Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006-2013 (Trang 83)

FDI đầu tư vào Hà Nam vẫn còn những tồn tại như sau:

Vai trò của khu vực FDI vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của nó do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu về nguyên phụ liệu, chi tiết phụ tùng. Do vậy, doanh nghiệp FDI vẫn phải nhập khẩu. Tỷ lệ nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất. Do đó, giá trị gia tăng chưa cao. Mặt khác, các nhà đầu tư nước ngoài mới chỉ tập trung đầu tư vào áp dụng công nghệ để hoàn thiện và lắp ráp sản phẩm là chủ yếu chứ chưa đầu tư mạnh vào nghiên cứu, phát triển công nghệ và phát triển yếu tố con người.

 Vai trò của FDI tới việc tạo ra hiệu ứng lan tỏa tới các doanh nghiệp trong nước trên địa bàn tỉnh cũng có những tác động tiêu cực như: hầu hết năng lực tài chính của các doanh nghiệp trong nước trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, trình độ công nghệ còn thấp, năng lực quản lý không cao. Do đó, hầu hết các sản phẩm sản xuất khó cạnh tranh được về mẫu mã, thị trường...với sản phẩm của các doanh nghiệp FDI. Việc thu hút lực lượng lao động có tay nghề cao đối với các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn hơn do môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ...đều kém hơn so với các doanh nghiệp FDI.

76

Bên cạnh đó, muốn nâng cao vai trò của khu vực FDI đối với quá trình phát triển kinh tế- xã hội thì trước hết cần phải làm tốt trong công tác thu hút đầu tư FDI. Làm tốt công tác thu hút vốn FDI là thu hút được những dòng vốn FDI có chất lượng, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh từ đó tạo ra điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp FDI phát triển cũng như phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nam. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác thu hút FDI vừa qua đã bộc lộ một vài hạn chế và tồn tại sau:

 Các dự án FDI hầu hết tập trung vào những nơi có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi, do đó các đô thị lớn, những địa phương có đường giao thông, gần nguồn nguyên liệu, các khu vực có lợi thế phát triển du lịch dịch vụ là nơi tập trung nhiều dự án FDI nhất. Trong khi đó, các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, những khu vực cần được đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, mặc dù chính quyền địa phương có những ưu đãi cao hơn nhưng không được các nhà đầu tư quan tâm.

Chính vì vậy, vai trò của nguồn vốn FDI chưa thể lan tỏa tới khắp các địa phương trong tỉnh. Vai trò của nguồn vốn FDI hiện nay mới chỉ bó hẹp trong phạm vi một số địa phương có lợi thế về tự nhiên, kinh tế. Còn đối với các địa phương còn lại trong tỉnh thì vai trò của khu vực FDI tới kinh tế - xã hội của các đại phương này là khá mờ nhạt.

 Vai trò của FDI tới thay đổi cơ cấu kinh tế tỉnh chưa rõ nét vì các doanh nghiệp FDI hiện nay mới chỉ chỉ tập trung vào các ngành có khả năng sinh lợi cao, rủi ro thấp, còn các ngành, lĩnh vực an sinh xã hội, yêu cầu thời gian thu hồi vốn dài, khả năng sinh lời thấp không thu hút được sự quan tâm.

 Vai trò của FDI tới hoàn thiện cơ sở hạ tầng của tỉnh của tương đối mờ nhạt. Trên địa bàn toàn tỉnh hiện nay chưa thu hút được các dự án hạ tầng giao thông quan trọng, các dự án sử dụng công nghệ hiện đại, hàm lượng giá trị gia tăng cao.

 Vai trò của FDI tới việc tạo mới việc làm có xu hướng giảm. Ngày càng ít việc làm hơn được tạo ra trong khu vực FDI mặc dù nguồn vốn giải ngân của các dự vẫn tiếp tục tăng qua các năm.

77

 Trong số các dự án gặp vướng mắc khó khăn, nhiều dự án do những nguyên nhân khác nhau kéo dài không được giải quyết dứt điểm, triệt để gây lãng phí nguồn lực cho xã hội và ảnh hưởng tới môi trường đầu tư chung.Tiến độ thực hiện của một số dự án so với cam kết chưa đảm bảo. Trong số đó, các dự án lớn chưa triển khai đúng tiến độ cam kết.

Điều này đã làm lãng phí nguồn lực của không chỉ các doanh nghiệp FDI, hạn chế vai trò của khu vực FDI với phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh mà còn bỏ lỡ cơ hội, làm chậm tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh Hà Nam.

2.4.2.1. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

 Về cơ chế, chính sách

+ Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư, kinh doanh vẫn còn một số điểm thiếu đồng bộ và nhất quán. Vì vậy, trên thực tế vẫn tạo ra các cách hiểu khác nhau gây rất nhiều khó khăn cho việc xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng như hướng dẫn các doanh nghiệp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai dự án.

+ Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp đã được Quốc hội thông qua từ cuối năm 2005

và có hiệu lực thi hành từ 01/7/2006; Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư đã được ban hành từ cuối tháng 9/2006 nhưng nhiều Bộ, ngành liên quan chưa ban hành thông tư hướng dẫn.

+ Về chính sách ưu đãi đầu tư trong các khu công nghiệp hiện thiếu thống nhất giữa các văn bản pháp quy.

Chính vì những nguyên nhân này đã gây rất nhiều khó khăn, làm lỡ cơ hội trong công tác thu hút, cấp mới cho các dự án FDI mới, có chất lượng. Vì vậy hạn chế rất nhiều việc nâng cao vai trò của khu vực FDI tới quá trình phát triển chung của tỉnh.

 Nhóm vấn đề về quy hoạch

+ Tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành chưa theo kịp nhu cầu phát triển. Việc rà soát để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án còn chậm triển khai.

78

+ Việc hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư.

+ Sự phối hợp giữa các sở, ngành và địa phương trong công tác quy hoạch địa điểm kêu gọi thu hút đầu tư chưa thực sự hiệu quả.

+ Quy hoạch định hướng các lĩnh vực, dự án cần đẩy mạnh thu hút còn chưa được quan tâm kịp thời.

Đây là nguyên nhân làm cho vai trò của nguồn vốn FDI chưa thể lan tỏa được tất cả các địa phương trong tỉnh mà mới chỉ tập trung ở một số địa phương có lợi thế hơn về địa lý, nguồn tài nguyên.

Đây cũng đồng thời là nguyên nhân dẫn tới vai trò của nguồn vốn FDI tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh còn chậm.

 Nhóm vấn đề về cơ sở hạ tầng, đất đai

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh hiện vẫn còn nhiều bất cập, gây tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư, đặc biệt là hệ thống cấp điện, nước, đường giao thông, phục vụ nhu cầu sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa; hệ thống hạ tầng dịch vụ bổ trợ cho hoạt động đầu tư kém lợi thế so với các địa phương lân cận Hà Nội khác như Hưng Yên, Vĩnh Phúc…

+ Việc đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp chậm hơn một nhịp so với các tỉnh bạn; năng lực tài chính, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh hạ tầng của một số chủ đầu tư còn hạn chế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Hệ thống điện chưa đáp ứng tốt nhu cầu của các doanh nghiệp, cung cấp điện thường bị gián đoạn hoặc cắt không có thông báo trước. Do đó, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng lò điện và dây chuyền liên hoàn.

+ Phần lớn các doanh nghiệp FDI đã đi vào sản xuất kinh doanh ổn định đều chưa có quỹ đất để xây dựng nhà ở cho người lao động khiến cho đời sống công nhân còn gặp nhiều khó khăn.

79

+ Công tác giải phóng mặt bằng là mặt hạn chế chậm được khắc phục. Việc cập nhật các thông tin liên quan đến quy hoạch đất đai, địa điểm, giá đất,... còn thiếu, đặc biệt là việc chuẩn bị sẵn sàng “quỹ đất sạch” và các điều kiện hạ tầng đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư vẫn là những điểm yếu cần được cải thiện.

+ Về chính sách và đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng có nhiều thay đổi, chưa theo kịp diễn biến và yêu cầu; còn một số điểm chưa phù hợp, mâu thuẫn với quyền lợi của người phải đền bù di chuyển, một số quy định hướng dẫn còn phức tạp, thiếu cụ thể, khó vận dụng, làm cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, chậm trễ, bức xúc, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai của khá nhiều dự án.

 Công tác xúc tiến đầu tư

+ Chưa chuẩn bị được các quỹ đất sạch, giải phóng mặt bằng sẵn sàng để xúc tiến dự án cụ thể. Một số ngành, địa phương chưa chủ động trong công tác lập danh mục các dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài và chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện thuận lợi để tiếp nhận dự án đầu tư. Hiện nay,công tác xúc tiến đầu tư chủ yếu hướng vào các dự án theo hình thức liên doanh hoặc các dự án định hướng trong quy hoạch.

Đây là hai nhóm nguyên nhân chủ yếu làm cho các dự án FDI có chất lượng phải đắn đó khi xem xét đầu tư vào địa bàn tỉnh. Tỉnh còn thiếu rất nhiều yếu tố cơ sở hạ tầng cơ bản để có thể thu hút được các nhà đầu tư FDI cũng như chưa có sự sáng tạo, chủ động trong công tác xúc tiến đầu tư. Vì vậy các dự án trên địa bàn tỉnh hiện nay chủ yếu là các dự án vừa và nhỏ, điều này làm cho vai trò của FDI tới tổng vốn đầu tư toàn tỉnh, tổng thu ngân sách tỉnh, tới nâng cao gía trị gia tăng và giá trị xuất khẩu toàn tỉnh có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng còn chậm và chưa ổn định.

 Nhân sự

+ Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đã qua đào tạo, đặc biệt là công nhân kỹ thuật và kỹ sư ngày càng rõ rệt. Trong điều kiện nhiều dự án FDI, đặc biệt là các dự án lớn chuẩn bị đi vào triển khai thực hiện sẽ phụ thuộc khá nhiều vào lực lượng lao động các địa phương lân cận.

Vấn đề này làm cho vai trò của FDI tới chuyển giao công nghệ gặp rất nhiều khó khăn vì một điều kiện tiên quyết cho việc có thể sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại

80

của các doanh nghiệp FDI là phải có được đội ngũ công nhân chất lượng, có tay nghề cao - Điều mà tỉnh Hà Nam còn đang rất thiếu.

 Vấn đề khác

Hầu hết các lợi thế của tỉnh: than, xi măng, đã được đầu tư trong nước, đủ công suất quy hoạch, không có khả năng kêu gọi và thu hút thêm vốn FDI.

 Công tác thanh tra, kiểm tra, báo cáo

+ Thực tế cho thấy có một số dự án do việc lựa chọn mục tiêu kinh doanh và phương án sản phẩm thiếu chính xác nên sau khi được cấp giấy phép đầu tư không triển khai được hoặc sản xuất kinh doanh không có hiệu quả phải tạm dừng sản xuất hoặc xin rút giấy phép đầu tư.

+ Đội ngũ trực tiếp làm công tác quản lý dự án còn mỏng, kiêm nhiệm nhiều nội dung cũng hạn chế trong việc quản lý hậu kiểm, kiểm tra thường xuyên hoạt động của dự án.

Do hạn chế trong công tác hậu cấp phép dẫn tới việc chưa quản lý tốt được tiến độ thực hiện, giải ngân nguồn vốn của các doanh nghiệp FDI cũng chưa quản lý tốt được hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp này. Từ đó dẫn tới hạn chế vai trò của FDI đóng góp vào tổng nguồn vốn đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh.Vai trò của FDI vào nộp ngân sách nhà nước cũng tăng trưởng chậm hơn, chưa tương xứng so với những ưu đãi, điều kiện các doanh nghiệp FDI đang được hưởng.

Chính vì những khó khăn, hạn chế trên đã dẫn tới việc gặp khó khăn công việc thu hút những dự án FDI có chất lượng cũng như hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động của các dự án FDI đang triển khai trên địa bàn tỉnh. Từ đó hạn chế đóng góp, vai trò của khu vực FDI đối với sự phát triển chung kinh tế - xã hội của tỉnh. FDI được nhận định là nguồn vốn chiến lược của các nước đang phát triển để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chính vì vậy tỉnh Hà Nam cần có những giải pháp cấp thiết và hiệu quả để thúc đẩy vai trò của khu vực FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam.

81

CHƢƠNG 3: CÁC KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI KINH TẾ, XÃ HỘI TẠI TỈNH HÀ NAM ĐẾN 2020

Tuy còn bộc lộ nhiều hạn chế nhưng nguồn vốn FDI ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Hà Nam. Để ngày càng nâng cao vai trò của nguồn vốn này, tỉnh Hà Nam cần thực hiện một cách đồng bộ, có hệ thống các giải pháp sau:

3.1. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thu hút FDI thực sự có chất lƣợng

Để có thể nâng cao vai trò của FDI đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam thì trước hết tỉnh cần phải làm tốt công tác thu hút nguồn vốn FDI này.

Hà Nam là 1 tỉnh đi lên từ nông nghiệp, chính vì vậy các điều kiện về cơ sở hạ tầng, công cụ hỗ trợ cho doanh nghiệp FDI nói riêng và các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh nói chung là còn rất thiếu thốn. Cộng với thủ tục hành chính còn rườm rà, chưa có các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đủ hấp dẫn nhà đầu tư FDI. Thêm nữa là tỉnh Hà Nam từ trước đến nay đều nhận được ít sự hỗ trợ của nguồn vốn ngân sách nhà nước phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ an sinh xã hội, thu hút doanh nghiệp FDI. Chính vì những lý do trên dẫn tới nguồn vốn FDI đầu tư vào địa bàn tỉnh còn hạn chế so với tiềm năng. Để tăng cường thu hút được nguồn vốn FDI có chất lượng, tỉnh Hà Nam cần thực hiện các giải pháp cấp thiết, căn cơ như sau:

 Cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh Hà Nam, tăng sự hấp dẫn đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài.

 Phát triển các dịch vụ phục vụ cho FDI như các trung tâm giới thiệu việc làm, giới thiệu công nhân có tay nghề, cán bộ kỹ thuật, các trung tâm cung ứng vật tư. Đồng thời coi trọng việc nâng cao chất lượng các mạng lưới dịch vụ (ăn, ở, đi lại, giải trí…) trên địa bàn tỉnh để các nhà đầu tư nước ngoài an tâm làm việc lâu dài trên địa bàn tỉnh

 Cải thiện cơ sở hạ tầng trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt là những khu vực hẻo lánh, miền núi để thu hút, phục vụ cho nhà đầu từ FDI. Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện công tác quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất…Đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của tỉnh vì cơ sở hạ tầng là điều không thể thiếu để nhà đầu tư xem xét thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh. Tỉnh cần ưu tiên phần thực hiện này trước vì so với

82 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

các tỉnh thành lân cận thì cơ sở hạ tầng phục vụ an sinh xã hội cũng như phát triển kinh tế của tỉnh là yếu nhất.

Một phần của tài liệu Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006-2013 (Trang 83)