9. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.2. Một số lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu
1.2.1. Lý thuyết vai trò
Lý thuyết vai trò chỉ ra rằng: mỗi một cá nhân đều chiếm giữ các vị trí nhất định trong cấu trúc xã hội. Mỗi vị trí đều có một vai trò gắn liền với nó. Vai trò là những khuôn mẫu ứng xử khác nhau do xã hội áp đặt cho mỗi một chức vị của con người trong xã hội đó. Vai trò có từ sự kỳ vọng của chính bản thân mỗi người hoặc từ sự kỳ vọng của người khác.[44, 168]
Nghiên cứu này ứng dụng lý thuyết vai trò để tìm hiểu và phân tích những kỳ vọng đối với vai trò của người chăm sóc ra sao, và họ đã đáp ứng những kỳ vọng đó như thế nào? Điều gì nảy sinh liên quan đến việc thực hiện các vai trò của người chăm sóc? Như vậy, đối với những người chăm sóc bệnh nhân, trong một thời điểm, họ có thể đảm nhận những vai trò khác nhau: vai trò là người thân trong gia đình đối với bệnh nhân (bố/mẹ, vợ/chồng, con cái, anh chị em…). Đồng thời và cũng gắn liền với vai trò trên, người chăm sóc còn đóng vai trò là người chăm sóc. Với vai trò này, họ được kỳ vọng là người sẽ hỗ trợ cán bộ y tế trong việc theo dõi tình trạng của người bệnh (sự kỳ vọng đến bệnh viện), hỗ trợ người bệnh trong các sinh hoạt hàng ngày như ăn, mặc, đi lại, tập thể dục, hoặc trò chuyện nâng đỡ tinh thần cho người bệnh…(sự kỳ vọng đến từ người bệnh và gia đình).
Những vấn đề có thể nảy sinh liên quan đến vai trò của người chăm sóc bao gồm:
Xung đột vai trò nảy sinh khi một vai trò không tương thích với vai trò khác.
Một người đảm nhận nhiều vai trò khác nhau, họ không thể điều tiết được hài hòa các vai trò này và gây ra xung đột giữa các vai trò đó. Không vai trò nào được thực hiện một cách hiệu quả tòan diện. Ở một chừng mực, hai vai trò nêu trên của người
chăm sóc (vai trò là người thân của bệnh nhân và vai trò là người chăm sóc bệnh nhân) có chung những kỳ vọng, nên về cơ bản không nảy sinh mâu thuẫn vai trò. Tuy nhiên, ngòai hai vai trò này, người chăm sóc còn có những vai trò khác trong gia đình và ngòai xã hội. Khi quỹ thời gian dành cho việc chăm sóc bệnh nhân quá lớn, người chăm sóc xao lãng những vai trò khác, điều đó sẽ dẫn đến những xung đột giữa các vai trò. Chẳng hạn: một cá nhân vừa đóng vai trò là người chăm sóc mẹ trong bệnh viện, vừa giữ vai trò là người mẹ của hai con cô ở nhà, vừa là người nhân viên tại cơ quan làm việc. Với ba vai trò trên và quỹ thời gian cũng như sức lực hiện tại, cô khó có thể thực hiện được tốt tất cả vai trò đó. Điều này sẽ khiến cho những vai trò này xung đột với nhau. Trong một thời điểm nào đó, cô chỉ có thể lựa chọn thực hiện tốt được một vai trò trong số ba vai trò trên.
Căng thẳng vai trò: Với vai trò là người chăm sóc, các cá nhân phải chịu
những áp lực không nhỏ bởi những kỳ vọng gán cho vai trò đó quá lớn khiến cá nhân đó không thể thực hiện được một cách hiệu quả như mong muốn.
Sự mơ hồ về vai trò xuất hiện khi người chăm sóc không chắc chắn về vai
trò mà mình đang đảm nhận cũng như kỳ vọng của người khác về vai trò này. Đối với chăm sóc, sự mơ hồ vai trò xuất hiện khi họ không biết những công việc mà mình phải thực hiện là gì hoặc không biết thực hiện công việc đó như thế nào. Chẳng hạn: người chăm sóc không biết cách giải quyết các thủ tục hành chính cho người bệnh, không biết tìm kiếm những nguồn lực hỗ trợ, không biết phải trao đổi với bác sỹ về tình trạng bệnh nhân ra sao. Sự mô hồ này thường xảy ra với những người mới bắt đầu công việc chăm sóc bệnh nhân.
Khi những vấn đề liên quan đến việc thực hiện vai trò nảy sinh thì những nhu cầu hỗ trợ của người chăm sóc cũng bắt đầu xuất hiện. Họ cần có người định hướng và chỉ dẫn cho họ trong công việc chăm sóc bệnh nhân ra sao. Đồng thời họ cũng gặp phải những căng thẳng tâm lý cần được tham vấn; và những nhu cầu khác. Việc trợ giúp người chăm sóc giải quyết nhu cầu cũng góp phần giúp họ thực hiện tốt hơn vai trò của mình.
1.2.2. Lý thuyết nhu cầu
Tiếp cận theo lý thuyết nhu cầu là một trong những hướng tiếp cận thuộc trường phái nhân văn hiện sinh. Theo quan điểm này, con người được nhìn nhận và đánh giá cao về khả năng của họ, bản thân họ có thể tự quyết định được cuộc sống của mình. Đối với cách tiếp cận của lý thuyết nhu cầu của Maslow, con người cần được đáp những nhu cầu theo từng thang bậc từ thấp đến cao mà trước hết là những nhu cầu cơ bản. Việc đáp ứng nhu cầu có ý nghĩa rất quan trọng đối với từng cá nhân thân chủ, bởi nhu cầu chi phối mạnh mẽ đến tâm lý và hành vi con người. Nếu nhu cầu không được đáp ứng, ắt sẽ nảy sinh những vấn đề liên quan đến sự tồn tại của cá nhân đó cũng như những cá nhân khác xung quanh.
Cho đến nay, lý thuyết nhu cầu của Maslow vẫn có giá trị ứng dụng rất lớn trong nghiên cứu cũng như trong hoạt động thực hành trực tiếp của Công tác xã hội. Tháp nhu cầu của Maslow gồm 5 bậc thang theo thứ tự [32]
Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản: thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi
Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn: cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo
Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và thuộc về: muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu. Tầng thứ tư: Nhu cầu được tôn trọng: cần có cảm giác được tôn trọng, kinh
mến, được tin tưởng
Tẩng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân: muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành đạt
Theo ông, sự thỏa mãn nhu cầu ở những tầng thấp là nền tảng cho sự nảy sinh và thỏa mãn nhu cầu ở những tầng tiếp theo. Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thoả mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc
cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thoả mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới (phía đáy tháp) đã được đáp ứng đầy đủ.
Bất cứ ai khi tham gia vào các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày đều có những nhu cầu nhất định, người chăm sóc bệnh nhân ung thư cũng như vậy. Trong quá trình chăm sóc người bệnh, họ nảy sinh những nhu cầu cần được trợ giúp. Nếu nhu cầu được thỏa mãn thì sẽ tạo cảm giác thỏai mái và an tòan; ngược lại, nếu nhu cầu bị bỏ quên, không được đáp ứng thì sẽ gây ra hậu quả nhất định. Ở một góc độ nào đó, có thể coi nhu cầu như là động lực chi phối hoạt động của con người. Với người chăm sóc, nhu cầu không chỉ xuất phát từ cá nhân họ mà còn từ mong muốn những điều tốt đẹp cho người bệnh mà họ đang chăm sóc. Việc nhu cầu của họ được đáp ứng hay không được đáp ứng sẽ ảnh hưởng không chỉ đến bản thân người chăm sóc mà còn ảnh hưởng đến bệnh nhân mà họ đang chăm sóc.
Công tác xã hội khi tham gia trợ giúp cho những người chăm sóc cần đánh giá chính xác nhu cầu của thân chủ là gì và họ mong muốn được đáp ứng ra sao. Để làm được điều đó, nhân viên xã hội cần có những kỹ năng lắng nghe và thấu cảm thật tốt để hiểu được đúng những mong muốn của người chăm sóc. Nhân viên Công tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người chăm sóc thỏa mãn nhu cầu, nhưng thân chủ là trọng tâm trong việc giải quyết vấn đề của họ - đó là một khía cạnh mà cách tiếp cận này nhấn mạnh.
1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
* Tổng quan đặc điểm địa bàn thành phố Hà Nội
Hà Nội là thủ đô của Việt Nam hiện nay, là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích với 3328,9 km2, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với 6.699.600 người (2011). Nằm giữađồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. [26]
Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc,
Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.
Các thống kê trong lịch sử cho thấy dân số Hà Nội tăng nhanh trong nửa thế kỷ gần đây.Trong suốt thập niên 1990, cùng việc các khu vực ngoại ô dần được đô thị hóa, dân số Hà Nội tăng đều đặn, đạt con số 2.672.122 người vào năm 1999.Sau đợt mở rộng địa giới gần đây nhất vào tháng 8 năm 2008, thành phố Hà Nội có 6,233 triệu dân và nằm trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới [16]. Theo kết quả cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số Hà Nội là 6.451.909 người, dân số trung bình năm 2010 là 6.561.900 người. Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 1.979 người/km². Mật độ dân số cao nhất là ở quận Đống Đa lên tới 35.341 người/km², trong khi đó, ở những huyện như ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ dưới 1.000 người/km². Năm 2009, dân số thành thị là 2.632.087 chiếm 41,1%, và 3.816.750 cư dân nông thôn chiếm 58,1%. [23]
Hà Nội là một trong những trung tâm kinh tế lớn ở nước ta. Năm 2007, GDP bình quân đầu người của Hà Nội lên tới 31,8 triệu đồng, trong khi con số của cả Việt Nam là 13,4 triệu. Hà Nội là một trong những địa phương nhận được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhiều nhất, với 1.681,2 triệu USD và 290 dự án. Thành phố cũng là địa điểm của nhiều văn phòng đại diện nước ngoài, tập trung các khu công nghiệp và hàng vạn cơ sở sản xuất công nghiệp. Nhưng đi đôi với sự phát triển kinh tế, những khu công nghiệp này đang khiến Hà Nội phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường. Bên cạnh những công ty nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hà Nội. Năm 2003, với gần 300.000 lao động, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 77% giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố. Ngoài ra, 15.500 hộ sản xuất công nghiệp cũng thu hút gần 500.000 lao động. Tổng cộng, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 22% tổng đầu tư xã hội, hơn 20% GDP, 22% ngân sách thành phố và 10% kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội.
Sau khi mở rộng địa giới hành chính, với hơn 6 triệu dân, Hà Nội có 3,2 triệu người đang trong độ tuổi lao động. [18] Mặc dù vậy, thành phố vẫn thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao. Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải đào tạo lại, cơ cấu và chất lượng nguồn lao động chưa dịch chuyển theo yêu cầu cơ cấu ngành kinh tế. Hà Nội còn phải đối đầu với nhiều vấn đề khó khăn khác.
Về Y tế: Theo con số của Tổng cục Thống kê Việt Nam thì năm 2010, thành phố Hà Nội có 650 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sở Y tế thành phố, trong đó có 40 bệnh viện, 29 phòng khám khu vực và 575 trạm y tế. Số giường bệnh trực thuộc sở Y tế Hà Nội là 11.536 giường, chiếm khoảng 1/20 số giường bệnh toàn quốc; tính trung bình ở Hà Nội 569 người/giường bệnh so với 310 người/giường bệnh ở Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều bệnh viện 1 giường bệnh có đến 2-3 bệnh nhân nằm điều trị là thường xuyên gặp.[26]
Cũng theo thống kê năm 2010, thành phố Hà Nội có 2.974 bác sĩ, 2.584 y sĩ và 3.970 y tá. Do sự phát triển không đồng đều, những bệnh viện lớn của Hà Nội, cũng là của cả miền Bắc, chỉ tập trung trong khu vực nội ô thành phố. Các bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai, Nhi Thụy Điển và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đều trong tình trạng quá tải. Cùng với hệ thống y tế của nhà nước, Hà Nội cũng có một hệ thống bệnh viện, phòng khám tư nhân đang dần phát triển. Năm 2007, toàn thành phố có 8 bệnh viện tư nhân với khoảng 300 giường bệnh. Theo đề án đang được triển khai, đến năm 2010, Hà Nội sẽ có thêm 8 đến 10 bệnh viện tư nhân. Khi đó, tổng số giường bệnh tư nhân sẽ lên tới khoảng 2.500 giường.[26]
Hà Nội cũng được coi là nơi tập trung nhiều bệnh viện có chức năng thăm khám và điều trị cho các bệnh nhân ung thư. Có thể kể đến những bệnh viện tiêu biểu như: Bệnh viện K (hiện nay đã và đang được mở rộng thành 3 cơ sở để giảm tải tình trạng quá tải bệnh nhân tập trung vào một địa điểm), Bệnh viện ung bướu Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y, Bệnh viện Nhi TW … Những cơ sở này đang không ngừng hoạt động hết sức lực để phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh của người dân thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.
Không chỉ riêng lĩnh vực y tế, mà trong nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội cũng đều cần đến sự tham gia của đội ngũ những người làm Công tác xã hội. Hiện nay, ở miền Bắc nước ta, Hà Nội là nơi tập trung đông nhất các trung tâm cung ứng dịch vụ Công tác xã hội của cả trong và ngoài nhà nước. Thành phố cho đến nay đã thành lập được hơn 26 trung tâm liên quan đến Công tác xã hội, bao gồm: 13 trung tâm nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội, 5 trung tâm điều dưỡng người có công và 9 trung tâm giáo dục, cái nghiện, chữa trị bệnh cho những người nhiễm HIV. Ngoài ra còn có nhiều những trung tâm, tổ chức phi chính phủ hoặc tư nhân hoạt động trợ giúp cá nhân và nhóm. Dù mới phát triển, nhưng ngành nghề Công tác xã hội của Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu nhất định.
* Tổng quan đặc điểm Bệnh viện K.
Lịch sử hình thành và phát triển
Bệnh viện K (tiền thân là Viện Radium Đông Dương từ năm 1923) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế, Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao về chuyên môn của ngành Ung thư, được sự đồng ý của Chính phủ, ngày 17/7/1969, Bộ Y tế ra Quyết định số 711/BYT-QĐ thành lập Bệnh viện K và được xác định lại theo Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15/5/2003 của Chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng, có trụ sở làm việc tại thành phố Hà Nội.Từ đây, ngành nghiên cứu và chữa trị bệnh ung thư Việt Nam cũng đã bắt đầu bước sang một giai đoạn mới, góp phần đắc lực trong việc phục vụ sức khoẻ cho các tầng lớp nhân dân. [25]
Giám đốc đầu tiên của Bệnh viện K là bác sĩ Phạm Thụy Liên, Phó giám đốc là bác sỹ Lương Tấn Trường với tổng số cán bộ nhân viên gồm 68 người. Tuy điều kiện làm việc khó khăn, y cụ thiếu thốn, các y bác sỹ, cán bộ Bệnh viện K đã cố gắng hết mình, tận tâm, tận lực với nghề, sáng tạo ra nhiều phương pháp để khám chữa bệnh phục vụ sức khỏe nhân dân, góp phần chi viện cho tiền tuyến, đào tạo