Nhu cầu nâng cao kỹ năng chăm sóc

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhu cầu hỗ trợ của người chăm sóc bệnh nhân ung thư (Nghiên cứu trường hợp tại Bệnh viện K (Trang 76)

9. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.2. Nhu cầu nâng cao kỹ năng chăm sóc

Gắn liền với nhu cầu trang bị kiến thức về bệnh ung thư, người chăm sóc cũng có nhu cầu nâng cao kỹ năng chăm sóc người bệnh một cách chuyên nghiệp. Với người chăm sóc gia đình, họ chưa từng được đào tạo bài bản về cách thức chăm sóc bệnh nhân như các y tá, điều dưỡng, hộ lý hay những người chăm sóc chuyên nghiệp khác. Hầu như họ chỉ chăm sóc người bệnh theo những kinh nghiệm được truyền lại hoặc tự tích lũy qua thời gian chăm sóc.

Những kỹ năng trong khuôn khổ đề tài này đề cập đến bao gồm: kỹ năng chăm sóc bệnh nhân trong các sinh hoạt hàng ngày; kỹ năng động viên tinh thần người bệnh; kỹ năng ứng phó với các tình huống khó khăn trong quá trình chăm sóc; kỹ năng tiếp cận và sử dụng các nguồn lực trong và ngòai bệnh viện.

Nhiều người họ đã rất thuần thục trong việc chăm sóc, động viên người bệnh, biết cách xử lý những tình huống bất ngờ xảy ra có liên quan đến bệnh. Đồng thời họ cũng biết cách tiếp cận và sử dụng các nguồn lực trong bệnh viện một cách hợp lý và hiệu quả. Chẳng hạn, họ biết rằng người bệnh ung thư trong giai đoạn truyền hóa chất rất yếu, nên cần bổ sung lượng lớn chất dinh dưỡng để đảm bảo duy trì sức khỏe cơ thể. Do đó dinh dưỡng bữa ăn được họ hết sức lưu ý.

“Kinh nghiệm thì cũng có, ví dụ khi sốt thì phải trườm khăn, cho uống thuốc hạ sốt. Chế độ ăn uống cần đảm bảo chất dinh dưỡng, ăn thức ăn có nhiều đạm như: thịt bò, thịt chó, lươn để tăng lượng bạch cầu trong máu, phải chú ý đến cả vấn đề vệ sinh cá nhân vì nhiều người bệnh nặng họ không tự làm vệ sinh được”

(PVS nữ, 25 tuổi, người chăm sóc).

Tuy nhiên, không phải tất cả người chăm sóc đều có nhận thức đúng đắn và kỹ năng thành thạo. Có người chăm sóc vẫn cho rằng ung thư có thể lây lan, nên

bên cạnh việc vệ sinh sạch sẽ đồ dùng cá nhân của người bệnh, họ còn cách ly chúng với với xung quanh.

“Kĩ năng thì chú cũng có, đồ dùng vệ sinh cá nhân phải sạch sẽ để tránh lây lan bệnh với người khác” (PVS nam, 45 tuổi, người chăm sóc)

Nguyên nhân vì họ mới tiếp nhận công việc và trước đó họ chưa từng được hướng dẫn. Bên cạnh đó, yếu tố tâm lý ngại tiếp xúc với cán bộ y tế cũng là yếu tố gây cản trở đối với họ. Từ nhận thức về bệnh chưa đúng đắn nên cách thức họ chăm sóc người bệnh cũng bị ảnh hưởng.

“Người nào nhanh nhẹn thì tìm hỏi, cũng có những người vì những lý do khác nhau mà họ không tìm, ví dụ họ thấy ngại ngùng hoặc có một khoảng cách nhất định mà họ không tìm bác sỹ, nên người ta cứ tự diễn thì không biết được. Đôi lúc thì người ta diễn sai gây đến những trục trặc khiến cho nhân viên y tế phải đi giải quyết” (PVS nam, 54 tuổi, lãnh đạo bệnh viện).

Về phía người chăm sóc tự đánh giá, có 74,4% (67/90) người cho rằng thiếu hụt kỹ năng chăm sóc cho bệnh nhân là khó khăn đối với họ; nhưng lại có tới 94,4% (85/90) người có nhu cầu được trang bị những kỹ năng tốt hơn phục vụ cho công việc chăm sóc bệnh nhân của mình. Điều này hoàn toàn không mâu thuẫn, bởi dù người chăm sóc không gặp khó khăn trong kỹ năng chăm bệnh, nhưng họ vẫn có nhu cầu được nâng cao hơn nữa về những kỹ năng chăm sóc mang tính chuyên nghiệp, để công việc chăm bệnh của họ được hiệu quả hơn. Giao tiếp tích cực với người bệnh cũng được coi là một kỹ năng quan trọng trong chăm sóc bệnh nhân. Có 80,0% (72/90) người chăm sóc cho biết họ có nhu cầu tăng cường tương tác tích cực giữa người chăm sóc với người bệnh. Hay nói cách khác, người chăm sóc có nhu cầu được hướng dẫn thêm về cách thức giao tiếp tích cực với bệnh nhân. Ngòai ra, 86,7% (78/90) người chăm sóc mong muốn cải thiện giao tiếp với cán bộ trong bệnh viện.

Người chăm sóc cũng đưa ra những hình thức hỗ trợ mà họ mong muốn nhận được. Tiêu biểu như: hội thảo tập huấn với sự hướng dẫn cụ thể của các chuyên gia

y tế; phòng tư vấn miễn phí để họ có thể tìm sự trợ giúp bất cứ lúc nào. Người chăm sóc cũng mong muốn sự hướng dẫn tận tình và thường xuyên của các bác sỹ, y tá, điều dưỡng và hộ lý trong công việc chăm sóc hàng ngày. Nhu cầu nâng cao kỹ năng chăm sóc luôn gắn với nhu cầu nâng cao kiến thức. Do vậy, các giải pháp đề xuất của người chăm sóc đối với nhu cầu này cũng tương tự như với nhu cầu về kiến thức như đã phân tích ở trên. Tương tự, các giải pháp hỗ trợ của viện nhằm đáp ứng nhu cầu này của người chăm sóc cũng được tích hợp trong các hoạt động hội thảo, tư vấn khi cung cấp kiến thức cho bệnh nhân và người chăm sóc.

Ngoài ra, người chăm sóc cũng đưa ra những góp ý cụ thể hơn về việc liên hệ và đề đạt ý kiến với các bộ bệnh viện để có được môi trường điều trị tốt nhất, chẳng hạn: kiểm tra thường xuyên hộp thư góp ý để kịp thời nắm bắt được những đề đạt, nguyện vọng của bệnh nhân và người chăm sóc; đặt thiết bị camera trong phòng điều trị cũng là một cách giúp người chăm sóc xử lý trong các tình huống cần hỗ trợ.

“Hộp thư ý kiến của bệnh viện nên có người kiểm tra thường xuyên những thư ấy, để biết được người ta mong muốn gì. Nghe có vẻ không tưởng, nhưng tối thiểu thì bệnh viện cũng nên làm điều đó. Tiếp nữa là đặt camera theo dõi trong các phòng bệnh. Không phải là theo dõi gì nghiêm trọng đâu, mà là theo dõi chính tình trạng của người bệnh. Đôi khi chỉ có 1 người chăm sóc ở cùng bệnh nhân, có tình huống bất trắc thì ai trông, ai đi gọi bác sỹ? Nên nếu có camera thì bộ phận kỹ thuật sẽ hỗ trợ người nhà gọi bác sỹ trực của phòng đó. Nếu có thể được như thế thì quá tốt. Ngòai ra thì cái camera này cũng là để chống tiêu cực nữa” (PVS nam, 29

tuổi, ngươi chăm sóc)

Nói đến kỹ năng chăm sóc tiếp cận các nguồn lực trong bệnh viện, có thể coi việc giải quyết các thủ tục hành chính cho điều trị thuộc nhóm kỹ năng này. Có 80.0% (72/90) người chăm sóc có nhu cầu được hỗ trợ trong việc liên hệ và giải quyết các thủ tục hành chính cho người bệnh. Bởi với những người mới nhập viện,

họ chưa biết quy trình cũng như địa chỉ cần tìm đến và họ cũng không biết tìm đến bộ phận nào để hỏi.

Có 72,2% (65/90) người chăm sóc cho biết họ có nhận được hỗ trợ về hướng dẫn kỹ năng chăm sóc bệnh nhân ung thư, trong đó có 8,9% (8/90) người nhận được thường xuyên. 53,3% (48/90) người nhận được sự hướng dẫn về hành chính, trong đó chỉ có 2,2% (2/90) người nhận được thường xuyên. Nhiều người chăm sóc cảm thấy khó khăn để gặp và trao đổi được với nhân viên y tế bệnh viện.

“Hỏi bác sỹ đôi khi cũng khó khăn. Lắm lúc họ mắng mình. Đành rằng mình không biết làm hỏi nhiều họ mắng, nhưng có những cái thấy oan ức, tủi thân lắm. Thôi cũng cố hiểu cho họ, một ngày quá nhiều người hỏi cùng một câu chắc họ cũng không chịu được” (PVS nữ, 52 tuổi, người chăm sóc).

Mặc dù người chăm sóc hiểu được phần nào những áp lực công việc mà các nhân viên y tế phải chịu đựng hàng ngày. Nhưng họ vẫn kỳ vọng vào một thái độ tích cực hơn từ phía đội ngũ này.

Nhìn chung, người chăm sóc gia đình đều có nhu cầu nâng cao kỹ năng chăm sóc, bởi bên cạnh những người đã quen với công việc này thì vẫn còn không ít người chăm sóc vẫn bỡ ngỡ, lúng túng trong quá trình chăm bệnh. Đồng thời họ cũng đề xuất những mong muốn về cách thức được đáp ứng nhu cầu, cũng như đưa ra những phản hồi đa chiều về sự hỗ trợ từ phía bệnh viện đối với nhu cầu này.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhu cầu hỗ trợ của người chăm sóc bệnh nhân ung thư (Nghiên cứu trường hợp tại Bệnh viện K (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)