Một số khuyến nghị về giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ ngƣờ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhu cầu hỗ trợ của người chăm sóc bệnh nhân ung thư (Nghiên cứu trường hợp tại Bệnh viện K (Trang 99)

9. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2.Một số khuyến nghị về giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ ngƣờ

chăm sóc bệnh nhân ung thƣ của Nhân viên xã hội.

Để nâng cao hiệu quả của hoạt động hỗ trợ người chăm sóc bệnh nhân ung thư hiện nay tại Bệnh viện K, cần tiến hành đồng thời, kết hợp những giải pháp cần thiết để mang lại hiệu quả đồng bộ. Từ việc phân tích kết quả khảo sát nhu cầu và các hoạt động hỗ trợ đã được thực hiện tại bệnh viện, nghiên cứu đưa ra một số những khuyến nghị về giải pháp như sau:

Bổ sung nguồn nhân lực công tác xã hội

Một trong những yếu tố dẫn đến hạn chế của các hoạt động hỗ trợ hiện tại của Bệnh viện K là do thiếu đội ngũ nhân viên công tác xã hội. Do đó, cần bổ sung nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực trợ giúp công tác xã hội vào đội ngũ hỗ trợ của bệnh viện. Những lợi ích mang lại từ sự thay đổi này bao gồm: Thứ nhất, đội

ngũ nhân viên xã hội sẽ khắc phục những hạn chế đang tồn tại trong hoạt động hỗ trợ bệnh nhân và người chăm sóc của bệnh viện. Thứ hai, nhân viên xã hội được

năng can thiệp một cách chuyên nghiệp nhằm giúp bệnh nhân và người chăm sóc một cách hiệu quả nhất.

Số lượng nhân viên xã hội cần bổ sung cho bệnh viện là một vấn đề cần được đề cập. Dĩ nhiên, điều này còn phụ thuộc vào kế hoạch của nhà nước và biên chế. Song, người nghiên cứu cho rằng để đáp ứng được tốt nhất những nhu cầu của bệnh nhân và gia đình ngày càng tăng lên, trung bình mỗi Khoa điều trị cần có một nhân viên công tác xã hội.

Trong lĩnh vực hoạt động này, Nhân viên xã hội đóng vai trò là: - Người cung cấp dịch vụ trực tiếp

- Người điều phối và quản lý trường hợp - Người hướng dẫn

- Người tham vấn

Vai trò Công tác xã hội trong lĩnh vực trợ giúp người chăm sóc bệnh nhân cũng giống như trong các lĩnh vực khác của ngành. Nhân viên xã hội cần trải qua các bước trợ giúp cơ bản như: thiết lập mối quan hệ, đánh giá các nhu cầu, lập kế hoạch thực hiện và theo dõi kế hoạch can thiệp. Nhân viên xã hội cũng thực hiện kế hoạch này giống như với những nhóm can thiệp khác. Tuy nhiên, cũng có một số điều chỉnh về vai trò và trách nhiệm khi thực hiện công tác giúp đỡ. Bởi ở đây, Nhân viên xã hội giúp đỡ đối tượng trực tiếp là nhóm những người chăm sóc bệnh nhân, nhóm bệnh nhân là đối tượng hưởng lợi gián tiếp. Các công việc của Nhân viên Xã hội cũng tương ứng với những vai trò đó.

Trong vai trò cung cấp dịch vụ trực tiếp, Nhân viên xã hội trợ giúp người

chăm sóc gia đình trong vấn đề chăm nom bệnh nhân. Nhân viên xã hội cung cấp cho gia đình người bệnh những dịch vụ để họ lựa chọn sao cho phù hợp với yêu cầu và điều kiện gia đình. Chẳng hạn, người chăm sóc gặp khó khăn về thời gian chăm sóc người bệnh; đồng thời họ cũng không biết tìm kiếm người chăm sóc thay thế ở đâu, Nhân viên xã hội có thể giới thiệu và cung cấp dịch vụ cho họ dựa trên những

nguồn lực có được. Đồng thời, Nhân viên xã hội cũng là một nguồn lực hỗ trợ trực tiếp trong việc chăm sóc bệnh nhân ở tại bệnh viện và tại nhà.

Vai trò điều phối và quản lý trường hợp: Nhân viên xã hội là người kết nối

và điều phối mối quan hệ giữa các nguồn lực và người chăm sóc. Đối với những người chăm sóc là nhân viên của bệnh viện, việc quản lý và bảo vệ quyền lợi của người chăm sóc cũng như đảm bảo lợi ích của người hưởng dịch vụ (bệnh nhân và gia đình) là một nhiệm vụ quan trọng, để công việc có thể diễn ra thuận lợi hơn, tránh được những xung đột không đáng có. Bên cạnh đó, Nhân viên xã hội là người quản lý các ca bệnh, vì vậy người chăm sóc và nhân viên xã hội cần thường xuyên trao đổi với nhau để nắm bắt kịp thời và có những giải pháp chăm sóc phù hợp cho bệnh nhân.

Vai trò là người hướng dẫn: Hướng dẫn đầu tiên liên quan đến các thủ tục

hành chính khi bệnh nhân mới nhập viện cho đến khi ra viện. Đó là một trong những công việc cơ bản của nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện đảm nhận. Bên cạnh đó, không phải tất cả người chăm sóc bệnh nhân đều có đầy đủ các kiến thức và kỹ năng chăm sóc người bệnh. Hiện tại ở Việt Nam chưa có nhiều những lớp tập huấn cho người chăm sóc một cách bài bản, có chứng chỉ hành nghề. Người chăm sóc được thuê vẫn chưa thực sự mang tính chuyên nghiệp; nhiều người chăm sóc gia đình chưa biết chăm sóc người bệnh cho đúng cách. Vì vậy, Nhân viên xã hội cần tổ chức các lớp hoặc các buổi tập huấn, hướng dẫn và hỗ trợ cho họ các kiến thức và phương pháp chăm sóc bệnh nhân, cũng như trang bị cho họ những kỹ năng trong giao tiếp với người bệnh. Công việc hướng dẫn có thể được thực hiện trực tiếp bởi nhân viên xã hội hoặc thông qua kết nối đến các chuyên gia Y tế khác.

Vai trò tham vấn: Người chăm sóc thường gặp phải những khó khăn về thể

chất, tâm lý do áp lực từ việc xung đột hay căng thẳng vai trò. Bởi vậy, họ cũng có nhu cầu được hỗ trợ nhằm giải tỏa những vấn đề đó, tránh những nguy cơ dẫn đến stress và bệnh tật với người chăm sóc. Đôi khi chúng ta tập trung quá nhiều vào can thiệp với người bệnh, mà quên đi những nhu cầu của người chăm sóc, trong khi họ

rất cần được tham vấn để giải quyết cho những vấn đề thuộc về cá nhân. Khi người chăm sóc có được sức khỏe và tinh thần cân bằng, thoải mái, việc chăm sóc người bệnh cũng sẽ hiệu quả hơn. Như vậy, công tác trợ giúp của Nhân viên xã hội mang lại hiệu quả kép: trực tiếp đối với người chăm sóc và gián tiếp với bệnh nhân. Không chỉ dừng lại ở đó, hỗ trợ tâm lý đối với người chăm sóc còn được thực hiện ngay cả khi bệnh nhân qua đời. Cũng như đối với người bệnh phải đối diện với cái chết của chính mình, thì người chăm sóc cũng phải đối diện với mất mát người thân của họ. Người chăm sóc có nguy cơ bị sang chấn, khủng hoảng tâm lý. Nhân viên xã hội khi đó vẫn tiếp tục can thiệp hỗ trợ gia đình người bệnh ổn định lại cuộc sống sau khi bệnh nhân qua đời.

Nhân viên xã hội có những vai trò và phương pháp hỗ trợ riêng biệt, song họ không làm việc độc lập, tách rời mà có sự phối hợp với các thành viên khác trong nhóm hỗ trợ đa thành viên (bao gồm: bác sỹ, điều dưỡng, nhà tâm lý, nhân viên xã hội…). Tuy không tham gia vào hoạt động điều trị bằng y học, nhưng Nhân viên xã hội là người hỗ trợ về mặt tâm lý – xã hội tích cực cho người bệnh và gia đình. Đồng thời kết nối họ với các thành phần khác trong nhóm hỗ trợ, cũng như với các nguồn trợ giúp khác (nếu cần). Nói chung, Nhân viên xã hội có vai trò thúc đẩy và giúp cho quá trình điều trị được hiệu quả hơn. Song cũng có những trường hợp bệnh nhân không qua khỏi căn bệnh, họ đang đứng trước cái chết. Khi đó, Nhân viên xã hội là người hỗ trợ tâm lý cho người chăm sóc, giúp họ đối diện với sự qua đời của người bệnh.

Phương pháp ứng dụng bao gồm: công tác xã hội cá nhân và Công tác xã hội nhóm. Nhân viên xã hội ứng dụng phương pháp can thiệp cá nhân trong trường hợp mỗi người chăm sóc có những vấn đề khác nhau cần trợ giúp. Khi đó, phương pháp cá nhân sẽ giúp nhân viên xã hội tìm hiểu và can thiệp sâu hơn với từng trường hợp cụ thể. Từ đó giải pháp hỗ trợ sẽ thiết thực và hiệu quả hơn cho thân chủ đó. Phương pháp Công tác xã hội nhóm được sử dụng khi từ hai người chăm sóc trở lên gặp vấn đề tương tự nhau. Tùy vào từng vấn đề mà những người chăm sóc gặp phải mà nhân viên công tác xã hội lựa chọn hình thức nhóm can thiệp sao cho phù hợp.

Nhóm hỗ trợ1 và nhóm giáo dục2 được coi là những loại hình nhóm can thiệp phù hợp nhất với người chăm sóc bệnh nhân.

Nhóm hỗ trợ bao gồm những người cùng làm nhiệm vụ chăm sóc bệnh nhân. Có thể có nhiều nhóm khác nhau, dựa trên đặc điểm bệnh nhân. Ví dụ: nhóm những người chăm sóc bệnh nhân ung thư gan; nhóm những người chăm sóc bệnh nhân ung thư vú… Ở đây các thành viên được chia sẻ và cung cấp kiến thức, kinh nghiệm chăm sóc người bệnh (trên cơ sở bệnh nhân cùng nhóm bệnh). Đồng thời họ cũng được chia sẻ và giải tỏa những khó khăn của mình. Nhóm có thể họp hàng tuần, hay hàng tháng … tuỳ vào điều kiện và yêu cầu. Khi người chăm sóc đến sinh hoạt nhóm, họ được đảm bảo rằng có người chăm sóc thay thế để họ có thể yên tâm tham gia sinh hoạt.

Nội dung chính của buổi họp nhóm là các thành viên chia sẻ khó khăn, nhu cầu và thông tin cần thiết. Thông thường trong một nhóm các thành viên có kinh nghiệm và độ tuổi khác nhau. Có những người đã làm lâu năm, nhưng cũng có người chỉ vừa mới bắt đầu công việc. Họ có nhu cầu chia sẻ và được chia sẻ với nhau những kiến thức, kinh nghiệm trong chăm sóc người bệnh.

Không chỉ thảo luận về kỹ năng chăm sóc bệnh nhân, nhóm còn có nhu cầu chia sẻ về cách quản lý cuộc sống và tự chăm sóc bản thân mình. Họ muốn tìm mọi cách chăm sóc tốt cho người thân của mình, nhưng cũng không muốn từ bỏ nhu cầu cá nhân. Những điều này đôi khi mâu thuẫn nhau khiến người đó căng thẳng vai trò. Họ cũng cần giúp đỡ trong viêc ứng xử với các thành viên khác trong gia đình, hàng xóm, bác sỹ…. Nhóm cũng chia sẻ với nhau cách thức ứng phó với các tình huống

11

Nhóm hỗ trợ là loại hình hoạt động nhóm đặt trọng tâm vào xây dựng môi trường thuận lợi giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi kinh nghiệm ứng phó với các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống

2

Nhóm giáo dục là loại hình nhóm áp dụng với mục tiêu cung cấp thông tin, kiến thức và kỹ năng về những

xảy ra trong thực tế: xung đột, khủng hoảng… Từ đó nhân viên xã hội và nhóm thân chủ sẽ cùng nhau tìm ra cách giải toả.

Trong quá trình hoạt động nhóm, Nhân viên xã hội sẽ đánh giá được nhu cầu của người chăm sóc và người bệnh để có thể giới thiệu cho họ nguồn hỗ trợ của cộng đồng và các nguồn giúp đỡ khác, để đáp ứng nhu cầu của người chăm sóc.

Bên cạnh hoạt động chia sẻ của các thành viên, Nhân viên xã hội cũng có thể chia sẻ hoặc mời các chuyên gia có kiến thức trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân thuộc nhóm bệnh mà những người chăm sóc đang chăm nom đến truyền đạt, cung cấp kiến thức cho người chăm sóc, để họ biết cách chăm sóc cũng như ứng phó với các tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày khi chăm sóc người bệnh. Như vậy, những buổi họp nhóm sẽ trở nên có ý nghĩa hơn nữa, đặc biệt ở Việt Nam, khi phần đa những người chăm sóc còn thiếu kiến thức về căn bệnh này.

Kết hợp với những hoạt động trên, việc giúp cho người chăm sóc giải trí cũng khá quan trọng. Với nhiều người thì đây là hoạt động xã hội duy nhất mà họ tham gia. Hoạt động này giúp cho những người chăm sóc cảm thấy thoải mái, thư giãn hơn.

Hoạt động nhóm theo mô hình hỗ trợ và giáo dục rất thiết thực. Tuy nhiên nhân viên xã hội cũng phải tính đến những khó khăn, cản trở họ khi tham gia nhóm để có những ứng biến và hỗ trợ cho phù hợp. Chẳng hạn sắp xếp người chăm sóc thay thế trong thời gian người chăm sóc gia đình tham gia buổi sinh hoạt nhóm.

Xây dựng Phòng công tác xã hội trong bệnh viện

Mô hình phòng Công tác xã hội mới chỉ áp dụng ở một vài bệnh viện trong cả nước, tiêu biểu như Bệnh viện Nhi TW. Nhiều bệnh viện chưa có chức danh chuyên môn về Công tác xã hội và các biện pháp trị liệu xã hội. Vì vậy, song song với giải pháp bổ sung ngồn nhân lực Công tác xã hội, cần xây dựng một phòng chuyên môn dành cho nhân viên công tác xã hội trực thuộc bệnh viện (Phòng Công tác xã hội). Đối tượng thụ hưởng dịch vụ không chỉ bao gồm bệnh nhân và những người chăm sóc; ngoài ra văn phòng này cũng cần hướng đến những người có nhu

cầu tìm hiểu về ung thư và cách phòng chống. Phòng Công tác xã hội là một bộ phận hỗ trợ bệnh nhân và người chăm sóc với chuyên môn riêng trong lĩnh vực Công tác xã hội. Tuy tách rời nhưng Phòng Công tác xã hội có trách nhiệm phối hợp với đội ngũ nhân viên y tế để trợ giúp tòan diện cho bệnh nhân và người chăm sóc. Theo Đề án phát triển nghề công tác xã hội trong lĩnh vực y tế giai đoạn 2011 – 2020 được Bộ Y tế ban hành tháng 7/2011. Mục tiêu của Đề án là đến năm 2015 sẽ xây dựng thí điểm 4 mô hình trong các bệnh viện tuyến trung ương, 6 mô hình trong các bệnh viện tuyến tỉnh. Đến 2020 triển khai tại 80% bệnh viện tuyến trung ương, 60% bệnh viện tuyến tỉnh, 30% bệnh viện tuyến huyện và 40% số xã, phường [2]. Như vậy, phòng Công tác xã hội đã và đang được coi là một bộ phận quan trọng cần có tại các bệnh viện nói chung và Bệnh viện K nói riêng.

Phòng Công tác xã hội có các chức năng chính:

- Can thiệp tâm lý – xã hội cho bệnh nhân và người chăm sóc trong suốt quá trình từ khi nhập viện cho đến lúc kết thúc điều trị. Bao gồm cả hỗ trợ sau khi bệnh nhân qua đời.

- Tìm kiếm, kết nối và điều phối hệ thống các nguồn lực hỗ trợ, bao gồm cả nguồn lực trong và ngoài bệnh viện.

- Thực hiện công tác truyền thông trong cộng đồng về phòng chống bệnh ung thư. - Tham vấn, tư vấn dành cho những người có nhu cầu tìm hiểu về bệnh ung thư và

các cách phòng tránh, ứng phó. - Vận động và biện hộ chính sách.

Khi được thành lập, phòng Công tác xã hội cũng cần thiết lập những quy chế hoạt động cụ thể, giới hạn phạm vi nghề nghiệp, cách thức triển khai công việc, phối hợp với các bộ phận chuyên môn khác trong bệnh viện và quy định về kinh phí hoạt động.

Tập huấn cho các cán bộ kiêm nhiệm

Về mục tiêu phát triển lâu dài, Phòng Công tác xã hội sẽ có chức năng trợ giúp về tâm lý – xã hội cho người bệnh và người chăm sóc. Tuy nhiên, để thực hiện tốt hơn công việc trợ giúp trong thời điểm hiện tại, Bệnh viện cần có những giải

pháp tập huấn cho các nhân viên y tế - những người thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân và người chăm sóc – sơ lược những kiến thức và kỹ năng Công tác xã hội để họ có thể trợ giúp tốt hơn cho đối tượng.

Một số kiến thức trong lĩnh vực Công tác xã hội cần tập huấn bổ sung cho nhân viên y tế bao gồm: Đặc điểm tâm lý – xã hội của bệnh nhân và người chăm sóc; phương pháp và tiến trình trợ giúp; những kỹ thuật và kỹ năng cơ bản trong trợ giúp Công tác xã hội đối với bệnh nhân ung thư và người chăm sóc. Với những kiến thức này, nhân viên y tế kiêm nhiệm sẽ có được định hướng trợ giúp rõ ràng hơn.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhu cầu hỗ trợ của người chăm sóc bệnh nhân ung thư (Nghiên cứu trường hợp tại Bệnh viện K (Trang 99)