trong những năm qua.Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nam luôn ổn định. Tuy rằng do có sự chững lại ở những năm 2008 – nửa đầu 2009 do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng nhìn chung đến nay đã đi vào ổn định và đang bước tiếp trên đà phát triển. Trong sự phát triển chung đó, đóng góp của các ngành trong lĩnh vực có vốn đầu tư nước ngoài là không thể phủ nhận.

Vai trò của nguồn vốn FDI đối với thu ngân sách hàng năm của tỉnh Hà Nam cũng được nâng cao rõ rệt trong giai đoạn 2006-2013. Tốc độ tăng thu ngân sách của khu vực FDI dần chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng thu ngân sách của tỉnh. Nguồn thu này đã góp phần gia tăng vốn đầu tư phát triển, bổ sung nguồn vốn quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Nguồn vốn FDI không chỉ tạo ra nguồn đầu tư trực tiếp mà còn góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tư nội địa, thúc đẩy các thành phần kinh tế trong nước mở rộng đầu tư.

Vai trò của nguồn vốn FDI tới gia tăng giá trị gia tăng cũng như giá trị xuất khẩu toàn tỉnh cũng được ghi nhận với những chuyển biến tích cực. Các doanh nghiệp FDI với nguồn vốn cũng như công nghệ tiên tiến của mình ngày càng tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn, nâng cao giá trị xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp cũng như của tỉnh. Từ đó góp phần từng bước cân bằng cán cân thanh toán quốc tế của tỉnh, bằng chứng là sự chênh lệnh giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của tỉnh đã được thu hẹp tương đối nhiều trong giai đoạn gần đây. Có được kết quả khả quan đó chính là nhờ vai trò rất lớn của các doanh nghiệp FDI đóng trên địa bàn tỉnh.

Vai trò của nguồn vốn FDI đối với chế độ tiền lương, thưởng cũng như chế độ bảo hiểm cho công nhân cũng có được kết quả khả quan và tương đối ổn định. Từ đó tạo niềm tin, sự an tâm của đội ngũ công nhân để họ có thể yên tâm sinh sống, lao động trong môi trường của các công ty FDI tại tỉnh Hà Nam.

Vai trò của nguồn vốn FDI là vô cùng quan trọng với công tác chuyển giao công nghệ. Thông qua hoạt động đâu tư trực tiếp, các nhà đầu tư nước ngoài đã tiến hành chuyển giao công nghệ cho tỉnh Hà Nam. Nhờ đó, trình độ công nghệ của nhiều cơ sở

72

sản xuất của tỉnh đã được cải thiện và thay đổi đáng kể. Theo khảo sát sơ bộ, tỉnh có tới hơn 20% doanh nghiệp FDI có trình độ công nghệ thuộc loại tương đối tiên tiến, nổi bật là các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc.

Vai trò của khu vực kinh tế FDI cũng góp phần thúc đẩy tốc độ đô thị hóa, phát triển kinh tế đồng đều trong tỉnh.

Doanh nghiệp FDI còn có vai trò tạo ra tác động lan tỏa đến các thành phần khác của nền kinh tế thông qua sự liên kết giữa doanh nghiệp có vốn FDI với các doanh nghiệp trong nước. Công nghệ và năng lực kinh doanh được chuyển giao từ doanh nghiệp FDI cho các doanh nghiệp trong nước. Mặt khác, các doanh nghiệp FDI cũng tạo động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước nhằm thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Sự liên doanh, liên kết đã tạo cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam học tập kinh nghiệm quản lý, tác phong công nghiệp, tiếp thu công nghệ hiện đại.

Vai trò của khu vực FDI đối với công tác bảo vệ môi trường cũng có xu hướng thay đổi tích cực. Các doanh nghiệp FDI trên đại bàn tỉnh tuy là các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong ngành công nghiệp phụ trợ, tiểu thủ công nghiệp nhưng đều rất chú trọng tới việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải với công nghệ vừa và mới cũng như dành một phần trong tổng nguồn vốn giải ngân hàng năm để phục vụ cho công tác duy tu, bảo dưỡng cũng như vận hành hệ thống xử lý chất thải, xây dựng môi trường xanh xung quanh các KCN.

2.4.1.2. Nguyên nhân của những thành công

 Những vai trò tích cực mà khu vực FDI đã thể hiện trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian vừa qua là sự kết hợp của rất nhiều yếu tố nhưng trước hết đó là công tác chỉ đạo, điều hành sát sao, chủ động của các cấp lãnh đạo đã phát huy được nhân tố có ý nghĩa quyết định là ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm và sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành, địa phương.

 Bên cạnh đó, công tác quản lý dự án và sự phối hợp giữa các cấp, các ngành ngày càng được củng cố và tăng cường:

+ Các dự án được cấp và điều chỉnh theo đúng trình tự quy định, hướng dẫn của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các nghị định, văn bản quy phạm pháp luật liên

73

quan. Tất cả các dự án trước khi được phê duyệt chủ trương, địa điểm đều có ý kiến tham gia của các sở, ngành, địa phương liên quan. Đối với các dự án chưa có quy hoạch cụ thể, địa điểm phức tạp, cơ quan thẩm định tổ chức liên ngành đi khảo sát, kiểm tra thực địa về địa điểm thực hiện dự án.

+ Công tác thẩm tra đối tác cơ bản được thực hiện chặt chẽ thông qua phối hợp với cơ quan an ninh, các đại diện cơ quan ngoại giao tại nước ngoài, các địa phương chủ đầu tư đã thực hiện dự án và các kênh thông tin khác.

+ Các dự án được cấp mới và điều chỉnh nhìn chung đều được thực hiện đảm bảo hạn mức thời gian; có dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư sớm hơn thời gian quy định.

+ Việc định kỳ rà soát, phân loại dự án theo từng nhóm đặc biệt được quan tâm giúp công tác quản lý dự án chủ động và kịp thời có những đề xuất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, dự án và nắm được diễn biến, tình hình hoạt động của doanh nghiệp. + Tập trung làm tốt công tác quy hoạch các khu công nghiệp cũng như tiếp tục đẩy mạnh xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp như hệ thống giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc...

+ Phối hợp tốt giữa các ngành, các cấp liên quan để thực hiện có hiệu quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ giao đất cho nhà đầu tư triển khai dự án, tạo quỹ đất sạch để bố trí cho các dự án.

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư được tiếp cận với các nguồn tài chính, đất đai, dịch vụ...theo đúng quy định của pháp luật. Tổ chức đối thoại để nắm bắt tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện có hiệu quả một số cơ chế, chính sách của Chính Phủ nhằm tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp khi gặp khó khăn.

+ Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trọng hoạt động đầu tư, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư, thực hiện tốt cơ chế "một cửa" trong thực hiện các thủ tục hành chính; tăng cường đối thoại với nhà đầu tư, giải quyết dứt điểm và kịp thời những khó khăn và vướng mắc của doanh nghiệp, tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi.

74

Chính nhờ việc làm tốt các công tác trên đã đảm bảo cho việc giải ngân nguồn vốn FDI của các doanh nghiệp được thực hiện đúng theo lộ trình, tiến độ đã cam kết. Cùng với đó là việc quản lý tốt công tác thu chi của các doanh nghiệp FDI từ đó hạn chế được hiện tượng trốn thuế, chuyển giá. Từ đó đã đóng góp một lượng vốn không hề nhỏ vào tổng nguồn vốn đầu tư toàn tỉnh, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như đem về nguồn thu lớn cho ngân sách của tỉnh, góp phần tích cực vào nâng cao GTGT mà tỉnh tạo ra cũng như từng bước cân bằng cán cân thương mại của tỉnh.

 Công tác phát triển tổ thức Đảng, Đoàn thể trong doanh nghiệp FDI được quan tâm, chú trọng. Trong số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện có 6 doanh nghiệp có cơ sở Đảng, 21 tổ chức công đoàn. Trong 6 tổ chức Đảng, có 2 Đảng bộ cơ sở, 2 chi bộ cơ sở và 2 chi bộ trực thuộc với 140 Đảng viên. Thời gian vừa qua, tổ chức Đảng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, Đảng viên, quần chúng là người Việt Nam. Nội dung hoạt động chủ yếu là quán triệt Nghị quyết của cấp ủy cấp trên, động viên cán bộ, đảng viên phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, giám sát việc tuân thủ pháp luật của đối tác nước ngoài.

Bằng việc xây dựng tốt tổ chức Đảng trong doanh nghiệp FDI, các tư tưởng, đường lối chỉ đạo của Đảng, nhà nước cũng như của tỉnh đã đến gần hơn với công nhân cũng như đội ngũ lãnh đạo của các doanh nghiệp FDI. Từ đó góp phần điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp này không những ngày càng tạo ra thêm lợi nhuận cho bản thân các doanh nghiệp mà còn phù hợp với định hướng phát triển chung của tỉnh, của đất nước, làm cho khu vực FDI ngày càng nâng cao được vai trò của mình đối với phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.

 Tỉnh đã đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư hàng năm, khai thác các thị trường tiềm năng và truyền thống (khu vực Đông Bắc Á, Châu Á) đồng thời mở rộng ra các nước châu Âu và châu Mỹ, quảng bá sâu rộng hình ảnh và môi trường đầu tư của tỉnh đến các nhà đầu tư trong nước và quốc tế; xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn, là điểm đến tin cậy và thành công của các nhà đầu tư.

Chính nhờ hoạt động này đã giúp tỉnh ngày càng thu hút được những nguồn vốn lớn, có chất lượng. Chính từ tiền đề ấy, tỉnh đã có được đội ngũ doanh nghiệp FDI

75

ngày càng lớn mạnh, tiềm lực dồi dào, đóng góp vai trò ngày càng nhiều vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội chung của toàn tỉnh.

 Tỉnh ngày càng quan tâm hơn tới công tác tập trung đào tạo đội ngũ lao động có đủ trình độ, tay nghề để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động ngày càng tăng của các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án lớn trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao.

Vai trò của FDI đối với công tác chuyển giao công nghệ cũng chính nhờ hoạt động này của tỉnh mà ngày càng được khẳng định. Nhờ có đội ngũ tay nghề ngày càng cao, các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh đã dần có thể sử dụng nhiều hơn các công nghệ mới để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, người công nhân của địa phương cũng dần được giao những vị trí quan trọng hơn trong bộ máy hoạt động của các doanh nghiệp FDI. Chính từ đó đã làm cho công tác chuyển giao các công nghệ mới, tiên tiến đã được thúc đẩy nhanh hơn.

2.4.2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

FDI đầu tư vào Hà Nam vẫn còn những tồn tại như sau:

Vai trò của khu vực FDI vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của nó do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu về nguyên phụ liệu, chi tiết phụ tùng. Do vậy, doanh nghiệp FDI vẫn phải nhập khẩu. Tỷ lệ nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất. Do đó, giá trị gia tăng chưa cao. Mặt khác, các nhà đầu tư nước ngoài mới chỉ tập trung đầu tư vào áp dụng công nghệ để hoàn thiện và lắp ráp sản phẩm là chủ yếu chứ chưa đầu tư mạnh vào nghiên cứu, phát triển công nghệ và phát triển yếu tố con người.

Một phần của tài liệu Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006-2013 (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)