Một số nghiên cứu của Việt Nam về vai trò của FDI với phát triển kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006-2013 (Trang 31)

hội

Tại Việt Nam hiện nay, có rất ít các công trình nghiên cứu chuyên sâu về vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế, đặc biệt là vai trò của FDI đối với xã hội và môi trường gần như không có. Tuy nhiên trong năm 2012, TS. Bùi Thúy Vân trên cơ sở nghiên cứu của PGS.TS Ngô Doãn Vịnh và các cộng sự đã xây dựng nên bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả FDI ở Việt Nam. Bộ chỉ tiêu được xây dựng đã đưa ra được các công thức định lượng giúp cho nhà quản lý đánh giá một cách cụ thể hơn vai trò, hiệu quả của FDI đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội cũng như tác động của FDI tới môi trường của Việt Nam.Ưu điểm của bộ chỉ tiêu trên là: Xây dựng được mối quan hệ giữa FDI và các biến số khác, đồng thời có thể ước lượng được độ lớn của tác động cũng như kiểm định được tính hiệu quả hay mức độ tác động có tin cậy được hay không. Tuy nhiên bộ chỉ tiêu cũng có nhược điểm là: Khó đánh giá tác động trong khoảng thời gian ngắn (độ chính xác không cao); Không thể hiện được xu hướng thay đổi theo thời gian.

 Hệ thống một số chỉ số đánh giá hiệu quả của FDI đối với kinh tế, xã hội - Những chỉ số đánh giá hiệu quả FDI đối với kinh tế

+ Chỉ tiêu đánh giá hiện trạng năng suất lao động khu vực FDI

Chỉ tiêu phản ánh phần đóng góp của FDI vào tăng năng suất lao động của nền kinh tế hay nói cách khác là khu vực FDI góp bao nhiêu phần trăm vào tăng năng suất lao động của cả nền kinh tế.

24

FDI phải gắn với lựa chọn về công nghệ, tạo ra năng suất lao động ngày càng cao hơn hay nói cách khác là sự biến động về năng suất lao động phải theo chiều hướng ngày càng tăng lên kỳ sau so với kỳ trước, điều này thể hiện hiệu quả đầu tư cũng ngày càng tăng lên.

Công thức tính chỉ tiêu năng suất lao động :

NSLĐ =

Giá trị gia tăng(GTGT)

(1.1) L L

Trong đó: GTGT là giá trị gia tăng trong một thời kỳ (thời gian sử dụng để tính toán chỉ tiêu); L: Tổng số lao động tham gia vào việc tạo ra giá trị trong thời gian tính toán chỉ tiêu

Như vậy, theo công thức 1.1 thì giá trị gia tăng tạo ra từ khu vực FDI mà càng lớn thì năng suất lao động tạo ra càng cao với cùng một số lượng lao động tham gia vào quá trình tạo ra giá trị gia tăng đó.

+ Chỉ tiêu FDI đóng góp cho tổng vốn đầu tƣ xã hội

Chỉ tiêu này được đo bằng vốn FDI đầu tư trên tổng vốn đầu tư xã hội. Chỉ tiêu này cho biết vốn FDI chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng vốn đầu tư. Công thức tính:

Tỷ lệ vốn FDI =

Vốn FDI

*100% (1.2) Tổng vốn đầu tư

+ Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn FDI (ICOR)

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của một đồng vốn FDI bỏ ra là cao hay thấp. Công thức tính: ICOR = ΣI (1.3) GDPo-t-(M+N) Trong đó:

25

GDPo-t: Giá trị tăng thêm giai đoạn năm thứ 0 đến năm thứ n.

M: là giá trị tăng thêm được tạo ra bởi đầu tư của giai đoạn trước mang lại N: là giá trị tăng thêm do cơ chế, chính sách quản lý mang lại.

Hiệu suất sử dụng vốn còn được đo bằng giá trị gia tăng tạo ra trên tổng vốn FDI. Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.

Hiệu suất sử dụng vốn của khu vực FDI =

Tổng giá trị gia tăng

(1.4) Tổng vốn FDI

3

+ Hệ số hiệu suất sử dụng đất của FDI

Hệ số hiệu suất sử dụng đất của FDI được đo bằng giá trị gia tăng tạo ra trên diện tích đất sử dụng hoặc giá trị gia tăng tạo ra trên một ha đất. Chỉ tiêu này được so sánh với hiệu suất sử dụng đất của đầu tư trong nước và đo bằng phần trăm hoặc số lần. Công thức tính hiệu suất sử dụng đất của FDI: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiệu suất sử dụng đất của khu vực FDI =

Gía trị gia tăng

(1.5) Ha

Ha: diện tích sử dụng đo bằng ha.

4

+ Hiệu suất sử dụng điện năng

Hiệu suất sử dụng điện năng: đo lường lượng điện tiêu thụ của khu vực FDI được tính bằng giá trị gia tăng trên sản lượng điện tiêu thụ.

Công thức tính hiệu suất sử dụng điện năng của FDI

Hiệu suất sử dụng điện của khu vực FDI =

Giá trị gia tăng

(1.6) Số lượng điện năng tiêu thụ

+ Đóng góp của FDI cho cải tiến công nghệ

Đầu tư cho cải tiến công nghệ = Đầu tư cho R&D (1.7)

3 PGS.TS Ngô Doãn Vịnh, Đềán Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả FDI ở Việt Nam 4 PGS.TS Ngô Doãn Vịnh, Đềán Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả FDI ở Việt Nam

26

Tổng vốn FDI thực hiện

Đầu tư cho cải tiến công nghệ =

Đầu tư cho R&D

(1.8) Tổng doanh thu

 Những chỉ số đánh giá hiệu quả FDI đối với xã hội và môi trường

+ Chỉ tiêu FDI tạo việc làm hay số lao động có việc làm trực tiếp

Chỉ tiêu FDI tạo việc làm hay số lao động có việc làm: chỉ tiêu này được đo bằng số lao động có việc làm trên tổng vốn đầu tư. Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị vốn đầu tư tạo ra được bao nhiêu việc làm.

Công thức tính: LRd = Lv (1.9) Tv Trong đó:

LRd là hệ số tạo việc làm trực tiếp

Lv: là tổng số lao động có việc làm khu vực FDI Tv: tổng vốn FDI

Nếu một đồng vốn tạo ra được càng nhiều việc làm cho lao động thì đồng vốn đầu tư này càng có hiệu quả.

+ Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả FDI cho đào tạo, nâng cao tay nghề, trình độ của ngƣời lao động

Chỉ tiêu này được đo bằng vốn đầu tư dành cho đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao của FDI trên tổng vốn đầu tư FDI hoặc cũng có thể đo nếu có số liệu thống kê về trình độ lao động của người lao động trong các doanh nghiệp FDI. Các chỉ tiêu này đem so sánh với cùng chỉ tiêu của khu vực đầu tư trong nước.

27 Công thức tính: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

LQ =

Vốn đầu tư đào tạo nâng cao trình độ LĐ,đào tạo lại

(1.10) Tổng vốn FDI

LQ =

Số LĐ được đào tạo nâng cao, đào tạo ở nước ngoài

(1.11) Tổng lao động khu vực FDI

+ Mức độ lan tỏa theo kênh chuyển giao công nghệ

Khả năng hấp thu công nghệ =

Số LĐ có kỹ năng

(1.12) Tổng số lao động của các DN FDI

+ Chỉ tiêu phản ánh bảo vệ môi trƣờng của khu vực FDI

Chỉ tiêu phản ánh bảo vệ môi trường của khu vực FDI được đo bằng phần trăm vốn FDI đầu tư cho các thiết bị xử lý chất thải hoặc phần trăm vốn FDI đầu tư cho bảo vệ môi trường nói chung và so sánh với đầu tư trong nước cho bảo vệ môi trường.

ĐT cho bảo vệ MT của FDI =

Vốn ĐT cho bảo vệ MT

(1.13) Tổng vốn FDI thực hiện

Tóm lại, nghiên cứu về vai trò của FDI trên thế giới và Việt Nam cho thấy nhìn chung vai trò của FDI đối với các nước khác nhau, các khu vực khác nhau là khác nhau và phụ thuộc vào đặc điểm của quốc gia hay khu vực đó. Kết quả của đánh giá vai trò của FDI đôi khi còn do việc sử dụng các phương pháp đánh giá khác nhau. Tuy nhiên việc đánh giá vai một cách định lượng vai trò của FDI đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội cũng như tác động của FDI tới vấn đề môi trường của mỗi địa phương, mỗi quốc gia là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nó tạo tiền đề cho việc đưa ra các chính sách phù hợp, kịp thời để điều chỉnh dòng vốn FDI, tận dụng tối đa lợi ích mà dòng

28

vốn FDI mang lại cũng như dần khẳng định, nâng cao vai trò của FDI trong tổng thể nền kinh tế mỗi khu vực, mỗi quốc gia và trong tổng thể nền kinh tế thế giới.

29

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI, VAI TRÒ VÀ ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA FDI TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƢỜNG TẠI HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2006-2013

2.1. Tổng quan về sở Kế hoạch và Đầu tƣ Hà Nam

2.1.1. Vị trí, chức năng

Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, gồm: tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở địa phương; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn viện trợ phi Chính phủ; đấu thầu; đăng ký kinh doanh trong phạm vi tỉnh; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tổ chức cung ứng các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật.

Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản riêng tại Kho bạc nhà nước để hoạt động.

2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn

 Trình Ủy ban nhân dân tỉnh

 Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

 Tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh  Xây dựng quy hoạch và kế hoạch

 Quản lý đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài:

 Quản lý vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ  Quản lý đấu thầu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Quản lý doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh  Quản lý kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân  Một số chức năng khác

30

- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo quy định của pháp luật và sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Chịu trách nhiệm hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của ngành kế hoạch và đầu tư đối với Phòng Tài chính- Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực được giao.

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí.

- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các tổ chức, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Thực hiện những nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao theo quy định của pháp luật.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Sở Kế hoạch và đầu tư hà Nam bao gốm:  Ban giám đốc

 Văn phòng

31  Phòng kế hoạch Công nghiệp - Giao thông  Phòng Kế hoạch Nông Lâm nghiệp

 Phòng Kế hoạch Lao động - Văn xã  Phòng Đăng ký kinh doanh

 Thanh tra Sở

 Phòng Thẩm định và giám sát đầu tư

 Đơn vị sự nghiệp trực thuộc: Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Tư vấn phát triển

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nam

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nam

2.1.4. Tình hình hoạt động của cơ quan, đơn vị trong 03 năm vừa qua. 2.1.4.1. Công tác đấu thầu 2.1.4.1. Công tác đấu thầu

Trong năm 2011 tổng số gói thầy thực hiện đấu thầu: 391 gói thầu, trong đó:

- Dự án sử dụng vốn Nhà nước cho mục tiêu đầu tư phát triển thuộc phạm vi điều chỉnh của khoản 1 Điều 1 Luật đấu thầu là 360 gói, gồm:

32 + Dự án nhóm A: 02 gói thầu.

Tổng giá gói thầu: 147.706,0 triệu đồng. Tổng giá trúng thầu: 141.686,0 triệu đồng. Giảm giá trong đấu thầu: 21,0 triệu đồng. + Dự án nhóm B: 64 gói thầu.

Tổng giá gói thầu: 1.397.747,0 triệu đồng. Tổng giá trúng thầu: 1.388.100,0 triệu đồng. Giảm giá trong đấu thầu: 9.647,0 triệu đồng. + Dự án nhóm C: 294 gói thầu.

Tổng giá gói thầu: 1.070.916,0 triệu đồng. Tổng giá trúng thầu: 1.066.630,0 triệu đồng. Giảm giá trong đấu thầu: 4.286,0 triệu đồng.

- Dự án sử dụng vốn Nhà nước cho mục tiêu đầu tư phát triển thuộc phạm vi điều chỉnh của khoản 2 Điều 1 Luật đấu thầu là 31 gói.

Tổng giá gói thầu: 134.718,0 triệu đồng. Tổng giá trúng thầu: 134.216,0 triệu đồng. Giảm giá trong đấu thầu: 502,0 triệu đồng.

Trong năm 2012, đã tổ chức thực hiện đấu thầu 383 gói thầu với giá gói thầu được phê duyệt là 3.431.865 triệu đồng, giá trúng thầu là 3.384.954 triệu đồng, giảm giá sau khi đấu thầu là 46.912 triệu đồng, bằng 1,37% giá gói thầu được duyệt. Cụ thể: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- 30 gói thầu thực hiện đấu thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi (1 gói thầu thuộc dự án nhóm A, 6 gói thầu thuộc dự án nhóm B, 23 gói thầu thuộc dự án nhóm C).

- 26 gói thầu thực hiện đấu thầu theo hình thức đấu thầu hạn chế (1 gói thầu thuộc dự án nhóm A, 08 gói thầu thuộc dự án nhóm B, 17 gói thầu thuộc dự án nhóm C).

- 320 gói thầu thực hiện theo hình thức chỉ định thầu (6 gói thầu thuộc dự án nhóm B, 314 gói thầu thuộc dự án nhóm C).

- 6 gói thầu thực hiện theo hình thức chào hàng cạnh tranh (4 gói thầu thuộc dự án nhóm B, 02 gói thầu thuộc dự án nhóm C).

33

Trong năm 2013, đã tổ chức thực hiện đấu thầu 317 gói thầu với giá gói thầu được phê duyệt là 2.330.348,4 triệu đồng, giá trúng thầu là 2.296.672,5 triệu đồng, giảm giá sau khi đấu thầu là 33.675,9 triệu đồng, bằng 1,45% giá gói thầu được duyệt.

Cụ thể:

- 67 gói thầu thực hiện đấu thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi (6 gói thầu thuộc dự án nhóm A, 10 gói thầu thuộc dự án nhóm B, 51 gói thầu thuộc dự án nhóm C).

- 19 gói thầu thực hiện đấu thầu theo hình thức đấu thầu hạn chế (1 gói thầu thuộc dự án nhóm A, 05 gói thầu thuộc dự án nhóm B, 13 gói thầu thuộc dự án nhóm C).

- 223 gói thầu thực hiện theo hình thức chỉ định thầu (7 gói thầu thuộc dự án nhóm A, 46 gói thầu thuộc dự án nhóm B, 170 gói thầu thuộc dự án nhóm C).

Một phần của tài liệu Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006-2013 (Trang 31)